Định nghĩa về môi trường sống quan trọng
Hướng dẫn 55. Định nghĩa về môi trường sống quan trọng nêu trong khoản 16 của Tiêu chuẩn hoạt động 6 phù hợp với tiêu chí của một loạt các định nghĩa về môi trường sống ưu tiên đối với bảo tồn đa dạng sinh học mà cộng đồng bảo tồn đang sử dụng và được đưa vào các văn bản pháp luật và quy định của chính phủ. Môi trường sống quan trọng là khu vực có giá trị đa dạng sinh học cao, có thể bao gồm ít nhất một hoặc nhiều giá trị trong số năm giá trị được nêu trong khoản 16 của Tiêu chuẩn hoạt động 6 và/hoặc các giá trị đa dạng sinh học cao được công nhận khác. Để dễ tham chiếu, các giá trị trên được nhắc tới như tiêu chí môi trường sống quan trọng trong văn bản này. Mỗi tiêu chí được miêu tả trong khoản Hướng dẫn 71 - Hướng dẫn 79. Tiêu chí của môi trường sống quan trọng được đề cập dưới đây và nên được sử dụng làm cơ sở cho mọi quá trình đánh giá môi trường sống quan trọng:
Tiêu chí 1: Loài có Nguy cơ tuyệt chủng cao (CR) và/
• hoặc có Nguy cơ tuyệt chủng (EN)
Tiêu chí 2: Loài đặc hữu và/hoặc có phạm vi sống
• giới hạn
Tiêu chí 3: Loài di cư và/hoặc loài tập trung có số
• lượng lớn
Tiêu chí 4: Hệ sinh thái bị đe dọa ở mức cao và/
• hoặc độc đáo
Tiêu chí 5: Quá trình tiến hóa then chốt
•
Hướng dẫn 56. Tuy nhiên, định nghĩa về môi trường sống quan trọng không nhất thiết bị giới hạn bởi những tiêu chí này. Các giá trị cao khác được công nhận về đa dạng sinh học cũng có thể hỗ trợ thêm cho việc xác định môi trường sống quan trọng, và mức độ phù hợp của quyết định này sẽ được đánh giá trên cơ sở từng trường hợp. ví dụ bao gồm:
Khu vực có nhu cầu phải tái phân bổ các loài có
• nguy cơ tuyệt chủng cao (CR) và có nguy cơ tuyệt
chủng (EN) và nơi trú ngụ cho các loài trên (môi trường được sử dụng trong giai đoạn khó khăn (ví dụ lũ lụt, hạn hán hoặc cháy).
Hệ sinh thái được biết là có giá trị đặc biệt đối với
• các loài EN hoặc CR với mục đích thích nghi.
Nơi hội tụ các loài dễ bị tổn thương (vU) trong trường
• hợp chưa rõ về việc phân loại danh sách, và sự phân loại thực tế của các loài có thể là EN hoặc CR.
Khu vực có rừng nguyên sinh/lưu niên/nguyên
• gốc và/hoặc khu vực khác có mức đa dạng đặc biệt cao của các loài.
Môi trường sống cần thiết cho sự sống sót của các
• loài then chốt.Hd11
Khu vực có giá trị khoa học cao, như khu vực có
• sự tập trung của các loài còn mới và/hoặc ít được biết đối với khoa học.
Hướng dẫn 57. Nhìn chung, những khu vực có giá trị đa dạng sinh học cao được quốc tế và/hoặc quốc gia công nhận có khả năng được công nhận là môi trường sống quan trọng, và ví dụ bao gồm:
Khu vực đáp ứng yêu cầu của Tiêu chí quản lý khu
• vực bảo vệ Ia, Ib và II của IUCN, mặc dù khu vực đáp ứng yêu cầu của Tiêu chí quản lý III-Iv cũng có thể được công nhận tùy theo giá trị đa dạng sinh học đặc hữu cho khu vực đó.
Khu vực di sản thiên nhiên thế giới UNESCO
• được công nhận về Giá trị toàn cầu vượt bậc.
Phần lớn các khu vực đa dạng sinh học then chốt
• (KBa),Hd12 trong đó có bao gồm Khu vực Ram- sar, Khu vực loài chim quan trọng (IBa), Khu vực thực vật quan trọng (IPa) và liên minh khu vực không xẩy ra tuyệt chủng (aZE).
Khu vực được xác định là không thể thay thế được
• hoặc có mức ưu tiên/tầm quan trọng cao dựa trên các kỹ thuật lập kế hoạch bảo tồn có hệ thống, được tiến hành trên quy mô cảnh quan và/hoặc khu vực bởi các cơ quan chính phủ, viện nghiên cứu khoa học được công nhận và/hoặc các tổ chức liên quan đủ năng lực khác (bao gồm các NGO được quốc tế công nhận).
Khu vực được khách hàng xác định có Giá trị bảo
• tồn cao (HCv) thông qua các tiêu chuẩn được quốc tế công nhận, trong đó các tiêu chí áp dụng nhất quán với giá trị đa dạng sinh học cao như được nêu trong khoản 16 của Tiêu chuẩn hoạt động 6.
Cấp độ môi trường sống quan trọng
Hướng dẫn 58. Có nhiều cấp độ của môi trường sống quan trọng hoặc tiếp diễn của mức độ đa dạng sinh học liên quan tới môi trường sống quan trọng dựa trên khả năng dễ bị tổn thương tương đối (cấp độ đe dọa) và không thể thay thế được (độ hiếm hoặc độc đáo) của khu vực.Thang bậc cấp độ hoặc tiếp diễn mức độ quan trọng được áp dụng đối với tất cả các tiêu chí như được nêu trong khoản 16 của Tiêu chuẩn hoạt động 6. Ngay trong cùng một khu vực được xác định là môi trường sống quan trọng, có thể có các đặc điểm của môi trường sống hoặc nhiều môi trường sống với giá trị đa dạng sinh học cao hơn hoặc thấp hơn. Cũng có thể có các trường hợp dự án nằm trong khu vực diện rộng được công nhận là môi trường sống quan trọng, nhưng bản thân khu vực dự án bị điều chỉnh với mức độ cao.
Hướng dẫn 59. Để hỗ trợ quá trình quyết định, có các giới hạn lượng hóa đối với ba tiêu chí đầu tiên của môi trường sống quan trọng (là loài CR/EN; loài đặc hữu/có phạm vi giới hạn; loài di cư/tập trung có số lượng lớn).
Giới hạn được nêu trong Hướng dẫn này xuất phát từ các giới hạn lượng hóa có tiêu chuẩn toàn cầu do IUCN xuất bản trong Hướng dẫn tập quán tốt nhất cho khu vực bảo vệ.Hd13 Đối với đoạn này, nội dung trích dẫn được nêu trong nội dung văn bản để dễ tham khảo.
Hướng dẫn 60. Mức giới hạn hình thành nên cơ sở cho cách tiếp cận theo tầng lớp, bằng cách vận dụng giới hạn lượng hóa để phân bổ Tiêu chí 1 đến 3 về Cấp 1 hoặc Cấp 2 của môi trường sống quan trọng. Thông tin tổng hợp về các cấp với giới hạn đối với mỗi tiêu chí được cung cấp trong bảng ngay sau khoản Hướng dẫn 89. Khoản Hướng dẫn 71 - Hướng dẫn 97 bàn chi tiết về mỗi tiêu chí liên quan tới các cấp. Phải nhấn mạnh là cả giới hạn và các cấp liên quan có tính chất định hướng và được dùng với tư cách hướng dẫn trong quá trình quyết định. Không có công thức chung hoặc tự động nào để xác định về môi trường sống quan trọng. Sự tham gia của chuyên gia bên ngoài và đánh giá cụ thể về dự án là quan trọng nhất, đặc biệt nếu trong phần lớn các trường hợp dữ liệu bị hạn chế.
Hướng dẫn 61. Môi trường sống Cấp 1 và Cấp 2 có thể được coi là quan trọng nhưng khả năng dự án đầu tư vào môi trường sống Cấp 1 nhìn chung bị coi là thấp hơn so với môi trường sống Cấp 2. Tuy nhiên, khi xét đến tính nhậy cảm của môi trường sống Cấp 1, nếu dự án nằm trong môi trường đó, hoặc môi trường có tầm quan trọng tương đối với Tiêu chí 4 và 5, thì khách hàng
thường ít khả năng đáp ứng yêu cầu khoản 17 – 19 của Tiêu chuẩn hoạt động 6.
Hướng dẫn 62. Đối với Tiêu chí 4 và 5, chưa hình thành đầy đủ các giới hạn lượng hóa được quốc tế công nhận. Mặc dù việc áp dụng giới hạn có thể là phù hợp, đặc biệt là đối với hệ sinh thái có nguy cơ tuyệt chủng cao và/hoặc độc đáo (Tiêu chí 4), nhưng chưa có sự đồng thuận quốc tế về tiêu chuẩn duy nhất.
Tuy vậy, hiện đang có nỗ lực để xây dựng các phương pháp trên và ủy ban IUCN về quản lý hệ sinh thái đang phát động sáng kiến xây dựng tiêu chí và hạng mục đối với hệ sinh thái có nguy cơ tuyệt chủng và quý hiếm.Hd14,Hd15 Trước khi các tiêu chí và hạng mục trên được hình thành chắc chắn hơn và có khả năng được tiếp cận hơn bởi đa số các tổ chức thực hành, sẽ phải sử dụng thông tin khoa học và ý kiến chuyên gia tốt nhất hiện có để hỗ trợ quá trình quyết định đối với tầm “quan trọng” của môi trường sống liên quan tới các tiêu chí trên. Tuy nhiên phải nhấn mạnh là trong quá trình xác định môi trường sống quan trọng, mọi tiêu chí được cân nhắc có giá trị ngang nhau về mức độ phù hợp tiềm năng với khoản 17 – 19 của Tiêu chuẩn hoạt động 6. Không có tiêu chí nào quan trọng hơn tiêu chí nào trong quá trình xác định môi trường sống quan trọng hoặc khi xác định mức độ phù hợp với Tiêu chuẩn hoạt động 6. Các tiêu chí theo Cấp độ (Tiêu chí 1 đến 3) và không theo cấp độ (Tiêu chí 4 và 5) có giá trị như nhau về khía cạnh này.
Hướng dẫn 63. Khi tính đến quy mô của hệ sinh thái (ví dụ môi trường sống rừng, đồng cỏ, sa mạc, vùng nước ngọt và biển), hình thái khác nhau của môi trường sống quan trọng (ví dụ môi trường sống cần thiết cho sự sinh tồn của các loài có nguy cơ tuyệt chủng và di cư, khu vực có quá trình tiến hóa độc đáo) và chủng loại các loài (ví dụ sinh vật đáy, cây cỏ, côn trùng, chim, bò sát/lưỡng cư, nhiều loại động vật lớn) được đề cập trong Tiêu chuẩn hoạt động 6, các phương pháp đánh giá đa dạng sinh học cụ thể sẽ có tính đặc thù cho dự án và khu vực. vì vậy Tiêu chuẩn hoạt động 6 sẽ không cung cấp phương pháp luận cho việc đánh giá đa dạng sinh học. Thay vào đó, có ba bước để định hướng chung cho khách hàng trong việc thiết kế quy mô chung cho việc đánh giá môi trường sống quan trọng.
Hướng dẫn 64. Phải nhấn mạnh là các đơn vị cảnh quan
Hd13 Xem langhammer, P. F. và những người khác, 2007. Xác định và Nghiên cứu thông tin còn thiếu của khu vực đa dạng sinh học then chốt: Mục tiêu của hệ thống khu vực bảo vệ toàn diện. loat sách hướng dẫn về tập quán tốt nhất đối với khu vực được bảo vệ số 15, IUCN, Gland, Thụy Sỹ.
Hd14 Xem thêm thông tin: http://www.iucn.org/about/union/commissions/cem/
cem_work/tg_red_list/
Hd15 Xem Rodriguez, J.P và người khác, 2011Xây dựng tiêu chí danh sách đỏ của IUCN về hệ sinh thái có nguy cơ tuyệt chủng. Sinh vật học bảo tồn 25(1): 21 – 29; và Rodgriguez, J.P. và người khác. 2007. Đánh giá nguy cơ tuyệt chủng nếu thiếu dữ liệu ở cấp độ giống loài: tiêu chí lượng hóa đối với hệ sinh thái trái đất. Đa dạng sinh học và bảo tồn (16(1): 183 - 209.
mặt đất và mặt biển có quy mô tương đối rộng lớn có thể được xác định là môi trường sống quan trọng. vì vậy, quy mô của việc đánh giá môi trường sống quan trọng sẽ phụ thuộc vào đặc điểm đa dạng sinh học cụ thể đang được xem xét và các quá trình môi trường cần thiết để duy trì đa dạng sinh học đó. việc đánh giá môi trường sống quan trọng không nên chỉ tập trung vào khu vực dự án. Khách hàng phải chuẩn bị để nghiên cứu tại văn phòng, tham vấn chuyên gia và các bên liên quan khác để hiểu rõ được tầm quan trọng tương đối hoặc tính độc đáo của khu vực trong mối tương quan về quy mô khu vực và thậm chí toàn cầu, và/hoặc tiến hành điều tra hiện trường vượt ra ngoài ranh giới khu vực dự án. Công tác này phải là một phần của nghiên cứu cảnh quan mặt đất/
mặt biển như được nêu trong khoản 6 của Tiêu chuẩn hoạt động 6 và khoản Hướng dẫn 17.
Hướng dẫn 65. Đối với Tiêu chí 1 đến 3, dự án phải xác định ranh giới nhậy cảm (về môi trường hoặc chính trị) để xác định khu vực môi trường sống được nghiên cứu trong Đánh giá môi trường sống quan trọng. Đó được gọi là “đơn vị quản lý riêng rẽ”, là khu vực với ranh giới được xác định, trong đó các quần thể sinh học và/hoặc các vấn đề quản lý có mối quan hệ tương đồng chặt chẽ với nhau hơn so với khu vực liền kề (vay mượn từ định nghĩa về sự riêng rẽ của liên minh khu vực không xẩy ra tuyệt chủng). Đơn vị quản lý riêng rẽ có thể có hoặc không có ranh giới quản lý thực tế (ví dụ khu vực được pháp luật bảo vệ, khu vực di sản thế giới, KBa, IBa, tài nguyên dự trữ của cộng đồng) nhưng cũng có thể được xác định bởi ranh giới khác nhậy cảm về môi trường (ví dụ lưu vực, nơi giao nhau của các dòng sông, khoảng rừng nguyên sinh với một số môi trường sống điều chỉnh xem kẽ, môi trường sống rong biển, dải san hô, khu vực nước dâng tập trung, v.v…). việc hoạch định đơn vị quản lý phụ thuộc vào giống loài (và đôi khi vào loài lớp dưới) đang được xem xét.
Hướng dẫn 66. Ba bước được miêu tả dưới đây để tổng kết các phương pháp cơ bản dùng trong việc xác định và miêu tả đặc điểm môi trường sống quan trọng. lưu ý là loại hình dự án, tác động và chiến lược giảm nhẹ của dự án không liên quan tới việc thực hiện Bước 1 đến 3.
việc xác định môi trường sống quan trọng và tác động của dự án cụ thể là hai khái niệm không liên quan. việc xác định môi trường sống quan trọng dựa trên sự hiện diện của giá trị đa dạng sinh học cao không phụ thuộc vào việc dự án có được triển khai trong môi trường đó hay không. Khách hàng không nên lập luận rằng họ không nằm trong môi trường sống quan trọng trên cơ sở dấu ấn hoặc tác động của dự án. ví dụ nếu giá trị đa dạng sinh học được dùng để xác định môi trường sống quan trọng là quần thể bò sát có nguy cơ tuyệt chủng có
giá trị khu vực (Tiêu chí 1), và khách hàng đang phát triển nhà máy điện gió trong môi trường sống quan trọng đó, dự án của khách hàng được coi là nằm trong môi trường sống quan trọng không phụ thuộc vào tác động) hoặc “không tác động”) của nhà máy điện gió đó.
Trong mọi trường hợp, khách hàng có trách nhiệm tôn trọng giá trị đa dạng sinh học hiện có của khu vực dự án. Các bước được liệt kê ở dưới tập trung vào nội dung này. Bước tiếp theo là xây dựng chiến lược giảm nhẹ phù hợp. Hướng dẫn về nội dung này có trong khoản Hướng dẫn 98 - Hướng dẫn 112.
Bước 1 - Tham vấn các bên liên quan/Nghiên cứu tài liệu ban đầu
Mục tiêu: Đạt được sự hiểu biết về đa dạng sinh học trong phạm vi cảnh quan từ quan điểm của mọi bên liên quan.
Quá trình: Hoạt động tham vấn thực địa và nghiên cứu ở văn phòng.
Hướng dẫn 67. Nghiên cứu tài liệu ban đầu một cách kỹ lưỡng và tham vấn với các bên liên quan bao gồm các tổ chức bảo tồn đã được thành lập, chính phủ hoặc các cơ quan liên quan khác, viện nghiên cứu khoa học và chuyên gia bên ngoài được công nhận, bao gồm chuyên gia về giống loài, là thiết yếu trong việc xác định xem dự án có nằm trong môi trường sống quan trọng không.
Tham vấn các bên liên quan/nghiên cứu tài liệu phải cung cấp thông tin về giá trị đa dạng sinh học liên quan tới khu vực ảnh hưởng của dự án. Bước này giống hướng dẫn trong khoản Hướng dẫn 10 - Hướng dẫn 12 của quy định chung đối với khách hàng của Tiêu chuẩn hoạt động 6, nhưng phải tiến hành một cách kỹ lưỡng hơn đối với các dự án nằm trong môi trường sống quan trọng.
Giai đoạn đánh giá này không nên tập trung vào việc xem xét giá trị đa dạng sinh học có đủ để xác định môi trường sống là quan trọng hay không và/hoặc liệu dự án có tác động tới giá trị đa dạng sinh học cụ thể không.
Mục tiêu của giai đoạn sơ bộ này là để hiểu được một cách khách quan về giá trị đa dạng sinh học của cảnh quan mặt đất/mặt biển. Nên lưu ý là việc xác định môi trường sống quan trọng phải phù hợp với các cơ chế ưu tiên cảnh quan hiện có trong bảo tồn đa dạng sinh học của hệ thống các tổ chức bảo tồn trong nước, các nhóm bảo tồn quốc tế, viện nghiên cứu và/hoặc chính quyền địa phương/quốc gia. vì vậy, trong giai đoạn này phải tham khảo cả kết quả đánh giá kế hoạch bảo tồn có hệ thống của các cơ quan nhà nước, các viện nghiên cứu khoa học được công nhận và/hoặc các tổ chức đủ năng lực khác (bao gồm cả NGO được quốc tế công nhận).
việc tham khảo này có thể cung cấp thông tin về hệ sinh thái bị đe dọa, chủng loài thực vật và cấp độ đất đai.