Trường hợp dự án đề xuất sử dụng các nguồn tài nguyên kiến thức, sáng kiến, hay thông lệ của các cộng

Một phần của tài liệu tiêu chuẩn hoạt động môi trường và xã hội (Trang 236 - 244)

7 ví dụ gồm có, không giới hạn ở, việc thương mại hóa kiến thức dược truyền thống hay những kỹ thuật truyền thống, linh thiêng để chế biến cây cỏ, các sản phẩm từ sợi và các kim loại khác.

quyền của mình theo quy định của pháp luật quốc gia, (ii) phạm vi và tính chất của sự phát triển thương mại dự kiến, và (iii) các hậu quả tiềm năng của việc phát triển như vậy. Các khách hàng sẽ không tiến hành thương mại hóa, trừ khi: (i) thực hiện một quy trình đàm phán toàn diện ICP như đã được mô tả trong Tiêu chuẩn hoạt động 1 và cần tiến hành đàm phán thiện chí để có kết quả được ghi nhận đầy đủ; và (ii) thực hiện chia sẻ công bằng và bình đẳng lợi ích từ việc thương mại hóa các kiến thức, đổi mới, hoặc sinh hoạt thực tiễn đó, phù hợp với phong tục và truyền thống của họ.

Hướng dẫn 28. Trong khuôn khổ Tiêu chuẩn hoạt động 8, di sản văn hóa phi vật thể đề cập tới tài nguyên, kiến thức, sáng tạo và/hoặc tập quán văn hóa của cộng đồng địa phương hình thành nên lối sống truyền thống.

Khu vực di sản văn hóa phi vật thể và sự phát triển mặt thương mại hiện nay đang được quốc tế thảo luận, và đang dần hình thành các tiêu chuẩn quốc tế. Trường hợp ngoại lệ là khi sử dụng về mặt thương mại tài nguyên nguồn gen xuất phát từ kiến thức truyền thống của cộng đồng truyền thống như được đề cấp đến trong Công ước về đa dạng sinh học. Hướng dẫn Bonn và Hướng dẫn akwé: Kon được ban hành trong khuôn khổ Công ước về đa dạng sinh học cung cấp hướng dẫn bổ ích trong lĩnh vực này. Nghị định thư Nagoya về tiếp cận tài nguyên nguồn gen và việc chia sẻ công bằng và bình đẳng các quyền lợi có từ việc sử dụng tài nguyên trên sẽ có hiệu lực sau khi năm mươi quốc gia trở thành bên ký kết. Sau khi Nghị định thư được chuyển hóa thành luật lệ và quy định quốc gia của nước ký kết thì các dự án sử dụng tài nguyên nguồn gen sẽ phải có sự đồng ý trên cơ sở được thông tin đầy đủ từ trước.

Hướng dẫn 29. ví dụ về sự phát triển thương mại bao gồm thương mại hóa kiến thức y học truyền thống hoặc các kỹ thuật linh thiêng hoặc truyền thống về việc chế biến cây cỏ, sản phẩm từ sợi, hoặc kim loại.

Tiêu chuẩn hoạt động 8 cũng được áp dụng cho thiết kế công nghiệp có nguồn gốc địa phương. Đối với các hình thức thể hiện văn học dân gian, như việc bán tác phẩm nghệ thuật hoặc âm nhạc, không phải áp dụng quy định khoản 12 của Tiêu chuẩn hoạt động 8. Các hình thức thể hiện trên phải được áp dụng quy định pháp luật quốc gia.

Hướng dẫn 30. Trong trường hợp tài nguyên trên được đề xuất phát triển thương mại, khách hàng sẽ nghiên cứu liệu quyền sở hữu kiến thức địa phương có thuộc cá nhân hoặc tập thể trước khi có thỏa thuận với các bên dường như nắm quyền sở hữu trí tuệ địa phương.

Tài nguyên trên thường là sở hữu tập thể, và quyết định về việc tiếp cận hay sử dụng cần có sự tham gia của tập

thể diện rộng hơn, bao gồm cả phụ nữ và các nhóm nhỏ khác. Trong quá trình này, khách hàng phải xác định quyền sở hữu của tài nguyên và xác định các bên có quyền hạn và nghĩa vụ tham gia thỏa thuận với tư cách đại diện cho chủ sở hữu. Kết quả quá trình xác định quyền sở hữu có thể khác nhau tùy hoàn cảnh. Trong một số trường hợp, các yếu tố truyền thống được sở hữu tập thể có thể kết hợp với các yếu tố sáng tạo do cá nhân sở hữu. Trong các trường hợp đó, phải xác định và giải quyết yếu tố sáng tạo cá nhân với tư cách sở hữu cá nhân, trong khi các yếu tố tập thể có thể được xử lý dựa trên nguyên tắc đối với sở hữu tập thể. Nếu xác định được quyền sở hữu là tập thể và việc đàm phán thiện chí phụ thuộc vào đại diện cộng đồng, khách hàng phải có mọi nỗ lực hợp lý để kiểm định rằng những người đó về mặt thực tế đại diện cho quan điểm của chủ sở hữu trí tuệ và có thể được tin cậy để truyền đạt một cách trung thực kết quả đàm phán với những người ủy nhiệm.

Khách hàng nên sử dụng chuyên gia bên ngoài và thông tin không thiên lệch để tiến hành đàm phán thiện chí với những người nắm giữ kiến thức truyền thống địa phương, ngay cả khi quyền sở hữu kiến thức đó đang bị tranh cãi. Ngoài việc tuân thủ quy định theo luật pháp quốc gia, khách hàng nên lưu hồ sơ cả quá trình và kết quả đàm phán thiện chí thành công với Cộng đồng bị ảnh hưởng về sự phát triển thương mại được đề xuất.

Một số luật pháp quốc gia quy định phải có sự đồng ý của Cộng đồng bị ảnh hưởng trong vấn đề này.

Hướng dẫn 31. Khách hàng phải lưu hồ sơ về (i) quá trình được đồng ý giữa khách hàng và Cộng đồng bị ảnh hưởng, và (ii) chứng cứ thỏa thuận giữa các bên về kết quả đàm phán. Điều này cũng đòi hỏi sự đồng ý của cơ quan có quyền quyết định thích hợp về mặt văn hóa trong Cộng đồng bị ảnh hưởng. Cơ quan có quyền quyết định thích hợp sẽ được xác định thông qua phân tích xã hội do chuyên gia bên ngoài tiến hành, và cơ quan có quyền quyết định đó phải được đa số công nhận vừa là đại diện hợp pháp của họ, vừa có năng lực tham gia thỏa thuận có giá trị pháp lý. Thỏa thuận không nhất thiết đòi hỏi phải có sự nhất trí toàn phần và có thể đạt được ngay cả khi một số cá nhân hoặc nhóm nhỏ phản đối rõ rệt.

Tuy nhiên, lợi ích của thỏa thuận phải được chia sẻ cho mọi người trong Cộng đồng bị ảnh hưởng, không phụ thuộc vào việc họ có ủng hộ dự án hay không.

Hướng dẫn 32. Nếu khách hàng muốn khai thác và phát triển với mục đích thương mại kiến thức, sáng tạo hoặc tập quán của cộng đồng địa phương là các yếu tố hình thành lối sống truyền thống, và bảo vệ mọi sở hữu trí tuệ hình thành từ sự phát triển trên, khách hàng về mặt pháp lý có thể phải công bố hoặc thông báo cho công chúng về nguồn gốc của vật liệu trên. Có thể không phải

công bố nếu khách hàng có thể chứng minh việc phát hiện độc lập. ví dụ bao gồm các vật liệu từ nguồn gen được đề xuất cho mục đích y tế. vì các vật liệu trên có thể được dùng cho mục đích linh thiêng hoặc nghi lễ của Cộng đồng bị ảnh hưởng, và có thể là bí mật của cộng đồng hoặc thành viên được chỉ định trên, ngay cả khi có thỏa thuận với cộng đồng dựa trên đàm phán thiện chí, nên khách hàng phải thận trọng khi bảo đảm bí mật dựa trên nguyên tắc là chỉ những người cần biết mới biết về việc sử dụng vật liệu, và tỏng mọi trường hợp, Cộng đồng bị ảnh hưởng phải được quyền tiếp tục sử dụng vật liệu từ nguồn gen cho các mục đích tập quán hoặc nghi lễ.

Hướng dẫn 33. Nếu dự án đề xuất khai thác, phát triển, và thương mại hóa di sản văn hóa phi vật thể, Tiêu

chuẩn hoạt động 8 quy định khách hàng phải chia sẻ lợi ích có được từ việc khai thác trên với Cộng đồng bị ảnh hưởng. lợi ích bao gồm lợi ích phát triển với hình thức việc làm, đào tạo nghề, và lợi ích từ việc phát triển cộng đồng và chương trình tương tự.

Hướng dẫn 34. Khách hàng nên biết rõ là việc sử dụng tên hoặc hình ảnh truyền thống hoặc địa phương, bao gồm cả ảnh chụp và các hình thức khác có thể nhậy cảm.

Khách hàng nên đánh giá rủi ro tiềm năng và/hoặc lợi ích và tham vấn với cộng đồng liên quan trước khi dùng tên hoặc hình ảnh ngay cả với mục đích đặt tên cho địa điểm dự án và tên thiết bị. doanh nghiệp cũng nên biết là việc sử dụng một số sản phẩm nghệ thuật hoặc nhạc có thể nhậy cảm về văn hóa, và một lần nữa nên đánh giá rủi ro tiềm năng và lợi ích trước khi sử dụng.

Phụ lục A

loại tài nguyên di sản văn hóa vật thể

Địa điểm khảo cổ: di tích tập trung và phân bổ có hệ thống của hoạt động con người ngày xưa, đặc biệt là nơi cư trú của con người. Địa điểm có thể có các cổ vật, những phần còn lại của động thực vật, di tích kết cấu, và đặc điểm của đất. Đó có thể là thành phố cổ lớn bị vùi lấp hoàn toàn hoặc một phần bởi đất đá hoặc trầm tích khác hoặc di tích sơ sài hoặc bề mặt của chỗ cắm trại tạm thời của dân du mục hoặc hoạt động ngắn hạn khác.

Địa điểm có thể ở dưới nước, bao gồm chỗ tàu đắm và chỗ ở bị nước ngập. Mặc dù mọi địa điểm, cũng như các khám phá độc lập (ngoài địa điểm) là chứng cứ của hoạt động con người, tầm quan trọng của địa điểm khảo cổ có thể khác nhau tùy theo loại và điều kiện địa điểm. Nhìn chung, trong khi có thể xác định địa điểm nhờ di tích bề mặt hoặc gợi ý về địa hình, nhưng không thể xác định đặc điểm của địa điểm và tầm quan trọng văn hóa hoặc khoa học nếu chỉ dựa trên việc giám định bề mặt.

Kết cấu lịch sử: Cũng còn được tham chiếu là công trình lịch sử. Khái niệm này bao gồm các đặc điểm kiến trúc trên mặt đất (ví dụ nhà cửa, đền đài, chợ búa, nhà thờ) đã có đủ năm tuổi cần thiết hoặc có đặc điểm khác, ví dụ như có liên quan tới sự kiện hoặc cá nhân quan trọng để có thể trở thành “lịch sử” và vì vậy đáng để được coi là tài nguyên di sản. Cũng giống như đối với địa điểm khảo cổ, tầm quan trọng của kết cấu lịch sử có thể khác nhau nhiều tùy thuộc vào năm tuổi, loại và điều kiện của kết cấu. Một số kết cấu lịch sử có thể liên quan tới chỗ tập trung di tích khảo cổ nên có thể trở thành vừa là kết cấu lịch sử vừa là tài nguyên khảo cổ. Kết cấu lịch sử có thể bị bỏ hoang hoặc có người ở.

Khu phố lịch sử: Đó là quần thể tiếp giáp của kết cấu lịch sử và đặc điểm phong cảnh liên quan tạo nên tài nguyên di sản trải rộng trên khu vực có diện tích lớn kết cấu đơn lẻ. Tính nguyên vẹn và có chủ đề là yếu tố chính để cân nhắc khi xác định và quyết định tầm quan trọng của khu phố cổ. Giáo phận, nghĩa trang, khu dân cư đô thị, và đôi khi cả làng hoặc thị trấn có thể được xếp hạng khu phố lịch sử. Khu phố lịch sử có thể bao gồm kết cấu không liên quan hoặc “không đóng góp” cho chủ đề, và bản thân kết cấu đó có thể xứng đáng hoặc không xứng đáng được bảo vệ. Kết cấu và khu phố lịch sử có thể cần được bảo vệ khỏi tác động vật lý trực tiếp nhưng cũng có thể phải được cân nhắc về mặt cảm quan. Những công trình có khả năng phá cảnh quan nằm bên trong hoặc gần khu phố hoặc kết cấu lịch sử có thể cần được thiết kế đặc biệt để giảm nhẹ tác động “cảm quan” đối với tài nguyên di sản.

Cổ vật: Đồ vật có thể mang vác được, là sản phẩm hoạt động con người và trở thành một phần của địa điểm khảo cổ hoặc phát hiện khảo cổ độc lập. Phần lớn các đồ vật khảo cổ mất đi phần lớn giá trị văn hóa và khoa học khi bị di dời khỏi “bối cảnh” dưới mặt đất. Cổ vật, dù nằm trong bối cảnh hay không, thường là tài sản chính phủ quốc gia. việc thu thập và sử dụng về mặt khoa học được quản lý thông qua quá trình cấp giấy phép do các cơ quan di sản quốc gia phụ trách. luật pháp quốc gia và hiệp ước quốc tế cấm việc mua bán và xuất khẩu cổ vật. Đồ vật bị di dời khỏi kết cấu lịch sử cũng sẽ được hưởng quy chế pháp lý như cổ vật.

Phụ lục B

Hướng dẫn quy trình

Nghiên cứu khả thi về di sản văn hóa:

Tập quán tốt là xác định các vấn đề di sản và chi phí có thể có ngay từ giai đoạn đầu của quá trình xác định rủi ro và tác động môi trường và xã hội thông qua việc sàng lọc hoặc nghiên cứu khả thi. Điều này đặc biệt đúng đối với dự án hạ tầng cơ sở hoặc khai thác tài nguyên lớn như lắp đặt đường ống, mỏ khai thác, đập thủy điện, hệ thống tưới tiêu khu vực, đường cao tốc, hoặc các dự án liên quan tới việc tạo nền, đào xúc đáng kể hoặc sự thay đổi lớn về mô hình thủy học. Các nghiên cứu này phải bao gồm việc so sánh đặc điểm cơ bản của dự án với điều kiện kỳ gốc đã biết hoặc được dự đoán của di sản trong khu vực dự án đề xuất. Phải có các chuyên gia di sản và nhân viên kế hoạch dự án và/hoặc kỹ sư có thẩm quyền trong nhóm nghiên cứu. Mục đích của nghiên cứu là xác định các vấn đề “sai lầm chết người”, ví dụ như hạn chế về chi phí cơ bản hoặc thiết kế. Kết quả của nghiên cứu trên thường phải được giữ bí mật cho đến giai đoạn tham vấn công chúng trong quá trình đánh giá tác động môi trường và xã hội.

Khía cạnh di sản văn hóa của quá trình đánh giá tác động môi trường và xã hội:

Đối với các dự án có các vấn đề di sản đã được biết hoặc tiềm năng, việc đánh giá thường bao gồm các yếu tố sau: 1) miêu tả chi tiết về dự án được đề xuất, bao gồm cả phương án thay thế; 2) điều kiện di sản kỳ gốc trong khu vực ảnh hưởng của dự án; 3) phân tích các phương án thay thế liên quan tới điều kiện kỳ gốc để xác định tác động tiềm năng; và 4) đề xuất biện pháp giảm nhẹ tác động, có thể bao gồm việc phòng tránh hoặc giảm nhẹ tác động nhờ các thay đổi về thiết kế và/hoặc áp dụng quy trình xây dựng và vận hành đặc biệt, và biện pháp giảm nhẹ bồi thường như phục hồi dữ liệu và/

hoặc nghiên cứu chi tiết.

Kinh nghiệm cần thiết cho nghiên cứu đánh giá – Trong trường hợp xác định được vấn đề di sản, thường cần có chuyên gia di sản có thẩm quyền tham gia nhóm nghiên cứu đánh giá. Tốt nhất là tuyển dụng những người có kiến thức chung trong lĩnh vực di sản và kinh nghiệm về kế hoạch môi trường hoặc quản lý di sản. Trong khi có thể cần có chuyên gia di sản trong lĩnh vực cụ thể (ví dụ chuyên gia đồ gốm thời kỳ đồ đồng) để giải quyết một số phát hiện hoặc vấn đề, thường cần có chuyên gia với kiến thức chung (ví dụ chuyên gia địa lý văn hóa).

Cho phép và phê chuẩn nghiên cứu đánh giá - Trong phần lớn các trường hợp, nghiên cứu đánh giá di sản cần được cấp phép chính thức của cơ quan di sản quốc gia thích hợp. Ngoài ra, vì luật pháp di sản quốc gia thường thiếu quy định thực hiện chi tiết, có thể phải xây dựng các biện pháp bảo vệ di sản cần thiết trong thỏa thuận dành riêng cho dự án được đàm phán và ký kết bởi đại diện của dự án và cơ quan di sản. Mặc dù khách hàng có đặc quyền thuê chuyên gia di sản mà dự án thấy thích hợp nhất, nhưng phải lưu ý là cả quá trình điều tra và cá nhân thực hiện điều tra có thể phải được cơ quan di sản quốc gia chấp nhận.

Công bố và tham vấn - việc công bố sớm và chi tiết về thông tin dự án di sản, bao gồm cả phương pháp luận, kết quả và phân tích của nhóm đánh giá di sản là một phần cấu thành của mô hình kế hoạch và tham vấn trong quá trình đánh giá. Kết quả đánh giá về yếu tố di sản văn hóa phải được công bố như một phần của, và cùng cách thức với báo cáo đánh giá, ngoại trừ những trường hợp việc công bố có thể làm tổn hại an ninh hoặc tính nguyên vẹn của tài nguyên văn hóa vật chất có liên quan. Trong các trường hợp đó, thông tin nhậy cảm liên quan tới những lĩnh vực cụ thể trên có thể được loại ra ngoài tài liệu đánh giá được công bố. Khách hàng có thể phải thảo luận với cơ quan di sản quốc gia để xác định mức độ thỏa hiệp có thể chấp nhận được giữa nhu cầu tham vấn công chúng về vấn đề di sản và đặc quyền truyền thống của cơ quan di sản quốc gia.

Mục đích và quy mô của nghiên cứu đánh giá - Điều quan trọng là khách hàng và cơ quan di sản quốc gia cùng thống nhất cách hiểu về mục đích và quy mô phù hợp của nghiên cứu đánh giá di sản. Thu thập dữ liệu và nghiên cứu đánh giá khác được tiến hành để phòng tránh, giảm thiểu, và giảm nhẹ tác động tiềm năng của dự án tới tài nguyên di sản văn hóa. Nỗ lực “xây dựng năng lực” chung có thể có lợi cho dự án và chương trình di sản của quốc gia cũng có thể là hoạt động xây dựng năng lực quản lý của cơ quan di sản theo cách thức liên quan trực tiếp tới dự án của khách hàng.

Thiết kế và triển khai dự án - quá trình đánh giá xác định những biện pháp phòng tránh và giảm nhẹ cần thiết sẽ phải áp dụng trong Chương trình quản lý của dự án và phối hợp triển khai với các hạng mục khác của hoạt động dự án. Không giống như đối với phần lớn tài nguyên môi trường khác, tác động trực tiếp

Một phần của tài liệu tiêu chuẩn hoạt động môi trường và xã hội (Trang 236 - 244)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(244 trang)