Hướng dẫn 8. Khoản 6 - 8 liên quan tới tính đầy đủ của quá trình xác định rủi ro và tác động một khi đã
xác định được là Tiêu chuẩn hoạt động 6 được áp dụng cho dự án cụ thể. quá trình xác định rủi ro và tác động có thể được thực hiện với hình thức Đánh giá tác động môi trường và xã hội (ESIa) và nên được tiếp diễn như một phần của Hệ thống quản lý môi trường và xã hội (ESMS). Phạm vi của việc đánh giá phụ thuộc vào đặc điểm và quy mô của dự án và tính nhậy cảm về yếu tố đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái. Đối với đa dạng sinh học, khách hàng phải tham chiếu hướng dẫn và các tài liệu tham chiếu liên quan khác về đánh giá và quản lý đa dạng sinh học, trong đó có một số tài liệu được nhắc tới trong danh mục tham khảo. Đối với dịch vụ hệ sinh thái, khách hàng phải tham chiếu khoản Hướng dẫn126 - Hướng dẫn142 với hướng dẫn về đánh giá dịch vụ hệ sinh thái và miêu tả trong quá trình Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái (ESR).
Hướng dẫn 9. Như một phần của ESIa, nghiên cứu kỳ gốc phải được tiến hành đối với các yếu tố đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái. Nghiên cứu kỳ gốc phải bao gồm sự kết hợp của nghiên cứu tài liệu, sự tham gia và tham vấn của các bên liên quan, điều tra hiện trường và các đánh giá liên quan khác. Phạm vi của nghiên cứu yếu tố kỳ gốc phụ thuộc vào đặc điểm và quy mô của dự án.
Đối với các địa điểm có tiềm năng tác động đáng kể đối với môi trường sinh sống và dịch vụ hệ sinh thái thiên nhiên quan trọng, nghiên cứu yếu tố kỳ gốc phải bao gồm điều tra hiện trường trong nhiều mùa vụ và được tiến hành bởi chuyên gia có thẩm quyền và chuyên gia bên ngoài nếu cần. Điều tra/đánh giá hiện trường phải được tiến hành mới đây, số liệu thu thập phải được lấy từ địa điểm thực tế của cơ sở vật chất của dự án, bao gồm cơ sở vật chất liên quan, và từ khu vực ảnh hưởng của dự án.
Hướng dẫn 10. Nghiên cứu kỳ gốc phải lấy thông tin qua nghiên cứu tài liệu và nghiên cứu ban đầu ở văn phòng. Phạm vi nghiên cứu tài liệu phụ thuộc vào tính nhậy cảm của các yếu tố đa dạng sinh học liên quan tới khu vực ảnh hưởng của dự án và dịch vụ hệ sinh thái có thể bị ảnh hưởng. Nghiên cứu tài liệu có thể bao gồm một loạt nguồn như tạp chí chuyên ngành, đánh giá khu vực, tài liệu quy hoạch quốc gia hoặc khu vực (ví dụ Chiến lược đa dạng sinh học quốc gia và Kế hoạch hành động (NBSaP) và Kế hoạch hành động đa dạng sinh học địa phương (lBaP)), các đánh giá và nghiên cứu hiện có của khu vực dự án và khu vực ảnh hưởng của dự án, dữ liệu trên mạng như thông tin được cung cấp trong danh mục đỏ về các loài có nguy cơ tuyệt chủng của Hiệp hội quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (IUCN), chương trình ưu tiên bảo vệ thắng cảnh, bao gồm cả đánh giá kế hoạch bảo tồn và kế hoạch bảo tồn, và luận văn thạc sỹ/tiến sỹ, và các tài liệu khác.
Hướng dẫn 11. Tùy theo đặc điểm và quy mô của dự án, dữ liệu về không gian và bản đồ về thắng cảnh có thể là một phần của quá trình nghiên cứu tài liệu và nghiên cứu sơ bộ ở văn phòng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các dự án có địa điểm trong môi trường sinh sống thiên nhiên và môi trường sinh sống quan trọng. Điều này bao gồm việc phân loại đất đai và bản đồ sử dụng đất đai, hình ảnh chụp từ vệ tinh hoặc máy bay, chủng loại cây xanh và bản đồ môi trường sinh thái, bản đồ địa trắc và thủy văn như lưu vực và khu vực giao nhau của các lưu vực. Một loạt các nỗ lực lập bản đồ môi sinh khu vực đã được hoàn thành hoặc đang được tiến hành bởi các cơ quan hàn lâm hoặc chính phủ, tổ chức liên chính phủ, và tổ chức phi chính phủ (NGO) (ví dụ Chương trình môi trường của liên hợp quốc thuộc Trung tâm bảo tồn thế giới (UNEP-WCMC); Giám sát dữ liệu đại dương;Hd4 Đánh giá tài nguyên rừng của Tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hợp quốc (FaO); Tổ chức bảo tồn thiên nhiên; NatureServe (Bản đồ môi sinh trên đất liền của Nam Mỹ); Tổ chức giám sát rừng thế giới; Tổ chức Bảo tồn quốc tế; Birdlife International (Tổ chức quốc tế về bảo vệ các loài chim); Công cụ đánh giá đa dạng sinh học tích hợp (IBTa); Hiệp hội quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (IUCN); Nhóm quan sát trái đất (GEO) của Hệ thống toàn cầu của các hệ thống quan sát trái đất (GEOSS); v.v…). Thông tin này có thể được dùng trực tiếp cho ESIa và các đánh giá liên quan về tính nguyên vẹn của cảnh quan, phân tích về phát trển và quản lý tài nguyên, đánh giá dịch vụ hệ sinh thái, và báo cáo và dự đoán xu hướng môi trường.
Hướng dẫn 12. Sự tham gia và tham vấn của các bên liên quan là một trong các biện pháp chính để hiểu rõ tác động đối với đa dạng sinh học và xác định phản ứng đối phù hợp với các tác động trên. ESIa hoặc các đánh giá đa dạng sinh học/dịch vụ hệ sinh thái liên quan tiếp theo khác phải tính đến các giá trị khác nhau liên quan tới đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái của Cộng đồng bị ảnh hưởng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các dự án có thể ảnh hưởng tới dịch vụ hệ sinh thái liên quan tới Người dân bản địa.Hd5 Đối với dịch vụ hệ sinh thái, quá trình này sẽ là một phần của ESR và được miêu tả trong khoản Hướng dẫn135 - Hướng dẫn142. Đối với đa dạng sinh học, khách hàng nên tính đến các giá trị khác nhau liên quan tới các yếu tố đa dạng sinh học cụ thể của các bên địa phương, quốc gia và quốc tế liên quan. quan điểm đối với đa dạng sinh học có thể khác nhau tùy theo bên liên quan và sẽ khác nhau tùy theo khu vực. Nên lưu ý là đối với môi trường sinh sống quan trọng, các giá trị đa dạng sinh học tối thiểu phải
được xem xét được nêu trong khoản 16 của Tiêu chuẩn hoạt động 6. Các bên liên quan phải được tham vấn bao gồm Cộng đồng bị ảnh hưởng, quan chức chính phủ, cơ quan hàn lâm và nghiên cứu, chuyên gia bên ngoài được công nhận đối với các yếu tố đa dạng sinh học liên quan, và các tổ chức bảo tồn phi chính phủ quốc gia và quốc tế nếu phù hợp. Tổng hợp lại, nghiên cứu tài liệu, sự tham gia và tham vẫn của các bên liên quan và điều tra/đánh giá hiện trường phải hình thành danh mục chính của “giá trị đa dạng sinh học”, dạnh mục này sẽ là cơ sở cho đánh giá tác động và định nghĩa biện pháp giảm nhẹ và quản lý.
Điều tương tự được áp dụng đối với các dịch vụ hệ sinh thái, mặc dù ESR sẽ là nguồn thông tin chính.
Hướng dẫn 13. Đối với một số dự án, có thể có nhiều giá trị đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái liên quan tới địa điểm dự án, và khách hàng có thể hưởng lợi từ việc ưu tiên cho những đặc điểm trên. Đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái có thể được ưu tiên theo hai hướng: (i) dựa trên một số lựa chọn về mặt không gian còn lại ở những nơi có thể bảo tồn (là giới hạn về không gian hoặc tính chất không thể thay thế được của đặc điểm trên); và (ii) dựa trên thời gian còn lại cho việc bảo tồn trước khi đặc điểm đó bị mất đi (là sự hạn chế tạm thời bị gây ra bởi mối đe dọa đối với đặc điểm liên quan, điều này là cơ sở giải thích cho khả năng dễ bị tổn thương của đặc điểm đó). Khái niệm trên có thể được áp dụng cho cả đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái. ví dụ hồ linh thiêng có thể có tầm quan trọng độc nhất đối với cộng đồng địa phương, một khu rừng có thể cung cấp loại chất liệu sợi hoặc cây thuốc mà nơi khác không thể tìm thấy, một dẫy đồi của vùng đất có thể điều tiết lũ lụt hiệu quả, một loài sinh vật có thể đặc trưng cho một vùng đất duy nhất hoặc hệ sinh thái có thể là duy nhất trong khu vực cảnh quan. Các yếu tố đó đều là giá trị đa dạng sinh học/
dịch vụ hệ sinh thái giới hạn về không gian, và hầu như không thể thay thế được trong cảnh quan. Khái niệm về mối đe dọa hoặc khả năng dễ bị tổn thương cũng được áp dụng tương tự: khả năng một số loài sinh vật có thể bị mất đi trong khoảng thời gian nhất định được lượng hóa bởi danh mục các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng như dạnh mục của IUCN, tốc độ tổn thất của dịch vụ hệ sinh thái như khả năng thụ phấn hoặc điều tiết lũ, và sự xói mòn tiếp diễn của vùng đất có giá trị văn hóa của Người dân bản địa bởi việc di cư đến vùng đất - đó đều là các ví dụ về sự hạn chế thời gian hoặc mối đe dọa. Tầm quan trọng của sự bảo tồn đối với đặc điểm đó như một phần của hoạt động dự án có thể được xác định bởi hiện trạng của hai khía cạnh sau của đặc điểm đó: tính chất không thể thay thế được trong cảnh quan vùng đất/vùng biển và khả năng dễ bị tổn thương nếu để tồn tại ở vùng đất đó.
Hd4 Công cụ lập bản đồ của UNEP-WCMC đối với khu vực được bảo vệ được nêu trong khoản Hd114 và thông tin bổ sung được nêu trong danh mục tham khảo.
Hd5 Xem Tiêu chuẩn hoạt động 7 và Hướng dẫn 7 về quy định đối với Người dân bản địa.
Hướng dẫn 14. Khoản 6 liệt kê một loạt mối đe dọa đối với đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái mà khách hàng nên cân nhắc như một phần của ESIa và ESMS.
Các mối đe dọa khác cũng nên được cân nhắc tùy theo hoàn cảnh khu vực/địa phương. Khách hàng nên liệt kê chính xác các mối đe dọa, bao gồm các mối đe dọa ở cấp độ khu vực liên quan tới khu vực dự án và khu vực ảnh hưởng của dự án. Khách hàng nên miêu tả các mối đe dọa đã có trước dự án và khả năng của dự án làm trầm trọng thêm các mối đe dọa này. Nên phân tích các mối đe dọa để cung cấp thông tin cho quá trình đánh giá tác động. ví dụ nếu việc săn bắn trong rừng hoặc khai thác gỗ trái phép đang diễn ra thì liệu việc dự án cải thiện khả năng tiếp cận có làm gia tăng sự việc trên không?
Hướng dẫn 15. ESIa phải nêu rõ tác động trực tiếp, gián tiếp và tồn dư của dự án đối với người dân, các loài sinh vật và hệ sinh thái và dịch vụ hệ sinh thái được xác định trong nghiên cứu kỳ gốc. Tác động trực tiếp có thể bao gồm tổn thất đối với môi trường sinh sống và nhiễu loạn (âm thanh, ánh sáng, đất đai hoặc giao thông đường thủy), phát thải khí và chất lỏng, sự biến đổi về thủy văn bề mặt và hình thái đất đai, tác động bên rìa và khoảng trống giữa rừng, tổn thất về việc cung cấp dịch vụ hệ sinh thái hoặc khả năng tiếp cận dịch vụ trên, xuống cấp của dịch vụ quản lý, văn hóa và hỗ trợ của hệ sinh thái, v.v… Tác động gián tiếp có thể bao gồm việc du nhập và phân tán một cách vô tình các loài sinh vật thôn tính, khả năng tiếp cận của bên thứ ba do dự án đem lại, di cư đến và tác động liên quan đối với việc sử dụng tài nguyên. Phải xác định biện pháp giảm nhẹ và quản lý để giải quyết các tác động được xác định là tiêu cực đối với đa dạng sinh học hoặc dịch vụ hệ sinh thái. Tác động tồn dư là tác động đáng kể liên quan tới dự án có thể còn tiếp diễn sau khi đã áp dụng các biện pháp giảm nhẹ (phòng tránh, kiểm soát quản lý, làm dịu, phục hồi, v.v…). Trong các môi trường sinh sống quan trọng, mọi tác động tồn dư đáng kể phải được làm giảm nhẹ bằng việc bồi hoàn đa dạng sinh học. Nên lưu ý là để xác định một cách đáng tin cậy tác động tồn dư đối với đa dạng sinh học, phải tính đến việc các biện pháp giảm nhẹ chưa chắc đã đem lại được kết quả.
Điều này đặc biệt liên quan tới quá trình phục hồi và khả năng của khách hàng đảm bảo sự phục hồi đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái một cách phù hợp. Nếu sự không chắc chắn trên là đáng kể, khách hàng nên có cách tiếp cận thận trọng khi xác định mức độ tác động tồn dư. Đối với tác động tích lũy, khách hàng có trách nhiệm giải quyết các tác động trên theo khoản 8 của Tiêu chuẩn hoạt động 1 và Hướng dẫn đi kèm.
Hướng dẫn 16. Khách hàng phải thực hiện đầy đủ thứ tự ưu tiên giảm nhẹ như được định nghĩa trong Mục
tiêu của Tiêu chuẩn hoạt động 1 và được miêu tả kỹ hơn trong khoản 7 của Tiêu chuẩn hoạt động 6 và khoản này (Hướng dẫn 16). Tiêu chuẩn hoạt động 6 nhấn mạnh tới việc phòng tránh tác động đối với đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái. Điều này được phản ánh trong câu đầu tiên của khoản 7. Phòng tránh tác động đôi khi là biện pháp duy nhất để ngăn ngừa tổn thất không thay thế được đối với đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái liên quan; nhấn mạnh việc phòng tránh trong thứ tự ưu tiên giảm nhẹ nên tương ứng với mức độ không thể thay thế được và khả năng dễ bị tổn thương của đa dạng sinh học/dịch vụ hệ sinh thái như được miêu tả trong khoản Hướng dẫn13. Để thực hiện thứ tự ưu tiên giảm nhẹ theo Tiêu chuẩn hoạt động 6, phải sử dụng kết quả của quá trình đánh giá hạ tầng cơ sở của dự án và cảnh quan hiện tại trong quá trình xác định, sàng lọc và thiết kế phương án thay thế như một hình thức phòng tránh. Các phương án thay thế có thể được thực hiện dưới hình thức các phương án khác nhau để bố trí cơ sở vật chất của dự án, giải pháp thiết kế và quy trình sản xuất và tập quán xây dựng thay thế, lựa chọn địa điểm khác hoặc định tuyến cơ sở vật chất tuyến tính, và lựa chọn các nhà cung cấp thay thế thông qua quá trình sàng lọc để xác định những nhà cung cấp có hệ thống quản lý rủi ro môi trường/xã hội phù hợp. Thứ hai, sau khi đã lựa chọn được phương án ưu tiên, có thể giảm thiểu tác động bằng cách cải tiến hệ thống tiêu thoát, phương pháp xây dựng đường (ví dụ để giảm bụi và tiếng ồn), mô hình phát quang cây xanh, lựa chọn cách xử lý ô nhiễm khác nhau, thực hiện các biện pháp quản lý xói mòn và lắng đọng, xây dựng tuyến đường đi qua cho động vật hoang dã (ví dụ mương hoặc cầu trong trường hợp dự án tuyến tính) và phương án bố trí hạ tầng cơ sở. Các biện pháp giảm nhẹ được đề cập kỹ hơn trong khoản Hướng dẫn 46 đối với môi trường sinh sống tự nhiên. Thứ ba, nếu có sự ảnh hưởng tới đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái, có thể có các biện pháp giải quyết dưới hình thức khôi phụcHd6 và phục hồi.Hd7 Điều này có thể bao gồm việc khôi phục cây xanh (quản lý xói mòn và hỗ trợ sự tái sinh tự nhiên của hệ sinh thái); phục hồi hình thái môi trường sống ban đầu (nếu biết được hoặc có thể xây dựng được kỹ thuật phù hợp); và phục hồi dịch vụ cơ bản của hệ sinh thái, như hỗ trợ dòng chảy bằng nước thu hồi được từ các hoạt động khai thác mỏ. Biện pháp giảm nhẹ phải
Hd6 Khôi phục được định nghĩa là ổn định địa hình, đảm bảo an toàn công cộng, cải thiện về cảm quan, và hoàn trả đất đai về tình trạng mà theo hoàn cảnh địa phương được coi là sử dụng được một cách có ích. Xanh hóa có thể bao gồm việc khôi phục một loài duy nhất hoặc một số loài. Khôi phục được dùng tương đương với thuật ngữ
“cải tạo” trong Hướng dẫn này.
Hd7 Phục hồi được định nghĩa là quá trình hỗ trợ sự hồi phục của hệ sinh thái mà trước đó bị suy thoái, tổn hại, hoặc tổn thất. Hệ sinh thái được coi là đã hồi phục khi đã có đủ nguồn tài nguyên sinh vật và vô sinh để tiến tục phát triển mà không cần tiếp tục hỗ trợ hoặc trợ cấp. Hệ sinh thái phải tự tồn tại về cơ cấu và chức năng, cho thấy có khả năng kháng sức ép và nhiễu loạn môi trường thông thường, và giao thoa với các hệ sinh thái tiếp giáp về các loài sinh vật và vô sinh và giao lưu về văn hóa.