Hd25 lưu ý là “khu vực” cũng có thể là cảnh quan mặt đất/mặt biển hoặc đơn vị địa lý nhậy cảm khác trong đất nước hoặc trong môi trường sống ven biển hoặc ngoài khơi.
Hd26 Định nghĩa được nêu trong chú thích 24 của Hướng dẫn này.
Hd27 Holland, R. a, darwall, W. R. T. và Smith, K. G. (Nghiên cứu). ưu tiên bảo tồn đối với đa dạng sinh học nước ngọt: xác định và thử nghiệm phương thức tiếp cận đối với khu vực đa dạng sinh học then chốt đối với lục địa châu Phi.
Hd28 Cây cỏ quốc tế. 2004. Xác định và bảo vệ khu vực cây quan trọng nhất trên thế giới. Salisbury, anh.
góp bất thường cho việc thu hút thêm các loài từ nơi khác (đặc biệt quan trọng đối với loài sinh vật biển).
Hướng dẫn 87. Khách hàng phải xác định địa điểm dự án có nằm trong môi trường sống lớp 1 hoặc lớp 2 liên quan tới Tiêu chí 3.
Hướng dẫn 88. Hạng mục lớp 1 của Tiêu chí 3 được định nghĩa như sau:
Môi trường duy trì, trên cơ sở chu kỳ hoặc thường
• xuyên khác, ≥ 95 phần trăm tổng số lượng của loài di cư hoặc loài tập trung có số lượng lớn trên toàn cầu tại bất kỳ thời điểm nào của chu kỳ sống của loài đó, trong đó môi trường sống có thể được coi là đơn vị quản lý dành riêng cho loài đó.
Hướng dẫn 89. Hạng mục lớp 2 của Tiêu chí 3 được định nghĩa như sau:
Môi trường duy trì, trên cơ sở chu kỳ hoặc thường
• xuyên khác, ≥ 1 phần trăm nhưng < 95 phần trăm tổng số lượng của loài di cư hoặc loài tập trung có số lượng lớn trên toàn cầu tại bất kỳ thời điểm nào
của chu kỳ sống của loài đó, trong đó môi trường sống có thể được coi là đơn vị quản lý dành riêng cho loài đó, nếu có dữ liệu đầy đủ và/hoặc dựa trên phán quyết của chuyên gia.
Đối với loài chim, là môi trường đáp ứng Tiêu chuẩn
• a4 của tổ chức Cuộc sống loài chim quốc tế về sự tập trung và/hoặc Tiêu chí 5 hoặc 6 của Ramsar về Xác định vùng nước có tầm quan trọng quốc tế.Hd29, Hd30 Đối với loài có sự phân bổ lớn nhưng kết thành
• từng khối, giới hạn tạm thời được đặt ra ở mức ≥ 5 phần trăm của tổng số lượng toàn cầu đối với loài trên cạn và dưới nước.
Địa điểm nguồn đóng góp ≥ 1 phần trăm số lượng
• toàn cầu các loài được thu hút.
Giới hạn lượng hóaHd31 đối với lớp 1 và 2 của Tiêu chí 1 đến 3 của môi trường sống quan trọng.
Tiêu chí
Có nguy cơ tuyệt chủng cao (CR)/Có nguy cơ tuyệt chủng (EN)
loài đặc hữu/có phạm vi giới hạn
Lớp 1
(a) Môi trường cần thiết để duy trì ≥ 10 phần trăm của tổng số lượng loài/phân loài CR hoặc EN tại các nơi được biết có loài đó, có sự hiện diện thường xuyên của loài đó và trong trường hợp môi trường sống được coi là đơn vị quản lý dành riêng cho loài đó.
Môi trường sống được biết có sự xuất hiện thường xuyên của loài CR hoặc EN, nếu môi trường sống đó là một trong số 10, hoặc ít hơn 10, khu vực quản lý dành riêng cho loài đó trên toàn cầu.
Môi trường sống được biết là duy trì ≥ 95 phần trăm của tổng số lượng toàn cầu của loài đặc hữu hoặc có phạm vi giới hạn, trong đó môi trường sống có thể được coi là đơn vị quản lý dành riêng cho loài đó (ví dụ đặc hữu của khu vực duy nhất).
Lớp 2
(c)Môi trường sống duy trì sự xuất hiện thường xuyên của cá thể đơn lẻ của loài CR và/hoặc môi trường có sự tập trung quan trọng cho khu vực của loài EN trong danh sách đỏ, trong đó môi trường sống có thể được coi là đơn vị quản lý dành riêng cho loài/phân loài đó.
Môi trường sống có tầm quan trọng đáng kể đối với loài CR hoặc EN được phân bổ rộng rãi và/hoặc nếu sự phân bổ của loài chưa được hiểu rõ và nếu tổn thất đối với môi trường sống có tiềm năng tác động tới sự tồn tại lâu dài của loài đó.
Môi trường sống được biết là duy trì ≥ 1 phần trăm nhưng < 95 phần trăm tổng số lượng của loài đặc hữu hoặc có phạm vi giới hạn, trong đó môi trường sống có thể được coi là đơn vị quản lý dành riêng cho loài đó, nếu có dữ liệu và/hoặc dựa trên sự phán quyết của chuyên gia.
Hd29 Xem tiêu chí toàn cầu IBa http://www.birdlife.org/datazone/info/ibacriteria
Hd30 Xem http://www.ramsar.org/cda/en/ramsar-about-faqs-what-are-criteria/main/
ramsar/1-36-37%5E7726_4000_0__
Hd31 Giới hạn trên dựa trên giới hạn về số lượng được tiêu chuẩn hóa toàn cầu của IUCN như Hướng dẫn tập quán tốt nhất đối với khu vực bảo vệ. Xem langhammer, P. F. và những người khác, 2007. Xác định và nghiên cứu dữ liệu thiếu hụt về khu vực đa dạng sinh học then chốt: Mục tiêu đối với hệ thống khu vực bảo vệ toàn diện.
loạt tài liệu Hướng dẫn về tập quán tốt nhất đối với khu vực bảo vệ số 15. IUCN, Gland, Thụy sỹ.
loài di cư/tập trung có số
lượng lớn Môi trường sống được biết là duy trì, trên cơ sở chu kỳ hoặc thường xuyên khác, ≥ 95 phần trăm tổng số lượng toàn cầu của loài di cư hoặc loài tập trung có số lượng lớn tại bất kỳ thời điểm nào của chu kỳ sống của loài đó, trong đó môi trường sống có thể được coi là đơn vị quản lý dành riêng cho loài đó.
Môi trường sống được biết là duy trì ≥ 1 phần trăm nhưng < 95 phần trăm tổng số lượng của loài di cư hoặc loài tập trung có số lượng lớn tại bất kỳ thời điểm nào của chu kỳ sống của loài đó, trong đó môi trường sống có thể được coi là đơn vị quản lý dành riêng cho loài đó, nếu có dữ liệu và/hoặc dựa trên sự phán quyết của chuyên gia.
Đối với loài chim, môi trường sống Tiêu chuẩn a4 của tổ chức Cuộc sống loài chim quốc tế về sự tập trung và/hoặc Tiêu chí 5 hoặc 6 của Ramsar về Xác định vùng nước có tầm quan trọng quốc tế.
Đối với loài có sự phân bổ lớn nhưng kết thành khối, giới hạn tạm thời được đặt ra ở mức ≥ 5 phần trăm tổng số lượng toàn cầu đối với loài trên cạn và dưới nước.
Địa điểm nguồn đóng góp ≥ 1 phần trăm số lượng toàn cầu các loài được thu hút.
Tiêu chí 4: Hệ sinh thái bị đe dọa ở mức cao và/hoặc độc đáo
Hướng dẫn 90. Hệ sinh thái bị đe dọa ở mức cao hoặc độc đáo là hệ sinh thái (i) chịu rủi ro bị giảm đáng kể về diện tích hoặc chất lượng; (ii) có không gian nhỏ; và/
hoặc (iii) có sự tập hợp độc đáo của loài, bao gồm sự tập hợp hoặc tập trung của các loài bị giới hạn về sinh trắc. Khu vực được xác định là không thể thay thế được hoặc có tầm quan trọng có mức ưu tiên/tầm quan trọng cao dựa trên kỹ thuật kế hoạch bảo tồn có hệ thống trên quy mô cảnh quan và/hoặc quy mô khu vực của các cơ quan chính phủ, viện nghiên cứu khoa học được công nhận và/hoặc các tổ chức có năng lực khác (bao gồm NGO được quốc tế công nhận) hoặc các tổ chức được công nhận như vậy trong kế hoạch khu vực hoặc quốc gia hiện có, như NBSaP, thì sẽ được công nhận là môi trường sống quan trọng theo Tiêu chí 4. ví dụ về môi trường sống độc đáo có thể là hệ sinh thái xuất hiện với số lượng rất hạn chế trong khu vực, ví dụ như rừng cây họ dầu hai cánh duy nhất ở vùng đất thấp. ví dụ về hệ sinh thái bị đe dọa ở mức cao có thể là hệ sinh thái đang bị tổn thất diện tích hằng năm ở mức cao.
Hướng dẫn 91. Hệ sinh thái bị đe dọa ở mức cao hoặc độc đáo được định nghĩa bởi sự kết hợp của một số yếu tố xác đinh tầm quan trọng đối với việc bảo tồn. việc xếp hạng ưu tiên đối với hệ sinh thái hiếm gặp và bị đe dọa đòi hỏi phải có các yếu tố tương tự như đối với danh
sách đỏ của các loài có nguy cơ tuyệt chủng của IUCN.
Các yếu tố xếp hạng ưu tiên của hệ sinh thái bao gồm xu hướng dài hạn, độ hiếm gặp, điều kiện môi trường và mức độ bị đe dọa. Tất cả các giá trị trên đóng góp cho đa dạng sinh học và giá trị bảo tồn tương đối của hệ sinh thái cụ thể. ủy ban quản lý hệ sinh thái của IUCN đang dẫn đầu về sáng kiến tập hợp các tiêu chí và hạng mục đối với các hệ sinh thái bị đe dọa.Hd32, Hd33
Hướng dẫn 92. Đối với việc triển khai bảo tồn ở quy mô khu vực, các hệ sinh thái được phân hạng và lập bản đồ với tỷ lệ cụ thể, tập trung vào cơ cấu và thành phần cây xanh, mức độ che phủ mặt đất, và yếu tố vô sinh then chốt. dữ liệu được dùng để lập bản đồ quy mô khu vực như vậy thường bao gồm bản đồ cây xanh và sử dụng đất, và các yếu tố chủ đạo khác của môi trường như khí hậu, thủy văn, hóa địa chất và vị trí cảnh quan (cao độ và hướng).
Hướng dẫn 93. Để áp dụng được tiêu chí này, khách hàng phải tiến hành nghiên cứu tài liệu kỹ lưỡng và tham vấn các tổ chức bảo tồn có tên tuổi hoặc các cơ quan liên quan khác trong lĩnh vực quan tâm để đảm bảo hình thành bản đồ hệ sinh thái tiêu chuẩn hóa đối
Hd32 Xem thêm http://www.iucn.org/about/union/commissions/cem/cem_work/
tg_red_list/
Hd33 Xem Rodgriguez, J. P. và những người khác, 2011. Thiết lập tiêu chí danh sách đỏ đối với hệ sinh thái bị đe dọa, sinh học bảo tồn 25 (1): 21-29, và Rodriguez, J. P.
và những người khác. 2007. Đánh giá rủi ro tuyệt chủng trong trường hợp thiếu dữ liệu cấp độ loài: tiêu chí lượng hóa đối với hệ sinh thái mặt đất. Đa dạng sinh học và bảo tồn 16 (1): 183-209.
với khu vực có bao gồm địa điểm dự án. Nếu chưa lập được bản đồ hệ sinh thái khu vực của vùng được quan tâm, và/hoặc tùy theo đặc điểm và quy mô của dự án, khách hàng cũng có thể sử dụng ý kiến chuyên gia để xác định tính độc đáo và/hoặc độ hiếm gặp của hệ sinh thái đang được xem xét trên quy mô quốc gia, khu vực và/hoặc quốc tế.
Tiêu chí 5: Quá trình tiến hóa then chốt
Hướng dẫn 94. Các yếu tố kết cấu của khu vực, như địa trắc, địa lý, chất đất, nhiệt độ và cây xanh và sự kết hợp của các yếu tố biến thiên trên có thể ảnh hưởng tới quá trình tiến hóa của hình thái các loài và đặc điểm môi trường của khu vực. Trong một số trường hợp, đặc điểm không gian độc đáo hoặc khu biệt của cảnh quan có liên quan tới quần thể và tiểu quần thể của cây cỏ và loài vật độc đáo về di truyền. Đặc điểm vật lý hoặc không gian được miêu tả là yếu tố thay thế hoặc chất xúc tác không gian đối với quá trình tiến hóa và môi trường, và các đặc điểm trên thường liên quan tới sự đa dạng hóa của các loài. việc duy trì các quá trình tiến hóa then chốt trên với tư cách là thuộc tính đặc hữu của cảnh quan và các loài phụ thuộc (hoặc tiểu quần thể các loài) đã trở thành tâm điểm chính của công tác bảo tồn đa dạng sinh học trong những thập niên qua, đặc biệt là bảo tồn đa dạng di truyền. việc bảo tồn đa dạng di truyền trong cảnh quan, các quá trình chi phối sự hình thành các loài, cũng như đa dạng di truyền bên trong các loài sẽ đảm bảo tính linh hoạt về tiến hóa của hệ thống, đó là điều đặc biệt quan trọng trong môi trường khí hậu thay đổi nhanh chóng.
Hướng dẫn 95. vì vậy tiêu chí này được định nghĩa bởi:
(i) đặc điểm vật lý của cảnh quan có thể liên quan tới quá trình tiến hóa cụ thể; và/hoặc (ii) tiểu quần thể của loài riêng biệt về chủng loại và hình thái di truyền và có thể có ý nghĩa bảo tồn đặc biệt vì lịch sử tiến hóa riêng biệt. Yếu tố sau bao gồm các đơn vị có giá trị về tiến hóa (ESU)Hd34 và các loài tiến hóa đặc biệt và loài có nguy cơ tuyệt chủng toàn cầu (EdGE).Hd35
Hướng dẫn 96. với mục đích minh họa, một số ví dụ về đặc điểm không gian liên quan tới quá trình tiến hóa bao gồm:
Khu vực biệt lập (ví dụ đảo, đỉnh núi, hồ) liên
• quan tới các quần thể riêng biệt về chủng loại.
Khu vực có mức đặc hữu cao thường bao gồm
• động vật và/hoặc thực vật có lịch sử tiến hóa độc đáo (lưu ý trùng lắp với Tiêu chí 2, các loài đặc
hữu và có phạm vi giới hạn).
Cảnh quan có tính không đồng nhất cao về không
• gian là yếu tố thúc đẩy sự hình thành loài khi các loài được chọn lọc tự nhiên dựa trên khả năng thích nghi và đa dạng hóa.
Cấp độ môi trường, còn được biết đến là đới
• chuyển tiếp sinh thái, cung cấp môi trường sống chuyển tiếp liên quan tới quá trình hình thành loài và sự đa dạng cao về giống loài và di truyền.
Phân cách thổ nhưỡng là sụ liền kể cụ thể của các
• loại đất (ví dụ vết lộ uốn khúc, trữ lượng đá vôi và thạch cao) đã chi phối sự hình thành quần thể cây xanh độc đáo về mặt hiếm gặp và đặc hữu.
Mối liên kết giữa các môi trường sống (ví dụ hành
• lang sinh học) đảm bảo sự di cư và dòng di truyền của các loài, đó là điều đặc biệt quan trọng đối với môi trường sống phân đoạn và bảo tồn quần thể quần thể biến tính. Điều này cũng bao gồm hành lang sinh học cắt ngang các cấp độ về độ cao và khí hậu và từ “đỉnh núi tới bờ biển”.
Địa điểm chứng minh tầm quan trọng đối với khả
• năng thích nghi với thay đổi khí hậu của loài hoặc hệ sinh thái cũng được bao gồm trong Tiêu chí này.
Hướng dẫn 97. Tầm quan trọng của các yếu tố kết cấu trong cảnh quan có khả năng ảnh hưởng tới quá trình tiến hóa sẽ được xác định trên cơ sở từng trường hợp, và việc xác định môi trường sống theo Tiêu chí này phụ thuộc phần lớn vào kiến thức khoa học. Trong phần lớn các trường hợp, tiêu chí này sẽ được áp dụng trong các khu vực đã được điều tra trước đó và được biết hoặc phỏng đoán là có liên quan tới quá trình tiến hóa độc đáo. Tuy có các phương pháp đo lường và xếp mức ưu tiên các quá trình tiến hóa trong cảnh quan, thường các phương pháp này vượt ra ngoài sự mong đợi hợp lý của các nghiên cứu do khu vực tư nhân tiến hành. Tuy nhiên, tối thiểu thì khách hàng cũng phải nhận thức được về những yếu tố hình hành “quá trình tiến hóa then chốt” (là đặc điểm cảnh quan và/hoặc tiểu quần thể của loài có lịch sử tiến hóa độc đáo) để khía cạnh này được bao gồm trong quá trình đánh giá thông qua việc nghiên cứu tài liệu, và được bổ sung bởi đánh giá thực địa nếu cần thiết.
Ở những môi trường sống quan trọng, khách hàng sẽ không triển khai hoạt động dự án, trừ phi tất cả các điều kiện sau đây được thỏa mãn:
Không có biện pháp thay thế khả thi nào trong
• vùng để có thể phát triển dự án ở môi trường sống điều chỉnh hay tự nhiên mà không phải môi trường sống quan trọng;
dự án không đem lại những tác động tiêu cực có
•
Hd34 Theo định nghĩa của Crandall, K.a. và những người khác. 2000. Đánh giá quá trình tiến hóa trong sinh học bảo tồn. TREE 15(7): 290-295.
Hd35 Theo định nghĩa của Hội động vật học london (ZSl). http://www.edgeofexist- ence.org/index.php.
thể đo đạc được đến các giá trị đa dạng sinh học của môi trường sống quan trọng và đến các quá trình sinh thái hỗ trợ các giá trị đa dạng sinh học này;12 dự án không dẫn đến tổn thất tịnh về số lượng
• 13
toàn cầu, và/hoặc quốc gia/vùng của các loài bị đe dọa hoặc có nguy cơ tuyệt chủng trong một khoảng thời gian nhất định hợp lý;14
Một chương trình theo dõi và đánh giá toàn diện
• và lâu dài về đa dạng sinh học, được thiết kế hợp lý đã được lồng ghép vào chương trình quản lý của khách hàng.
Trong những trường hợp khách hàng có thể đáp
• ứng những yêu cầu ở khoản 17, chiến lược khắc phục của dự án sẽ được mô tả trong Kế hoạch hành động đa dạng sinh học và sẽ được thiết kế để đạt được lợi ích tịnh15 về các giá trị đa dạng sinh học của môi trường sống quan trọng.
Trong những trường hợp các biện pháp bù đắp
• được đưa vào chiến lươc khắc phục, khách hàng cần thể hiện được thông qua đánh giá những tác động còn lại của của dự án đến đa dạng sinh học sẽ được khắc phục hợp lý và phù hợp với yêu cầu của khoản 17.
Quy định đối với khách hàng liên quan tới môi trường sống quan trọng
Hướng dẫn 98. Điểm đầu tiên của khoản 17 nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cố gắng tránh né môi trường sống quan trọng như biện pháp đầu tiên khi tuân thủ thứ tự ưu tiên giảm nhẹ. Đó là yêu cầu đối với mọi dự án được đề xuất trong môi trường sống quan trọng mà không phụ thuộc vào quy mô dấu ấn của dự án.
Hướng dẫn 99. Hình thức cụ thể của các biện pháp cho phép đạt được mục tiêu của khoản 17 Tiêu chuẩn hoạt động 6 và chiến lược quản lý cần thiết để triển khai được các biện pháp như vậy về dài hạn phụ thuộc vào từng dự án. việc lựa chọn biện pháp giảm nhẹ nên tính đến các nguy cơ hiện có đối với giá trị đa dạng sinh học
nằm ngoài dự án (ví dụ săn bắn động vật rừng cây bụi, xâm lấn nông nghiệp, chăn thả súc vật không bền vững, các loài xâm lấn, thu hoạch quá mức, thay đổi khí hậu, v.v…). Xem thêm khoản Hướng dẫn 14.
Hướng dẫn 100. Để đưa ra quyết định, có nhiều yếu tố liên quan tới năng lực của khách hàng đáp ứng quy định của khoản 17 – 19 Tiêu chuẩn hoạt động 6. quan trọng nhất là:
Tính không thể thay thế được và dễ bị tổn thương
• tương đối của giá trị đa dạng sinh học (xem khoản Hướng dẫn 13);
Chất lượng công tác đánh giá đa dạng sinh học và/
• hoặc đánh giá môi trường sống quan trọng;
loại hình dự án;
• Năng lực quản lý, tính cam kết và lưu hồ sơ của
• khách hàng, bao gồm cả tính toàn diện của ESMS của dự án;
Tính toàn diện của chiến lược giảm nhẹ của khách
• hàng và cân nhắc sự bồi hoàn đa dạng sinh học;
Mức độ tin tưởng vào công tác dự đoán và đảm
• bảo kết quả của các biện pháp trong thứ tự ưu tiên của các biện pháp giảm nhẹ;
Thời điểm của các biện pháp trong bối cảnh có
• mức rủi ro và bất ổn cao;
Thiện chí của khách hàng để có sự tham gia của
• chuyên gia, tư vấn bên ngoài và/hoặc có hội đồng khoa học khác;
Thiện chí của khách hàng thiết lập quan hệ hợp
• tác chiến lược hiệu quả, dài hạn với chính phủ, viện khoa học và cơ quan nghiên cứu, Cộng đồng bị ảnh hưởng và/hoặc NGO bảo tồn được quốc tế công nhận;
Năng lực của chính phủ sở tại; và
• Mức độ bất ổn về thông tin.
•
Hướng dẫn 101. Điểm thứ hai của khoản 17 được áp dụng cho mọi giá trị đa dạng sinh học và đòi hỏi không có tác động tiêu cực được lượng hóa nào”. Có các định nghĩa sau:
Lượng hóa được:
• được đo đếm bằng chương trình
giám sát đa dạng sinh học được lượng hóa hoặc bán lượng hóa trong suốt vòng đời dự án.
Tác động tiêu cực:
• tác động trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan tới dự án làm thay đổi môi trường sống một cách không thể đảo ngược và làm giảm đáng kể khả năng duy trì giá trị đa dạng sinh học và quá trình sinh thái được xác định của môi trường sống quan trọng.
Quá trình sinh thái:
• quá trình lý sinh (chế độ thủy văn, chế độ khí hậu khu vực, hóa học đất/
12 Giá trị đa dạng sinh học và các quy trình sinh thái hỗ trợ chúng được xác định theo phạm vi liên quan.
13 Tổn thất tịnh là tổn thất một hay một số cá thể có tác động lên khả năng tồn tại của loài trên phạm vi toàn cầu, và/hoặc vùng/quốc gia cho nhiều thế hệ trong một khoảng thời gian dài nhất định. Mức độ của tổn thất (toàn cầu, và/hoặc vùng/quốc gia) được quyết định dựa trên sự phân loại của loài trong sách đỏ của IUCN (toàn cầu) và/hoặc các danh sách của vùng/quốc gia. Đối với những loài được liệt kê trong sách đỏ của IUCN và danh sách của vùng/quốc gia, tổn thất tịnh sẽ dựa vào dân số của quốc gia/vùng.
14 Khung thời gian mà khách hàng cần chứng minh không làm giảm “tịnh” các loài sinh vật bị đe dọa hoặc có nguy cơ tuyệt chủng được xác định theo từng trường hợp cụ thể với sự tư vấn của chuyên gia độc lập.
15 lợi ích “tịnh” là những thành quả bảo tồn có được cho các giá trị đa dạng sinh học của môi trường sống quan trọng. lợi ích tịnh thường đạt được nhờ vào các biện pháp bù đắp đa dạng sinh học và/hoặc chẳng hạn khi khách hàng đáp ứng các yêu cầu ở khoản 17 của Tiêu chuẩn hoạt động này mà không cần các biện pháp bù đắp đa dạng sinh học, khách hàng nên đạt được lợi ích tịnh nhờ việc triển khai chương trình tại chỗ để cải thiện môi trường sống và bảo tồn đa dạng sinh học.