Lời văn, đoạn văn tự sự

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn 6 theo mô hình Vnen (Trang 53 - 57)

BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 1

HĐ 1: Lời văn, đoạn văn tự sự

- HS đọc bài tập và trả lời câu hỏi . - Các câu văn giới thiệu nhân vật ntn?

- HS: 2 đoạn giới thiệu về các nhân vật Vua Hùng. ST- TT. Cách giới thiệu nhân vật gọn gàng, đầy đủ có chất văn.

- Nhận xét về cách giới thiệu của đoạn văn 1?

- HS: Đ1: gồm 2 câu, mỗi câu giới thiệu 2 ý cân đối, đầy đủ, không thừa, không thiếu.

+ Câu 1 - 1 ý về Hùng Vương, 1 ý về Mị Nương.

+ Câu 2 : 1 ý về tình cảm, 1 ý về nguyện vọng.

- Cách giới thiệu nhân vật có ý nghĩa gì?

- HS: Nhằm đề cao, khẳng định người đẹp như hoa, tính hiền dịu, yêu thương hết mực, muốn kén chồng xứng đáng.

- Nhận xét về cách giới thiệu nhân vật của đoạn văn 2?

- HS: Đ2: gồm 2 câu.

+ Câu 1 giới thiệu chung

+ Câu 2,3: giới thiệu một người, câu 4 ,5 giới thiệu 1 người.

+ Câu 6: kết lại rất chặt chẽ. Do tài năng của 2 nhân vật ngang nhau, cách giới thiệu nhân vật cũng ngang nhau cân đối tạo vẻ đẹp của đoạn văn.

- Câu văn giới thiệu trên đây thường dùng những từ cụm gì?

- HS: Thường dùng các từ cụm từ:

I. LỜI VĂN, ĐOẠN VĂN TỰ SỰ.

1. Lời giới thiệu nhân vật.

a. Bài tập b. Nhận xét

Hùng Vương có người con gái...

Một hôm có hai chàng trai...

Người ta gọi chàng là....

- Thứ tự các câu có thể đảo lộn được không? Vì sao?

- HS: Không thể đảo lộn được vì giới thiệu tài năng của ST-TT trước thì sau tả cuộc đánh nhau mới hợp lí, mạch lạc nếu không thì sau này tả cuộc chiến đấu của 2 chàng người ta sẽ khó hiểu.

- Qua đây khi giới thiệu nhân vật trong văn tự sự cần chú ý điều gì?

- HS trả lời theo ND bài học.

- GV chốt và ghi bảng

- HS đọc bài tập và trả lời câu hỏi.

- Đoạn văn đã dùng những từ ngữ gì để kể HĐ của nhân vật?

- HS: Từ chỉ HĐ của nhân vật: đến sau, không lấy được vợ, nổi giận, đuổi, đòi cướp, hô, gọi làm, dâng...

- Các HĐ được kể theo thứ tự nào?

- HS: Thứ tự tăng dần về mức độ, HĐ sau dữ dội hơn HĐ trước.

+ KQ của HĐ: nước ngập ruộng.

- Lời kể “Nước ngập nhà....” gây ấn tượng gì?

- HS: Gây ấn tượng sợ hãi kinh hoàng, lo lắng cho ST.

- Qua đây em thấy khi kể sự việc thì kể ntn?

- HS dựa SGK trả lời.

- GV chốt, ghi bảng

- Mỗi đoạn văn biểu đạt 1 ý chính nào?

- HS: Đ1: Vua Hùng kén rể

Đ2: 2 chàng trai cầu hôn đều có tài xứng đáng làm rể vua Hùng.

Đ3: Thuỷ Tinh dâng nước đánh ST.

- Các ý chính này là chủ đề của đoạn văn, vậy chủ đề của đoạn nằm trong câu văn nào?

- Lời văn giới thiệu nhân vật phải ghi tên họ, lai lịch, tài năng, quan hệ.... ý nghĩa của nhân vật.

2. Lời văn kể sự việc a. Bài tập

b. Nhận xét

- Tại sao câu đó được coi là câu chủ đề?

- HS: + Đoạn 1 : câu CĐ là câu 2.

+ Đoạn 2: câu chủ đề là câu 1

->Vì câu đó chứa vấn đề chủ yếu của đoạn văn.

- Để dẫn tới ý chính người kể đã dẫn dắt từng bước = bằng cách kể lại các ý phụ ntn? Chỉ ra các ý phụ và mối quan hệ của chúng với ý chính?

- GV: Để dẫn tới ý chính người kể đã dẫn dắt từng bước bằng cách kể ý phụ.

+ Đ1: Muốn kén rể trước hết vua phải có con gái đẹp, vì có lòng yêu con gái mới có kén rể tài. Nếu đảo lại thì đó là văn giới thiệu lí do, văn kể phải kể theo thứ tự sự việc có trước, có sau có dẫn dắt thì người đọc mới hiểu.

+ Đ2: Muốn nói được ý này thì phải giới thiệu từng người phải dẫn dắt, họ đều có tài nhưng không giống nhau.

+ Đ3: Muốn kể được ý này người kể phải kể trận đánh theo thứ tự trước sau, từ mối quan hệ đến trận đánh.

- Em hiểu gì về đoạn văn?

- HS dựa SGK trả lời.

- GV chốt , ghi bảng HS đọc ghi nhớ SGK

HĐ 2: Hướng dẫn làm bài tập - HS: Đọc và nêu yêu cầu bài tập.

- Mỗi 1 đoạn văn kể ý gì? gạch dưới câu chủ đề.

- Đoạn a: ý nằm trong câu “Cậu chăn bò rất giỏi”.

ý “Giỏi” thể hiện qua nhiều ý phụ cụ thể:

+ Chăn bò suốt từ sáng đến tối.

+ Dù mưa nắng, bò vẫn no căng.

- Đoạn b: ý chính: Hai cô chị hắt hủi Sọ Dừa cô út hiền lành đối xử với Sọ Dừa tử tế.

- Đoạn c: ý chính: tính cô nàng còn trẻ con lắm.

- Đọc 2 câu văn nào đúng, câu nào sai?

- Khi kể sự việc phải kể HĐ việc làm, KQ và sự thay đổi do NĐ ấy đem lại.

3. Đoạn văn.

a. Bài tập b. Nhận xét

- Đoạn văn thường có 1 ý chính diễn đạt trong 1 câu, câu đó là câu chủ đề, các câu khác diễn đạt cho ý chính.

* Ghi nhớ (SGK) II. LUYỆN TẬP Bài 1

- Đoạn văn a: Nói về tài chăn bò của Sọ Dừa. Câu 1 có tính chất giới thiệu, các câu còn lại làm rõ ý hơn cho câu chủ đề.

-> Câu chủ đề: Câu 2

- Đoạn b: Nói về thái độ của các cô con gái nhà Phú ông đối với Sọ

Dừa.Câu 1 đóng vai trò dẫn dắt, giải thích.

-> Câu chủ đề: câu 2

- Đoạn c: Nói về tính trẻ con của cô gái.Câu 1 giới thiệu chung về cô gái, câu 3,4,5 minh hoạ tính trẻ con của cô gái.

-> Câu chủ đề: câu 2 Bài 2

Câu a sai, câu b đúng

Câu a không kể theo thứ tự logic

4. Củng cố.

- So sánh lời văn giới thiệu nhân vật và lời văn kể sự việc?

- Khi trình bày đoạn văn phải chú ý điểm gì?

5. Hướng dẫn về nhà.

- Xem lại nội dung bài

- Nhận diện từng đoạn trong một truyện dân gian đã học, nêu ý chính của mỗi đoạn và phân tích tính mạch lạc giữa các câu trong đoạn.

- Làm bài tập 3,4 (60)

- Đọc và soạn bài: Thạch Sanh.

Ngày soạn: 14-10-2012

Tiết 21 Văn bản THẠCH SANH ( cổ tích)

I. Mục tiêu: Giúp HS.

1. Kiến thức: - Sơ giản về thể loại truyện cổ tích.

- Nhóm truyện cổ tích ca ngợi người dũng sĩ.

- Niềm tin thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà của tác giả dân gian và nghệ thuật tự sự dân gian của truyện cổ tích Thạch Sanh.

2. Kĩ năng: - Bước đầu biết cách đọc - hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại.

- Bước đầu biết trình bày những cảm nhận, suy nghĩ của mình về các nhân vật và các chi tiết đặc sắc trong truyện.

- Kể lại được truyện ( kể được những tình tiết chính = ngôn ngữ kể của HS).

3. Thái độ: - Giáo dục về đạo đức, tin tưởng vào lẽ phải, yêu chuộng hoà bình.

II. Chuẩn bị:

- Tranh minh hoạ truyện Thạch Sanh.

III. Tiến trình bài dạy.

1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra vở soạn của HS.

3. Bài mới

Hoạt động của GV-HS Nội dung chính

HĐ 1:

- HS: Đọc chú thích SGK (53)

- GV giảng, nhấn mạnh khái niệm về cổ tích.

HĐ 2:

- GV đọc mẫu- nhấn mạnh giọng đọc diễn cảm.

- 4 HS đọc nối tiếp nhau.

- GV: Yêu cầu HS xem chú thích và XĐ chú thích nào là từ mượn.

- Xác định bố cục văn bản.

- Nêu giới hạn và nội dung từng phần Đ1: Từ đầu đến mọi phép thần thông.

Đ2: Tiếp đến làm Quận Công.

Đ3: Tiếp đến hoá kiếp thành bọ hung Đ4: Còn lại.

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn 6 theo mô hình Vnen (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(336 trang)
w