Hướng dẫn 62. Pháp luật và quy định của chính phủ sở tại có thể quy định trách nhiệm đối với việc quản lý các vấn đề Người dân bản địa và hạn chế vai trò và trách nhiệm của khu vực tư nhân liên quan tới quản lý tác động tiêu cực tới Cộng động bị ảnh hưởng của Người dân bản địa. Hơn nữa, pháp luật và quy định của
chính phủ sở tại có thể không nhất quán với yêu cầu của Tiêu chuẩn hoạt động 7, và như vậy hạn chế quy mô của khách hàng trong việc áp dụng các quá trình cần thiết và đạt được kết quả dự kiến theo Tiêu chuẩn hoạt động.
Trong trường hợp như vậy, khách hàng phải tìm cách tuân thủ các quy định và cố gắng đạt được mục tiêu của Tiêu chuẩn hoạt động 7 mà không mâu thuẫn với luật pháp được áp dụng. Khách hàng phải đề xuất vai trò tích cực trong việc chuẩn bị, thực hiện và giám sát các quá trình và phải điều phối cùng với cơ quan chính phủ liên quan về các khía cạnh của quá trình mà khách hàng hoặc cơ quan khác như tư vấn hoặc CSO có thể thực hiện hiệu quả hơn.
Hướng dẫn 63. Trong một số điều kiện nhất định, dự án của khách hàng có thể được cơ quan chính phủ hoặc cơ quan quyền lực khác cung cấp khu vực không có người ở và không bị trở ngại bởi bất kỳ đòi hỏi nào. Nếu cần phải giải phóng hoặc chuẩn bị mặt bằng để chuẩn bị cho dự án, nhưng không cần phải làm ngay trước khi thực hiện dự án, khách hàng nên quyết định xem quá trình tiếp nhận đất đai và tái định cư cần thiết có được thực hiện theo cách thức phù hợp với quy định của Tiêu chuẩn hoạt động này không (và nếu thích hợp thì của Tiêu chuẩn hoạt động 5) và nếu không thì có biện pháp điều chỉnh khả thi nào có thể giải quyết vấn đề. Trong trường hợp đó, phải cân nhắc các yếu tố sau: (i) thời gian kéo dài từ lúc lấy đất tới lúc thực hiện dự án; (ii) việc tiếp nhận đất đai và tái định cư được thực hiện theo luật pháp, quá trình và thông qua các hoạt động nào; (iii) số lượng người bị ảnh hưởng và mức độ tác động của việc tiếp nhận đất đai; (iv) quan hệ giữa bên khơi mào việc tiếp nhận đất và khách hàng; và (v) hiện trạng và vị trí của những người bị ảnh hưởng.
Hướng dẫn 64. Nếu luật pháp hoặc chính sách quốc gia không quy định quy trình đền bù, khách hàng nên xây dựng phương pháp xác định mức đền bù phù hợp và thực hiện việc đền bù với Cộng đồng bị ảnh hưởng của Người dân bản địa.
Hướng dẫn 65. Nếu cơ quan có trách nhiệm cho phép khách hàng tham gia việc giám sát tiếp diễn đối với những người bị ảnh hưởng, khách hàng nên thiết kế và thực hiện chương trình giám sát và đặc biệt chú ý đến những người nghèo và dễ bị tổn thương để theo dõi mức sống của họ và hiệu quả của việc đền bù, hỗ trợ tái định cư, và phục hồi sinh kế. Khách hàng và cơ quan có trách nhiệm nên thỏa thuận về phân bổ trách nhiệm đối với việc kiểm toán sau khi kết thúc và các hoạt động điều chỉnh.
Phụ lục A
Kế hoạch Người dân bản địa (IPP)
IPP được chuẩn bị với tinh thần mềm dẻo và thực tế, và mức độ chi tiết phụ thuộc vào dự án cụ thể và đặc điểm của hiệu quả cần giải quyết. Nói chung và nếu thích hợp, IPP nên bao gồm các yếu tố sau:
Thông tin kỳ gốc (trong quá trình đánh giá rủi ro
• và tác động môi trường và xã hội)
Tổng kết thông tin kỳ gốc liên quan để có hồ sơ
• về Cộng đồng bị ảnh hưởng, hoàn cảnh và sinh kế của họ, có miêu tả và lượng hóa tài nguyên thiên nhiên được Người dân bản địa sử dụng.
Kết quả chính: Nghiên cứu tác động, rủi ro và cơ
• hội (trong quá trình đánh giá rủi ro và tác động môi trường và xã hội)
Tổng kết kết quả chính, phân tích tác động, rủi ro
• và cơ hội và đề xuất biện pháp khả thi để giảm nhẹ tác động tiêu cực, nâng cao hiệu quả tác động tích cực, bảo toàn và quản lý cơ sở tài nguyên thiên nhiên của họ một cách bền vững, và đạt được sự phát triển cộng đồng bền vững.
Kết quả tham vấn (trong quá trình đánh giá rủi ro
• và tác động môi trường và xã hội) và sự tham gia trong tương lai
Miêu tả quá trình công bố thông tin, tham vấn
• và sự tham gia trên cơ sở được thông tin đầy đủ, và nếu thích hợp thì miêu tả quá trình FPIC, bao gồm cả GFN và các thỏa thuận được lưu hồ sơ với Cộng đồng bị ảnh hưởng của Người dân bản địa, và cách thức giải quyết các vấn đề được nêu.
Khuôn khổ tham vấn đối với sự tham gia trong tương lai phải miêu tả rõ ràng quá trình tham vấn đang tiếp diễn với và bởi Người dân bản địa (bao gồm cả nữ và nam) trong quá trình thực hiện và vận hành dự án.
Phòng tránh, giảm thiểu và giảm nhẹ tác động tiêu
• cực và nâng cao hiệu quả tác động tích cực Miêu tả rõ ràng biện pháp được thỏa thuận trong
• quá trình công bố thông tin, tham vấn và tham gia trên cơ sở được thông tin đầy đủ nhằm phòng tránh, giảm thiểu và giảm nhẹ tác động tiêu cực tiềm năng tới Người dân bản địa, và nâng cao hiệu quả tác động tích cực. Nên bao gồm thời gian hoạt động thích hợp với chi tiết miêu tả các biện pháp sẽ được áp dụng, trách nhiệm và thời gian biểu được thỏa thuận và thực hiện (ai, thế nào, ở đâu và khi nào sẽ thực hiện) (tham chiếu Tiêu chuẩn hoạt động 1 và Hướng dẫn 1 để thêm chi tiết về
nội dung Kế hoạch hành động). Nếu khả thi, nên ưu tiên biện pháp phòng và ngừa hơn biện pháp giảm nhẹ hoặc đền bù.
Yếu tố quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa trên cộng đồng
Nếu thích hợp, nên tập trung vào các biện pháp đảm bảo tiếp tục hoạt động sinh kế để cộng đồng tiếp tục tồn tại và duy trì các tập quán truyền thống và văn hóa của họ. Sinh kế có thể bao gồm việc chăn thả, săn bắn, hái lượm, hoặc đánh bắt cá thủ công. Yếu tố này quy định rõ về việc bảo tồn, quản lý và sử dụng một cách bền vững tài nguyên thiên nhiên mà Cộng đồng bị ảnh hưởng sử dụng và bảo tồn, quản lý và sử dụng khu vực địa lý riêng biệt cùng với môi trường sinh sống xung quanh.
Biện pháp tăng cường cơ hội
Miêu tả rõ ràng về các biện pháp hỗ trợ Người dân bản địa tận dụng cơ hội do dự án đem lại, và bảo tồn và quản lý một cách bền vững việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên độc đáo mà họ sử dụng. Cơ hội trên phải phù hợp về mặt văn hóa.
Cơ chế khiếu nại
Miêu tả quy trình thích hợp để giải quyết khiếu nại của Cộng đồng bị ảnh hưởng của Người dân bản địa liên quan tới việc thực hiện và vận hành dự án. Khi thiết kế cơ chế khiếu nại, khách hàng nên tính đến cơ chế phán xử pháp lý và giải quyết tranh chấp theo phong tục của Người dân bản địa. Cộng đồng bị ảnh hưởng (cả nữ và nam) phải được thông báo về quyền hạn của họ và khả năng xử lý hoặc bồi thường hành chính và pháp lý; và sự hỗ trợ về pháp lý mà họ có thể sử dụng trong quá trình tham vấn và tham gia trên cơ sở được thông tin đầy đủ.
Cơ chế khiếu nại nên tạo cơ hội giải quyết khiếu nại một cách công bằng, minh bạch và đúng lúc mà không mất chi phí, và nếu cần thì phải có điều khoản riêng cho phụ nữ, giới trẻ và người cao tuổi, và cho các nhóm dễ bị tổn thương khác trong cộng đồng được khiếu nại.
Chi phí, ngân sách, thời gian biểu, trách nhiệm tổ chức Bao gồm thông tin tổng kết thích hợp về chi phí thực hiện, ngân sách và trách nhiệm tài chính, thời gian chi
tiêu và trách nhiệm tổ chức trong việc quản lý và lãnh đạo quỹ và chi phí của dự án.
Giám sát, đánh giá và báo cáo
Miêu tả cơ chế giám sát, đánh giá và báo cáo (bao gồm trách nhiệm, tần suất, quá trình thông tin trở lại và biện
pháp điều chỉnh). Cơ chế giám sát và đánh giá nên bao gồm thỏa thuận về việc công bố thông tin, tham vấn và tham gia trên cơ sở được thông tin đầy đủ đang diễn ra với Cộng đồng bị ảnh hưởng của Người dân bản địa (cả nữ và nam) và thỏa thuận về thực hiện và tài trợ cho mọi hoạt động điều chỉnh được xác định trong quá trình xác định.
Tài liệu tham khảo
Các yêu cầu đặt ra trong tiêu chuẩn hoạt động liên quan đến các công ước và hướng dẫn quốc tế trong tài liệu tham khảo này.
Sáu Công ước của liên Hợp quốc liên quan đến người dân bản địa
Sau đây là danh sách của công ước liên Hợp quốc có liên quan đến các vấn đề của người dân bản địa.
• Công ước chống tra tấn và đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo và hèn hạ.
• Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ
• Công ước về Quyền trẻ em
• Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị
• Công Ước Quốc Tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội, và văn hóa
• Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc
Đường dẫn của sáu công ước của liên Hợp quốc có sẵn tại trang web http://www2.ohchr.org/english/law. Tình trạng phê chuẩn của mỗi quy ước theo quốc gia hiện có sẵn tại trang web http://
treaties.un.org/Pages/Treaties.aspx?id=4&subid=a&lang=en.
Hiệp ước, Tuyên bố và hướng dẫn
IlO (Tổ chức lao động quốc tế). Năm 1989. “Công ước liên quan đến người dân tộc thiểu số và Bộ lạc ở các nước độc lập”. IlO, Geneva. http://www.ilo.org/ilolex/cgi-lex/convde.
pl?C169
Ban thư ký của Công ước Đa dạng Sinh học. 1992. “Công ước Đa dạng sinh học.” 1992. Ban Thư ký Công ước Đa dạng sinh học, Montreal. http://www.cbd.int. Trang web của Công ước này cung cấp thông tin về các hội nghị, danh sách các quốc gia ký kết và các chuyên gia về đa dạng sinh học, và cung cấp thông tin hữu ích khác.
Năm 2002. “Hướng dẫn Bonn về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ công bằng lợi ích phát sinh từ việc sử dụng các nguồn gen.”
Ban thư ký Công ước Đa dạng sinh học, Montreal. www.cbd.
int / doc / publications/cbd-Bonn-gdls-en.pdf. Tài liệu hướng
dẫn về việc thiết lập các biện pháp luật pháp, hành chính, hoặc chính sách về tiếp cận và chia sẻ lợi ích và về khi đàm phán các hợp đồng thỏa thuận cho việc tiếp cận và chia sẻ lợi ích.
Năm 2004: “Hướng dẫn akwé: Kon.” Ban Thư ký CBd, Mon- treal. http://www.biodiv.org/doc/publications/akwe-brochure- en.pdf. Tài liệu cung cấp hướng dẫn để thực hiện đánh giá tác động môi trường văn hóa và xã hội liên quan đến sự phát triển được đề xuất, hoặc có thể có ảnh hưởng đến tính thiêng liêng trên các vùng đất và vùng nước truyền thống được sử dụng bởi các cộng đồng bản địa hoặc địa phương.
2011a. “ Nghị định thư Nagoya (quyết định COP 10 X / 1) Tiếp cận nguồn gen và sự Công bằng và chia sẻ lợi ích phát sinh từ việc áp dụng Công ước Đa dạng Sinh học” CBd, New York. http://www.cbd.int/abs/. Thỏa thuận quốc tế nhằm mục đích chia sẻ lợi ích phát sinh từ việc sử dụng các nguồn gen một cách công bằng. Khi có hiệu lực, Thỏa thuận sẽ thay thế Hướng dẫn Bonn.
2011b. “ quy tắc ứng xử đạo đức Tkarihwaié:ri để đảm bảo tôn trọng các di sản văn hóa và trí tuệ của cộng đồng bản địa và địa phương” Ban Thư ký CBd, Montreal. http://www.cbd.int/
decision/cop/?id=12308. là một trong những quyết định COP Nagoya 10, quy tắc cung cấp các hướng dẫn về làm việc với các cộng đồng địa phương và bản địa với sự tôn trọng sự hiểu biết và nguồn thông tin truyền thống mà họ sử dụng.
liên hợp quốc. Năm 2007. “ Tuyên bố của liên Hợp quốc về quyền của người dân bản địa”, liên Hiệp quốc, Geneva. http://
www.un.org/esa/socdev/unpfii/en/declaration.html.
Ngân hàng Thế giới. Năm 2005. “Người dân bản địa.” Chính sách Hoạt động số 4.10, Ngân hàng Thế giới, Washington, dC. http://go.worldbank.org/TE769PdWN0. Chính sách này nhấn mạnh sự cần thiết đối với khách hàng vay và nhân viên Ngân hàng Thế giới nhằm xác định người dân bản địa, tư vấn và tham khảo ý kiến với họ, và đảm bảo rằng họ tham gia và hưởng lợi từ các hoạt động do Ngân hàng tài trợ và phù hợp với văn hóa địa phương. Chính sách cũng nhằm mục đích đảm bảo tránh ảnh hưởng xấu đến người dân bản địa, hoặc khi không tránh được ảnh hưởng xấu, thì các ảnh hưởng xấu phải được giảm thiểu hoặc giảm nhẹ.
Các Hướng dẫn
ICMM (Hội đồng quốc tế về Khai thác mỏ và Kim loại). Năm 2010. Hướng dẫn thực tiễn: Người dân bản địa và khai thác mỏ. ICMM: london. http://www.icmm.com/library/indig- enouspeoplesguide.
IFC (Công ty Tài chính quốc tế). 2001a. Sổ tay cho việc chuẩn bị kế hoạch hành động tái định cư. http://www.ifc.org/ifcext/
sustainability.nsf/Content/Publications_Handbook_RaP.
Cuốn sổ tay 100 trang này cung cấp hướng dẫn chi tiết về quy trình lập kế hoạch tái định cư và bao gồm các công cụ thiết thực như danh sách kiểm tra thực hiện, điều tra mẫu, và các khuôn khổ giám sát.
2001b. “Đầu tư trong người dân: duy trì Cộng đồng bền vững thông qua việc cải thiện thực hành kinh doanh.” IFC, Washing- ton, dC. http://www.ifc.org/ifcext/sustainability.nsf/Content/
Publications_Handbook_InvestinginPeople. Tài liệu là nguồn hướng dẫn cho việc thiết lập các chương trình phát triển cộng đồng hiệu quả.
Năm 2003. “Xác định yếu tố xã hội trong các dự án khu vực tư nhân” . Ghi chú thực tiễn số 3, IFC, Washington, dC.
http://www.ifc.org/ifcext/sustainability.nsf/Content/Publica- tions_GPN_Socialdimensions. Ghi chú này hướng dẫn học viên thực hiện đánh giá tác động xã hội ở cấp dự án cho các dự án do IFC tài trợ.
Năm 2007. Công ước IlO số 169 và lĩnh vực tư nhân: Hỏi và đáp cho khách hàng của IFC. IFC, Washington, dC. http://
www.ifc.org/ifcext/sustainability.nsf/Content/Publications_
Handbook_IlO169. Mục đích của ghi chú là hướng dẫn thiết thực cho khách hàng IFC hoạt động ở các nước đã phê chuẩn Công ước 169 về người dân địa phương và Bộ lạc.
Năm 2007. Cam kết của các bên liên quan: Sổ tay hướng dẫn thực tiễn cho các công ty kinh doanh tại thị trường mới nổi.
Washington, dC: IFC. http://www.ifc.org/ifcext/sustainabil- ity.nsf/Content/Publications_Handbook_StakeholderEngage- ment. Cuốn sách đưa ra cách tiếp cận và các hình thức mới để ràng buộc với các cộng đồng địa phương bị ảnh hưởng.
Năm 2009. dự án và người dân: sổ tay xác định các dự án gây ra sự nhập cư. Washington, dC: IFC. http://www.ifc.org/ifcext/
sustainability.nsf/Content/Publications_Handbook_Inmigra- tion. Cuốn sách là nguồn hướng dẫn khám phá bản chất của dự án gây ra sự nhập cư và tác động tiềm tàng của nó đối với cộng đồng sở tại, bao gồm cả người dân bản địa.
IlO (Tổ chức lao động quốc tế). Năm 1989. “Công ước IlO về người dân bản địa và Bộ lạc (số 169).” IlO, Geneva http://
www.ilo.org/indigenous/Resources/Guidelinesandmanuals/
lang--en/docName--WCMS_088485/index.htm. Tài liệu cung cấp các định nghĩa và hướng dẫn hữu ích về Công ước IlO số 169 về người dân bản địa và Bộ lạc.
IlO (Tổ chức lao động quốc tế) và ủy ban châu Phi về con người và nhân dân (aCHPR). Năm 2009. “ Báo cáo Tổng quát dự án Nghiên cứu của Tổ chức lao động quốc tế và ủy ban châu Phi về quyền con người và nhân dân trong việc bảo vệ Hiến pháp và luật pháp của quyền của người dân bản địa trong 24 nước châu Phi”. Geneva: IlO. http://www.ilo.org/
indigenous/Resources/Publications/lang--en/docName-- WCMS_115929/index.htm.
liên hợp quốc. Năm 2008. Nguồn về các vấn đề của người dân bản địa” liên Hợp quốc, New York. http://www.un.org/esa/
socdev/unpfii/documents/resource_kit_indigenous_2008.pdf.
UNIFEM (Thể chế liên hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền của phụ nữ). Năm 2004. “Tổng quan: Bảo vệ quyền và sự tham gia của phụ nữ bản địa “ Tài liệu Thực tế UNIFEM, UNIFEM, New York. http://www.unifem.org/materials/fact_
sheets.php?StoryId=288.
Tập đoàn Phát triển liên Hợp quốc. Năm 2008. Hướng dẫn về các vấn đề người dân bản địa. liên Hiệp quốc Geneva.
http://www.ohchr.org/documents/Publications/UNdG_
training_16EN.pdf.
Sự phát triển của sự đồng thuận tự do và được thông báo trước lehr, amy K. và Gare a. Smith. Năm 2010. Thực thi chính sách đồng thuận tự do, và được thông báo trước: lợi ích và thách thức. Boston: Foley Hoag. http://www.foleyhoag.com/News- Center/publications/ebook/Implementing_Informed_Con- sent_Policy.aspx.
quỹ Motoc, antoanella-Iulia và Tebtebba. Năm 2004. “Biên bản làm việc Sơ bộ về Nguyên tắc đồng thuận tự do, và được thông báo trước của người dân bản địa trong quan hệ phát triển ảnh hưởng đến đất đai và tài nguyên của họ.” E/CN.4/Sub.2/aC.4/2004/4, văn phòng Cao ủy lHq về Nhân quyền, Geneva. htm”http://www2.
ohchr.org/english/issues/indigenous/docs/documents22.htm.
Sohn, Jonathan, ấn phẩm Năm 2007. “Phát triển mà không có xung đột: Trường hợp kinh doanh có sự đồng thuận của cộng đồng.” viện Tài nguyên Thế giới, Washington, dC. http://www.
wri.org/publication/development-without-conflict.