2 Bù đắp đa dạng sinh học là những thành quả bảo tồn có thể đo đạc được từ các hành động/biện pháp được thiết kế để bồi hoàn những tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học phát sinh do sự phát triển của dự án và tồn tại ngay cả khi các biện pháp phòng tránh, giảm thiểu và khôi phục phù hợp đã được áp dụng.
3 Những thành quả bảo tồn có thể đo đạc được đối với đa dạng sinh học cần được thể hiện tại chỗ và trên một phạm vi địa lý thích hợp ( ví dụ như địa phương, một khu đất, quốc gia, vùng)
4 Nguyên tắc “tương đương hoặc tốt hơn” để chỉ các bù đắp đa dạng sinh học cần được thiết kế để bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học tương tự đã bị ảnh hưởng của dự án (gọi là bù đắp “bằng hiện vật” - “in-kind” offset). Tuy nhiên, trong một số tình huống cụ thể, các khu vực đa dạng sinh học bị ảnh hưởng của dự án có thể không phải là ưu tiên của quốc gia hay của địa phương, và có những khu vực đa dạng sinh học khác với giá trị tương đương lại cần được ưu tiên hơn để bảo tồn và sử dụng bền vững, và đang có nguy cơ cao hoặc cần phải được bảo vệ hay quản lý hiệu quả ngay. Trong những tình huống đó, nên xem xét các biện pháp bù đắp khác (“out-of-kind” offset) như trao đổi giá cao (khi các mục tiêu bù đắp các đa dạng sinh học đang được ưu tiên hơn so với những đa dạng sinh học bị ảnh hưởng của dự án) mà đối với môi trường sống quan trọng thì cần đáp ứng các yêu cầu ở khoản 17 của Tiêu chuẩn hoạt động này.
Hd8 ví dụ có thể xem Hướng dẫn của IFC về đa dạng sinh học đối với khu vực tư nhân trong các vấn đề đa dạng sinh học đặc trưng cho ngành http://www.ifc.org/ifcext/
sustainability.nsf/Content/BiodiversityGuide_Sectors. Trang web này cũng cung cấp thêm bài học kinh nghiệm và các nghiên cứu tình huống.
thông tin tốt nhất và các thông lệ tốt nhất. Khi một khách hàng đang xem xét xây dựng một biện pháp bù đắp trong chiến lược khắc phục của mình, khách hàng nên mời các chuyên gia độc lập có kiến thức chuyên môn về thiết kế và triển khai các biện pháp bù đắp tham gia vào quá trình này.
Hướng dẫn 24. Khi thiết kế yêu cầu đối với đa dạng sinh học, Tiêu chuẩn hoạt động 6 được hướng dẫn bởi và hỗ trợ việc áp dụng điều luật quốc tế và công ước được áp dụng, bao gồm:
Công ước đa dạng sinh học, 1992 (CBd).
• Công ước bảo tồn các loài sinh vật hoang dã di cư,
• 1979 (Công ước Bonn).
Công ước về Thương mại quốc tế đối với các loài động
• thực vật có nguy cơ tuyệt chủng, 1975 (CITES).
Công ước về vùng ngập nước có tầm quan trọng
• quốc tế, đặc biệt như Môi trường chim nước, 1971 (Công ước Ramsar).
Công ước bảo vệ di sản văn hóa và tự nhiên thế giới,
• 1972 (Công ước di sản thế giới của UNESCO).
Hướng dẫn 25. danh mục tham khảo cung cấp thông tin tóm tắt đối với hướng dẫn phương pháp tích hợp đa dạng sinh học vào quá trình đánh giá tác động và quản lý đa dạng sinh học. Khách hàng nên sử dụng tài liệu tham chiếu trên nếu dự kiến là dự án sẽ tác động tới đa dạng sinh học. Có nhiều tài liệu về chủ đề này, và thông tin tham khảo trên chỉ có tính chất định hướng.
Có nhiều thông tin hướng dẫn phong phú về khu vực và ngànhHd8 và các nghiên cứu tình huống. Có thể tham khảo thêm nguồn của các tạp chí khoa học về đánh giá tác động môi trường.
Hướng dẫn 26. Khoản 9 của Tiêu chuẩn hoạt động 6 có chủ đích cung cấp định nghĩa diện rộng về môi trường sống như đơn vị địa lý (bao gồm khu vực biển và nước ngọt cũng như tuyến đường trên không), đó là định nghĩa khác với định nghĩa cổ điển về môi trường sống (là địa điểm hoặc loại hình khu vực nẩy sinh cơ thể sống hoặc quần thể một cách tự nhiên). Môi trường sống điều chỉnh, tư nhiên hoặc quan trọng đề cập tới giá trị đa dạng sinh học của khu vực được xác định bởi các giống loài, hệ sinh thái và quá trình môi trường.
Hướng dẫn 27. Trên thực tiễn, môi trường sống tự nhiên và điều chỉnh tồn tại một cách tiếp diễn, có thể bao gồm môi trường sống tự nhiên phần lớn chưa bị
đụng chạm, hoang sơ, đến môi trường sống điều chỉnh được quản lý đáng kể. về mặt thực tế, khu vực dự án thường nằm giữa các môi trường sống xen kẽ có mức độ can thiệp về nhân loại học và/hoặc tự nhiên khác nhau. Khách hàng có trách nhiệm điều chỉnh khu vực dự án để phù hợp tối đa với môi trường điều chỉnh và tự nhiên. quá trình xác định trên phải dựa trên mức độ can thiệp do con người gây ra (ví dụ sự hiện diện của các loài xâm lấn, mức ô nhiễm, mức độ phân tách môi trường sống, khả năng sống sót của quần thể các loài sinh vật tồn tại tự nhiên hiện có, mức phù hợp của cơ chế hoạt động và cơ cấu của hệ sinh thái hiện hữu với điều kiện trước đây trong lịch sử, mức độ của sự xuống cấp khác của môi trường sống, v.v…) và giá trị đa dạng sinh học của khu vực (ví dụ các loài và hệ sinh thái có nguy cơ tuyệt chủng, đặc điểm đa dạng sinh học quan trọng về văn hóa, quá trình sinh thái cần để duy trì môi trường quan trọng gần đó). Khi thiết kế môi trường sống điều chỉnh và tự nhiên, khách hàng không nên tập trung vào khu vực dự án một cách tách biệt. Mức độ tác động về mặt nhân loại học phải được xác định trong mối liên quan với quang cảnh mặt đất/mặt biển diện rộng của dự án. Nói cách khác, liệu dự án (hoặc bộ phận dự án) có nằm trong khu vực bị xáo trộn trên nền của quang cảnh phần lớn còn nguyên vẹn? liệu dự án (hoặc bộ phận dự án) có là ốc đảo của môi trường sống tự nhiên nằm giữa quang cảnh bị xáo trộn hoặc quản lý với mức độ đáng kể? liệu dự án có nằm gần khu vực có giá trị đa dạng sinh học lớn (khu vực trú ngụ, tuyến di cư của động vật hoang dã hoặc khu vực được bảo vệ)?
Hoặc liệu dự án có nằm giữa một loạt các môi trường sống điều chỉnh hoặc tự nhiên với mức độ giá trị đa dạng sinh học khác nhau và có tầm quan trọng cần bảo tồn? Khách hàng phải sẵn sàng xác định đặc điểm của khu vực dự án về khía cạnh trên trong quá trình xác định rủi ro và tác động.
Hướng dẫn 28. Môi trường sống tự nhiên và điều chỉnh đều có thể có các giá trị đa dạng sinh học cao để có thể được phân loại là môi trường sống quan trọng. Tiêu chuẩn hoạt động 6 không giới hạn định nghĩa về môi trường sống tự nhiên trong khuôn khổ môi trường sống tự nhiên quan trọng. Khu vực đó cũng có thể là môi trường sống điều chỉnh quan trọng. Mức độ điều chỉnh do con người đem lại đối với môi trường sống không nhất thiết là tiêu chí xác định giá trị đa dạng sinh học hoặc sự hiện diện của môi trường sống quan trọng.
Hướng dẫn 29. Như được nêu trong khoản 10 của Tiêu chuẩn hoạt động 6, sự bồi hoàn đa dạng sinh học chỉ có thể được xem xét sau khi đã “áp dụng biện pháp phòng tránh, giảm thiểu và phục hồi thích hợp”. vì vậy, việc áp dụng biện pháp bồi hoàn đa dạng sinh học không bao giờ
được coi là phương án thay thế cho việc áp dụng tập quán quản lý tốt đối với khu vực dự án thực tế. Chỉ nên áp dụng biện pháp bồi hoàn đa dạng sinh học nếu vẫn còn tác động tồn dư đáng kể sau khi đã đánh giá và áp dụng đầy đủ các biện pháp giảm thiểu theo thứ tự phân cấp.
Hướng dẫn 30. Phương án bồi hoàn đa dạng sinh học có thể là biện pháp quản lý rủi ro đối với chủ đầu tư có dự án gây tác động tới đa dạng sinh học. Nó bao gồm tổ hợp các hoạt động bảo tồn được thỏa thuận hoặc “kết quả bảo tồn có thể đo đếm được” để cho thấy các tổn thất về đa dạng sinh học do dự án tạo ra được bồi hoàn thế nào bởi các lợi ích đa dạng sinh học tương đương. Biện pháp bồi hoàn có thể được triển khai như một dự án hoặc nhiều dự án. Trong mọi trường hợp, khách hàng phải lượng hóa tổn thất và lợi ích tương đương về đa dạng sinh học một cách khả thi. Nếu không thể áp dụng các tiếp cận được lượng hóa, cần có đánh giá của chuyên gia để xác định sự bồi hoàn phù hợp tùy theo đặc điểm và quy mô dự án.
Các hoạt động đem lại lợi ích đa dạng sinh học phải được thiết kế để đem lại kết quả “tại chỗ” lâu dài, thường là trong một hoặc nhiều khu vực bồi hoàn nằm trong cùng khu vực nhưng nhìn chung là bên ngoài ranh giới dự án. Kết quả phải cho thấy không có tổn thất thuần về đa dạng sinh học (hoặc lợi ích thuần trong môi trường sống quan trọng) liên quan tới tác động của dự án và phải vượt trội so với các biện pháp hỗ trợ bảo tồn hiện có. Trong chú thích 3 của Tiêu chuẩn hoạt động 6, thuật ngữ “tại chỗ” được dùng thay thế cho thuật ngữ “cùng địa điểm”. Một cách khác để thể hiện quan điểm trên có thể là “tại hiện trường”. Các thuật ngữ trên có mục đích nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thể hiện kết quả bảo tồn có thể đo đếm được và có thể được áp dụng trong môi trường tự nhiên và với quy mô địa lý thích hợp đối với giá trị đa dạng sinh học cụ thể.
việc tổ chức đào tạo hoặc xây dựng năng lực hoặc tài trợ nghiên cứu ít khi được coi là thể hiện kết quả “tại chỗ”.
Nên lưu ý “cùng địa điểm” không nên được hiểu là trong
“khu vực dự án”, mà nên được hiểu là “trong môi trường tự nhiên” và có quy mô tương ứng về môi trường đối với giá trị đa dạng sinh học được xem xét.
Hướng dẫn 31. Các hoạt động không gây tổn thất thuần/cũng không mang lại lợi ích thuần về mặt bảo tồn đối với dự án phát triển cụ thể bao gồm một hoặc một số hoạt động hỗ trợ sau: (i) hỗ trợ quản lý bảo tồn tích cực, như phục hồi, tăng cường, hoặc kìm hãm sự xuống cấp của các cấu phần đa dạng sinh học tại các địa điểm bồi hoàn thích hợp; (ii) xây dựng hoặc tái tạo hệ sinh thái tương đương về mặt sinh thái và giá trị đa dạng sinh học liên quan, nếu khả thi; (iii) hỗ trợ ngăn ngừa rủi ro để bảo vệ đa dạng sinh học tại chỗ ở khu vực có nguy cơ sắp bị hoặc dự kiến bị tổn thất về đa dạng sinh học (bị gây ra bởi các yếu tố không thuộc về
dự án đang được xem xét). Ngoài ra, nếu có liên quan tới mục đích sử dụng đa dạng sinh học về mặt kinh tế xã hội và văn hóa, quá trình bồi hoàn của đa dạng sinh học có thể bao gồm các gói đền bù đối với Cộng đồng bị ảnh hưởng chịu tác động của dự án phát triển và các hoạt động bồi hoàn. lưu ý là dịch vụ hệ sinh thái được đề cập trong khoản 24 và 25 của Tiêu chuẩn hoạt động 6, và đền bù dịch vụ hệ sinh thái được đề cập trong Tiêu chuẩn hoạt động 5, 7, và 8.
Hướng dẫn 32. Các bước và cấu phần của quá trình thiết kế hoạt động bồi hoàn đa dạng sinh học bao gồm: (i) đảm bảo dự án phát triển tuân thủ tất cả các điều luật, quy định và chính sách được áp dụng đối với bồi hoàn đa dạng sinh học; (ii) xây dựng quá trình hiệu quả để Cộng đồng bị ảnh hưởng tham gia thiết kế và triển khai bồi hoàn đa dạng sinh học; (iii) miêu tả quy mô và tác động dự kiến của dự án đối với đa dạng sinh học, áp dụng và lưu hồ sơ về các bước được tiến hành theo thứ tự ưu tiên của các biện pháp giảm nhẹ nhằm hạn chế các tác động trên, trong khi tính đến các nguồn có thể gây bất ổn khác nhau (ví dụ kết quả phục hồi) và sử dụng biện pháp đo lường thận trọng để bảo vệ đa dạng sinh học và tính toán tác động tồn dư; (iv) xác định cơ hội thích hợp trong bối cảnh cảnh quan mặt đất/mặt biển (địa điểm bồi hoàn, hoạt động và cơ chế tiềm năng) để đạt được lợi ích đa dạng sinh học “có giá trị tương đương hoặc tốt hơn” để bù đắp tổn thất do dự án tạo ra;
(v) đo đếm (sử dụng cùng biện pháp đo lường được dùng để tính tổn thất) hoặc, tùy theo đặc điểm và quy mô dự án áp dụng cách tiếp cận bán - lượng hóa kết hợp với ý kiến chuyên gia để chứng minh là lợi ích đa dạng sinh học cần thiết không có kết quả đem lại tổn thất thuần/lợi ích thuần, và lựa chọn địa điểm và hoạt động được ưu tiên để đạt được lợi ích trên; và (vi) đưa hoạt động và địa điểm bồi hoàn cụ thể vào trong kế hoạch quản lý bồi hoàn đa dạng sịnh học để hướng dẫn quá trình triển khai. Thiết kế các hoạt động bồi hoàn đa dạng sinh học có chất lượng tốt phải tuân thủ các tập quán được quốc tế công nhận, ví dụ Nguyên tắc bồi hoàn đa dạng sinh họcHd9 do Chương trình doanh nghiệp và bồi hoàn đa dạng sinh học xây dựng (BBOP). BBOP và các tổ chức khác có xuất bản các bộ tài liệu hướng dẫn thiết kế và triển khai bồi hoàn đa dạng sinh học.
Hướng dẫn 33. Cấu phần quan trọng của quá trình triển khai bồi hoàn đa dạng sinh học thành công và đảm bảo kết quả bảo tồn lâu dài bao gồm: xác định vai trò và trách nhiệm của tất cả các bên liên quan; hoàn thành thủ tục pháp lý để tiếp nhận khu vực bồi hoàn đa dạng sinh học; xây dựng kế hoạch bồi hoàn đa dạng sinh học hoàn chỉnh; thiết lập cơ chế tài chính phù hợp, ví dụ
Hd9 Xem http://bbop.forest-trends.org/guidelines/principles.pdf .
như quỹ tín thác bảo tồn hoặc phương án không dùng quỹ để đảm bảo dòng tài chính đầy đủ và bền vững cho hoạt động bồi hoàn và đảm bảo đạt được mọi lợi ích cần thiết; và xây dựng hệ thống giám sát, đánh giá và quản lý có tính thích nghi để triển khai hoạt động bảo tồn cần thiết cho bồi hoàn.
Hướng dẫn 34. Tùy theo đặc điểm và quy mô của dự án, khách hàng nên cân nhắc thêm các cơ hội cải thiện môi trường sống và bảo tồn đa dạng sinh học trong các hoạt động của mình. Trong khi lợi ích thuần của đa dạng sinh học là yêu cầu của môi trường sống quan trọng (xem khoản 18 của Tiêu chuẩn hoạt động 6), khách hàng nên có nỗ lực triển khai biện pháp bổ sung đối với môi trường sống điều chỉnh và môi trường sống tự nhiên; ví dụ trong môi trường sống điều chỉnh, phục hồi giá trị đa dạng sinh học liên quan hoặc các biện pháp cải thiện môi trường sống khác, như loại bỏ các loài xâm lấn. Đối với môi trường sống tự nhiên, có thể lấy ví dụ về việc phát triển khuôn khổ chiến lược với các doanh nghiệp khách và/hoặc với chính phủ thông qua việc thiết kế các biện pháp giảm nhẹ. Khách hàng cũng có thể lựa chọn phương án kêu gọi tài trợ từ các nhà tài trợ thứ ba để cơ quan chính phủ liên quan hoặc đối tác trong chương trình nghiên cứu cùng với trường đại học địa phương tiến hành công tác quy hoạch đất đai theo cách thức thích hợp và tổng thể. Các sáng kiến trên phải được xây dựng với sự hợp tác của chuyên gia
có thẩm quyền. Khách hàng phát triển dự án trong mọi môi trường sống được khuyến khích chứng minh họ có ý định và sẵn sàng trở thành người cầm lái tốt trong môi trường của họ thông qua cách thức tiếp cận trên và thông qua các sáng kiến khác.
Hướng dẫn 35. Một số lĩnh vực nhất định, đáng kể nhất là nông và lâm nghiệp, nên tham chiếu Giá trị bảo tồn cao (High Conservation value - HCv) để xác định giá trị bảo tồn của vùng đất hoặc đơn vị quản lý. Mạng lưới nguồn HCv là một tổ chức được quốc tế công nhận, bao gồm các tổ chức phi chính phủ về môi trường và xã hội, cơ quan phát triển, cơ quan kiểm định, bên cung cấp và tiêu thụ sản phẩm gỗ tròn và sản phẩm lâm nghiệp, và các nhà quản lý rừng cung cấp thông tin và thúc đẩy áp dụng ngày càng rộng HCv để đảm bảo cách tiếp cận nhất quán. Mạng lưới công nhận sáu loại HCv dựa trên đa dạng sinh học và dịch vụ môi trường. vì giá trị đa dạng sinh học nội tại của khu vực và giá trị con người (hoặc giá trị nhân loại học) về khía cạnh dịch vụ hệ sinh thái được đề cập riêng trong Tiêu chuẩn hoạt động 6 nên các lĩnh vực của HCv không tương ứng trực tiếp với định nghĩa của Tiêu chuẩn hoạt động 6 về môi trường sống điều chỉnh, tự nhiên hoặc quan trọng. Tuy nhiên để thuận tiện, mỗi loại HCv được miêu tả dưới đây với mức độ hướng dẫn tương ứng gần nhất với Tiêu chuẩn hoạt động 6:
loại giá trị bảo tồn cao và Tiêu chuẩn hoạt động 6
•
Loại HCV
HCv 1: Khu vực tập trung giá trị đa dạng sinh học đáng kể có quy mô toàn cầu, khu vực hoặc quốc gia HCV 1.1: Khu vực bảo vệ
HCV 1.2: Các loài hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng hoặc nguy cơ tuyệt chủng cao
HCV 1.4: Tập trung các loài theo mùa vụ
HCv 2: Khu vực có quang cảnh có quy mô đáng kể toàn cầu, khu vực hoặc quốc gia có các phần lớn hoặc toàn bộ quần thể các loài xuất hiện tự nhiên tồn tại với sự mô hình phân bố và mật độ tự nhiên.
HCv3: Khu vực nằm trong hoặc bao gồm hệ sinh thái hiếm có nguy cơ tuyệt chủng hoặc nguy cơ tuyệt chủng cao HCv 4: Khu vực cung cấp dịch vụ hệ sinh thái cơ bản trong hoàn cảnh quan trọng
HCV 4.1: Khu vực quan trọng đối với quá trình hứng nước HCV 4.2: Khu vực quan trọng đối với quản lý xói mòn HCV 4.3: Khu vực là rào cản quan trọng để ngăn cháy
Tiêu chuẩn hoạt động
Trong phần lớn các trường hợp là khu vực quan trọng.
Xem thêm hướng dẫn trong khoản Hướng dẫn 55 – Hướng dẫn 112.
Môi trường sống tự nhiên, và có thể là môi trường sống quan trọng nếu khu vực có giá trị đa dạng sinh học cao như được xác định trong khoản 16 của Tiêu chuẩn hoạt động 6.
Môi trường sống quan trọng
dịch vụ hệ sinh thái ưu tiên như được xác định trong khoản 24 của Tiêu chuẩn hoạt động 6. Xem thêm hướng dẫn trong khoản Hướng dẫn 126 - Hướng dẫn 142.