viên chưa qua đào tạo, chưa được trang bị thiết bị và phương tiện thích hợp để xử lý, lưu trữ, áp dụng, và xử lý các sản phẩm này đúng cách tiếp cận các hóa chất này.
Hướng dẫn 49. Tiêu chuẩn hoạt động 2 quy định khách hàng phải coi việc sử dụng thuốc trừ sâu ở mức vừa đủ để đạt mục tiêu dự án là một phần của quản lý sâu bệnh tích hợp và quản lý định tuyến tích hợp, và chỉ sử dụng nếu các biện pháp quản lý sâu bệnh khác thất bại hoặc tỏ ra không hiệu quả. Trong trường hợp có phương án đề xuất sử dụng thuốc trừ sâu ngoài phạm vi cô lập hoặc sử dụng bổ sung như một khía cạnh trong hoạt động của khách hàng, khách hàng phải chứng minh sự cần thiết thông qua quá trình xác định rủi ro và tác động môi trường và xã hội, và miêu tả cách thức dự kiến sử dụng và người sử dụng, cũng như bản chất và mức độ của rủi ro liên quan. Trong hoàn cảnh đó, khách hàng cũng phải xem xét tác động tiềm năng (cả tích cực và tiêu cực) đối với sức khỏe và tài nguyên của cộng đồng xung quanh như được miêu tả trong Tiêu chuẩn hoạt động 4 và Hướng dẫn đi kèm. Xem thêm danh mục tham khảo về đường dẫn tới thông tin về hướng dẫn quốc tế liên quan tới hóa chất nguy hại.
Hướng dẫn 50. Khách hàng tham gia các hoạt động nông nghiệp có bên thứ ba sử dụng thuốc trừ sâu phải thúc đẩy sử dụng hệ thống quản lý sâu bệnh tích hợp và quản lý định tuyến tích hợp bằng các biện pháp phổ biến thông tin khả thi về các hệ thống quản lý nông nghiệp này.
Hướng dẫn 51. Khách hàng được mong đợi sẽ điều tra kỹ trong quá trình chọn lựa thuốc trừ sâu để thuốc trừ sâu được lựa chọn có thể đáp ứng được quy chuẩn kỹ thuật và khoa học của dự án. Khi chọn thuốc trừ sâu để sử dụng, khách hàng nên cân nhắc biện pháp đề phòng cần thiết để tránh sử dụng thuốc trừ sâu không đúng cách và bảo vệ sức khỏe và an toàn của nhân viên dự án, các cộng đồng bị ảnh hưởng và môi trường phù hợp
với nguyên tắc và yêu cầu của Tiêu chuẩn hoạt động 2, 4, và 6.
Hướng dẫn 52. quy định về bao bì thuốc trừ sâu trong Tiêu chuẩn hoạt động 3 có mục đích bảo vệ sức khỏe và an toàn của những người tham gia vận chuyển, bảo quản và sử dụng thuốc trừ sâu, và giảm nhu cầu phải san trút sang bao bì khác hoặc đóng gói lại trong bao bì tự chế. quy định về nhãn mác nên xác định rõ nội dung trong bao bì và bao gồm hướng dẫn sử dụng và thông tin an toàn. Bao bì và nhãn mác của thuốc trừ sâu nên được làm theo cách thức phù hợp với từng thị trường cụ thể, nhưng vẫn phải tuân thủ hướng dẫn về bao bì và nhãn mác thích hợp cho thuốc trừ sâu như được Tổ chức lương thực và Nông nghiệp ban hành (xem danh mục tham khảo).
Hướng dẫn 53. Mua thuốc trừ sâu được sản xuất theo bản quyền làm tăng khả năng thuốc trừ sâu đáp ứng điều kiện tối thiểu về số lượng và độ tinh khiết phù hợp với mục đích sử dụng và tài liệu an toàn đi kèm. Khách hàng nên tham khảo và tuân thủ khuyến cáo và tiêu chuẩn tối thiểu được miêu tả trong hướng dẫn do Tổ chức lương thực và Nông nghiệp ban hành.
Hướng dẫn 54. việc lưu trữ, sử dụng, áp dụng, và tiêu hủy thuốc trừ sâu theo tập quán quốc tế tốt trong ngành phải bao gồm chương trình chấm dứt sử dụng thuốc trừ sâu được liêt kê trong Phụ lục a của Công ước Stock- holm, và lưu trữ và tiêu hủy thuốc trừ sâu theo phương thức thân thiện với môi trường, đặc biệt khi thuốc trừ sâu đó bị coi là lạc hậu.
Hướng dẫn 55. Khách hàng nên cố gắng thúc đẩy hệ thống quản lý có trách nhiệm và sử dụng thuốc trừ sâu trong khuôn khổ hệ thống quản lý thuốc trừ sâu tích hợp và quản lý định tuyến tích hợp bằng cách phối hợp với các cơ quan cung cấp dịch vụ nông nghiệp hoặc cơ quan tương tự hoạt động trong khu vực. Xem thông tin hướng dẫn bổ sung trong Hướng dẫn EHS Chung và Chuyên ngành.
Phụ lục A
Tập quán Định lượng
và Giám sát GHG được khuyến cáo
Phương pháp luận về phát thải GHG được khuyến cáo:
Có thể sử dụng nhiều phương pháp luận để ước tính phát thải GHG. Phương pháp luận có uy tín và được cập nhật nhất được đề cập trong Hướng dẫn về lượng tồn Khí nhà kính quốc gia năm 2006 của ủy ban liên chính phủ về Thay đổi khí hậu. Tập 1 (Hướng dẫn và Báo cáo Chung), Tập 2 (Năng lượng), Tập 3 (Sử dụng quy trình và Sản phẩm Công nghiệp), Tập 4 (Sử dụng đất đai cho Nông nghiệp, lâm nghiệp và Mục đích khác) và Tập 5 (Chất thải) cung cấp đề xuất về phương pháp luận ước tính cho một số hoạt động và lĩnh vực.
Hướng dẫn IPCC năm 2006 được xây dựng trên cơ sở Hướng dẫn IPCC sửa đổi năm 1996 và các báo cáo Tập quán tốt liên quan, và bao trùm nguồn phát thải và khí nhà kính mới, đồng thời cập nhật các phương pháp được xuất bản trước đó nếu kiến thức
kỹ thuật và khoa học được cải tiến. Khách hàng có dự án phát thải GHG đáng kể trước kia có dùng Hướng dẫn sửa đổi năm 1996 được khuyến cáo xem xét lại theo Hướng dẫn IPCC năm 2006 và tiếp tục giám sát sự phát triển của các hướng dẫn và tài liệu bổ sung mới của IPCC.
Ngoài hướng dẫn của IPCC, khách hàng có dự án phát thải GHG đáng kể có thể tham khảo một số phương pháp luận đánh giá GHG khác được quốc tế công nhận và được liệt kê trong danh mục tham khảo. Tùy theo chủng loại và lĩnh vực của dự án nên sử dụng phương pháp luận thích hợp để có thể đáp ứng được mục tiêu ước tính và báo cáo GHG một cách tốt nhất.
ví dụ minh họa của hoạt động dự án có thể phát thải GHG đáng kể (25000 tấn CO2 tương đương một năm hoặc hơn) được liệt kê trong biểu dưới đây:
Lĩnh vực/dự án
a: Phát thải trực tiếp
a-(i) năng lượng (Đốt nhiên liệu hóa thạch)
Cơ sở đốt than
Dự án có 25000 tấn CO2 tương đương một năm
Tiêu thụ than - 11000 tấn/năm (hoặc 260TJ/năm)
Ước tính
hệ số phát thải – 96,9 tCo2/TJ, phân số của các-bon ô-xi hóa – 0.98, Giá trị ca-lo thuần – 24,05TJ/1,000 tấn
Lĩnh vực/dự án Cơ sở đốt dầu
Cơ sở đốt khí
a-(ii) năng lượng (sản xuất điện) sản xuất điện chạy than
sản xuất điện chạy dầu
sản xuất điện chạy khí
a-(iii) năng lượng (Khai thác than) Khai thác than hầm lò
Khai thác than lộ thiên
a-(iv) Công nghiệp nặng sản xuất xi-măng
sản xuất sắt thép
a-(v) nông nghiệp
Gia súc (gia súc nuôi lấy sữa, châu Mỹ latinh) Gia súc (gia súc nuôi lấy sữa, châu Phi)
Dự án có 25000 tấn CO2 tương đương một năm Tiêu thụ dầu - 8000 tấn/năm (hoặc 320 TJ/năm)
Tiêu thụ khí - 9200 tấn/năm (hoặc 450TJ/năm)
Công suất phát điện – 4,5MW
Công suất phát điện – 6,1MW
Công suất phát điện – 10,5MW
Công suất - 93000 tấn than/năm
Công suất - 650000 tấn than/năm
Công suất xi-măng - 33000 tấn xi- măng/năm
Công suất sắt thép - 16000 tấn sắt hoặc thép/năm
số vật nuôi - 14000 đầu gia súc số vật nuôi - 20000 đầu gia súc
Ước tính
hệ số phát thải – 77,4 tCo2/TJ, phân số của các-bon ôxy hóa – 0.99, Giá trị ca-lo thuần – 40,19 TJ/1000 tấn hệ số phát thải – 56,1 tCo2/TJ, phân số của các-bon ôxy hóa – 0,995, Giá trị ca-lo thuần – 50,03 TJ/1,000 tấn
hệ số phát thải trung bình thế giới năm 2007-2009 - 901 gCo2/kWh, phân số công suất hằng năm - 70%
hệ số phát thải trung bình thế giới năm 2007-2009 - 666 gCo2/kWh, phân số công suất hằng năm - 70%
hệ số phát thải trung bình thế giới năm 2007-2009 - 390 gCo2/kWh, phân số công suất hằng năm - 70%
hệ số phát thải – 17,5m3 Ch4/tấn than, 0,67 GgCh4/triệu m3 hệ số phát thải – 2,45m3 Ch4/tấn than, 0,67 GgCh4/triệu m3
hệ số phát thải - 0,750 tCo2/t xi- măng
hệ số phát thải – 1,6 tCo2/t sắt hoặc thép
hệ số phát thải - 63 kgCh4/đầu/năm hệ số phát thải - 40 kgCh4/đầu/năm
Lĩnh vực/dự án
Chuyển đổi rừng gỗ cứng nhiệt đới có tốc độ mọc nhanh
Chuyển đổi rừng linh sam Douglass ôn đới
a-(vii) Khai thác dầu khí (Cháy khí) Khai thác khí tự nhiên
Khai thác dầu
Cháy khí đồng hành
hỗn hợp phát điện trung bình
Phát điện chạy than
Phát điện chạy dầu
Phát điện chạy khí
Dự án có 25000 tấn CO2 tương đương một năm
Diện tích chuyển đổi: 1100 ha
Diện tích chuyển đổi: 2300 ha
21000 triệu m3/năm
600000 triệu m3/năm
350 triệu feet khối tiêu chuẩn
Tiêu thụ điện – 50 GWh/năm
Tiêu thụ điện – 28 GWh/năm
Tiêu thụ điện – 38 GWh/năm
Tiêu thụ điện – 65 GWh/năm
Ước tính
Tỷ lệ tích lũy chất rắn trung bình hằng năm thành sinh khối - 12,5 tấn dm/ha/
năm, phân số các-bon của chất rắn - 0,5 Tỷ lệ tích lũy chất rắn trung bình hằng năm thành sinh khối - 6,0 tấn dm/ha/
năm, phân số các-bon của chất rắn - 0,5
hệ số phát thải Co2 của 1,2E-03 Gg trên triệu m3 khí khai thác. nguồn:
hướng dẫn của iPCC về Lượng tồn Khí nhà kính Quốc gia, Biểu 4.2.5 (2006) hệ số phát thải Co2 của 4,1E-02 Gg trên nghìn m3 dầu khai thác. nguồn:
hướng dẫn của iPCC về Lượng tồn Khí nhà kính Quốc gia, Biểu 4.2.5 (2006) Phương pháp Ước tính Phát thải khi đốt của viện dầu mỏ Mỹ, Biểu 4.8 (2004)
hệ số phát thải trung bình thế giới năm 2007-2009 – 504 gCo2/kWh hệ số phát thải trung bình thế giới năm 2007-2009 – 901 gCo2/kWh hệ số phát thải trung bình thế giới năm 2007-2009 – 666 gCo2/kWh hệ số phát thải trung bình thế giới năm 2007-2009 – 390 gCo2/kWh a-(vi) Lâm nghiệp/Thay đổi mục đích sử dụng đất đai
B: Phát thải gián tiếp (từ điện năng được mua)
Chú thích: ước tính dựa trên (i) Hướng dẫn sửa đổi của IPCC năm 1996 và 2006 về lượng tồn Khí nhà kính quốc gia, (ii) Thống kê của IEa – Phát thải CO2 từ việc đốt nhiên liệu, ấn bản 2011, và (iii) Cẩm nang Thống kê Năng lượng của IEa, 2004. Mức trên chỉ nhằm mục đích minh họa và không được dùng để làm ngưỡng xác định dự án có vượt 25000 tấn CO2 tương đương một năm hay không.
Đánh giá phát thải GHG:
Khách hàng có dự án với mức phát thải GHG đáng kể cần phải đánh giá (i) quy mô Phát thải 1: phát thải trực tiếp từ cơ sở hạ tầng do khách hàng sở hữu hoặc kiểm
soát trong phạm vi vật lý của dự án và nếu có liên quan và khả thi, và (ii) quy mô Phát thải 2: phát thải gián tiếp liên quan tới việc dự án sử dụng năng lượng nhưng phát sinh bên ngoài phạm vi dự án (ví dụ phát thải GHG từ việc mua dịch vụ điện, sưởi ấm hoặc làm mát).
Hướng dẫn chung
IFC (Tổ chức Tài chính quốc tế). Năm 2007. Hướng dẫn chung về Môi trường, Y tế, và an toàn. Washington, dC: IFC. http://
www.ifc.org/ifcext/sustainability.nsf/Content/EHSGuidelines.
Hướng dẫn Kỹ thuật về vấn đề được nêu trong Tiêu chuẩn hoạt động số 3và các tiêu chuẩn hoạt động khác. Các phần riêng biệt mô tả việc khí toả ra và chất lượng không khí trong môi trường xung quanh, bảo tồn năng lượng, nước thải và chất lượng nước môi trường xung quanh, bảo tồn nước, quản lý vật liệu nguy hiểm, xử lý chất thải, tiếng ồn và đất bị ô nhiễm. Hướng dẫn kỹ thuật giúp độc giả có thông tin về cơ cấu chính sách mới liên quan đến sức khỏe, môi trường, và các vấn đề an toàn. Thông tin được trình bày cả dưới dạng thông tin chung và cụ thể cho 63 ngành công nghiệp và dịch vụ.
ủy ban châu Âu, Trung tâm hợp tác nghiên cứu, viện Nghiên cứu công nghệ tương lai. Năm 2011. “văn bản tham khảo.”
ủy ban châu Âu, Seville, Tây Ban Nha. http://eippcb.jrc.es/
reference/. ủy ban châu Âu và văn phòng kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm tổng hợp đã chuẩn bị tài liệu tham khảo (hoặc BREFs) cung cấp hướng dẫn kỹ thuật về quá trình hoạt động và lựa chọn - trong liên minh châu Âu-được coi là ví dụ về kỹ thuật tốt nhất hiện hành (BaT). BREFs cũng nêu rõ các tác động tới môi trường, bao gồm cả tiêu chí chuẩn về hiệu quả tài nguyên trong các lĩnh vực được lựa chọn và có liên quan với BaT.
Thích ứng và giảm thiểu ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu
IFC (Công ty Tài chính quốc tế). 2011a. “Môi trường Kinh doanh.” IFC, Washington, dC. http://www.ifc.org/climatebusi- ness. Trên trang web môi trường kinh doanh, IFC đã biên soạn nhiều loại tài liệu có liên quan để thích ứng và giảm thiểu sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
2011b. “Tính toán khí nhà kính.” IFC, Washington, dC. http://
www.ifc.org/ifcext/climatebusiness.nsf/Content/GHGaccount- ing. Trang web thảo luận về Công cụ ước tính khí Các-bon toả ra (CEET) và cung cấp đường dẫn để tải công cụ CEET, là một bảng tính Excel. Thông tin này phù hợp với phương pháp báo cáo về khí thải các-bon trong Nghị định thư về khí nhà kính.
IPCC (Ban Hội thẩm liên chính phủ về biến đổi khí hậu). Năm 2006. 2006 IPCC Hướng dẫn cho kiểm kê quốc gia về khí nhà kính. Hayama, Nhật Bản: viện Chiến lược môi trường toàn cầu. http://www.ipcc-nggip.iges.or.jp/public/2006gl/index.
htm. Hướng dẫn trên giúp các Bên liên quan trong việc thực hiện các cam kết của mình theo Công ước khung của liên hợp quốc về biến đổi khí hậu về báo cáo kiểm kê các loại khí thải do con người gây ra. và loại bỏ bởi các bể hấp thụ khí nhà kính không được kiểm soát bởi Nghị định thư Montreal, theo thỏa thuận của các Bên.
Pachauri, Rajendra K., và andy Reisinger, Năm 2007. Biến đổi khí hậu năm 2007: Báo cáo tổng hợp. Đóng góp của Nhóm công tác I, II, và III cho Báo cáo đánh giá lần thứ tư của Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu. Geneva: Ban Hội thẩm liên chính phủ về biến đổi khí hậu.
http://www.ipcc.ch/publications_and_data/publications_ipcc_
fourth_assessment_report_synthesis_report.htm.
liên hợp quốc. Năm 1992. “Công ước khung của liên Hiệp quốc về biến đổi khí hậu.” liên Hợp quốc, Bonn, Đức. http://
unfccc.int/key_documents/the_convention/items/2853.php.
Tài liệu thiết lập một khuôn khổ tổng thể cho những nỗ lực liên chính phủ để giải quyết những thách thức đặt ra do biến đổi khí hậu.
Năm 1998. “Nghị định thư Kyoto cho Công ước khung của liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu”. liên Hợp quốc, Bonn, Đức. http://unfccc.int/essential_background/kyoto_protocol/
items/2830.php. Nghị định thư thiết lập mục tiêu, ràng buộc về mặt pháp lý của cá nhân để hạn chế hoặc giảm việc thải khí gây hiệu ứng nhà kính để theo đuổi các mục tiêu Công ước khung của liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC). Điều 6 của nghị định thư định nghĩa “hợp tác thực thi,” cho phép bên liên quan trong Phụ lục I thực hiện dự án giảm lượng khí thải, hoặc dự án đẩy mạnh loại bỏ khí thải nhờ bể hấp thụ trên lãnh thổ của một bên khác trong Phụ lục I. Bên liên quan trong Phụ lục I sau đó có thể tính kết quả giảm khí thải hướng tới mục tiêu của Nghị định thư Kyoto. Để có thêm thông tin về hợp tác thực thi, vui lòng truy cập http://unfccc.int/kyoto_mechanisms/ji/
items/1674.php. Điều 12 của nghị định thư định nghĩa Cơ chế phát triển sạch (CdM), hỗ trợ các bên không bao gồm trong Phụ lục I đạt được sự phát triển bền vững và góp phần vào mục tiêu cuối cùng của UNFCCC. CdM cũng hỗ trợ các bên bao gồm trong Phụ lục I để phù hợp với giới hạn và cam kết cắt giảm thải khí nhà kính. Để biết thêm thông tin về CdM, vui lòng truy cập vào http://unfccc.int/kyoto_mechanisms/cdm/
items/2718.php.
Hướng dẫn về hiệu quả năng lượng và kỹ thuật giảm thiểu khí nhà kính
Nhiều nguồn có sẵn với các thông tin về hiệu quả năng lượng và các kỹ thuật giảm thiểu khí nhà kính (GHG):
Các-bon Trust. Năm 2011. Trang chủ. Các-bon Trust, london.
http://www.các-bontrust.co.uk/Pages/default.aspx. Các công ty phi lợi nhuận được thành lập bởi chính phủ anh để giúp các doanh nghiệp và các tổ chức công giảm lượng khí thải các-bon dioxide vào khí quyển bằng cách cải thiện hiệu quả năng lượng và phát triển công nghệ thương mại các-bon thấp.
EPa (Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ). Năm 2011. “Chương trình Ngôi sao Năng lượng.” EPa, Washington, dC. http://
www.energystar.gov/index.cfm?c=home.index. Chương trình cung cấp hướng dẫn về các cơ hội tăng hiệu quả năng lượng trong tại nơi ở, thương mại, và một số ngành công nghiệp.
Tài liệu tham khảo