KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn 6 theo mô hình Vnen (Trang 126 - 129)

1. Kiến thức: - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm tự sự.

- Vai trò của tưởng tượng trong tự sự.

2. Kĩ năng: - Kể chuyện sáng tạo ở mức độ đơn giản.

3. Thái độ: - GD HS yêu thích bộ môn.

II. Chuẩn bị :

- Bảng phụ ghi dàn bài.

III. Tiến trình bài dạy.

1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ:

- Thế nào là kể chuyện đời thường?

- So sánh truyện “Chân, tay, mắt , miệng” với chuyện “Thằng ngố,” để thấy được kể chuyện tưởng tượng khác đời thường ntn?

3. Bài mới

Hoạt động của GV-HS Nội dung kiến thức

HĐ1: Tìm hiểu về văn kể chuyện tưởng tượng.

- HS: đọc truyện ngụ ngôn “Chân,Tay, Tai, Mắt,Miệng”

- Trong truyện này người ta tưởng tượng những gì?

- Trong thực tế có chuyện này không?

- Chi tiết nào dựa trên cơ sở thực tế?

I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG.

1.Tìm hiểu truyện Chân,Tay, Tai, Mắt, Miệng.

* Tưởng tượng: các bộ phận cơ thể thành những nhân vật riêng biệt gọi bằng : bác, cô cậu... có nhà riêng.

+ Chân , tay, tai, mắt chống lại lão Miệng. Cuối cùng hiểu ra, hoà thuận lại như cũ

* Cơ sở thực tế: các bộ phận trên cơ thể có nhiệm vụ vai trò khác nhau (mắt, nhìn tai nghe, tay làm...)

- Sự tưởng tượng ở đây thể hiện một ý nghĩa nào của thực tế?

- Tưởng tượng trong văn tự sự có phải là tuỳ tiện hay nhằm MĐ gì?

GV chốt: tưởng tượng không được tuỳ tiện mà phải dựa vào logic tự nhiên, tưởng tượng nhằm thể hiện một tư tưởng ( chủ đề) tức là khẳng định cái logic tự nhiên không thể thay đổi được.

- HS đọc truyện “Lục súc tranh công”

- Truyện tưởng tượng ra những gì ? - HS: Trả lời

- Truyện có dựa trên cơ sở thực nào không ?

- HS: trả lời

- Tưởng tượng như vậy nhằm mục đích gì?

- HS: Trả lời

- HS đọc truyện “Giấc mơ trò truyện với Lang Liêu”

- Truyện tưởng tượng ra những gì ? - Tưởng tượng như vậy nhằm mục đích gì ?

- HS: Giúp hiểu sâu thêm về truyền thuyết Lang Liêu- Thời các vua Hùng - Qua các câu chuyện trên, em có suy nghĩ gì về cách kể một câu chuyện tưởng tượng ?

- HS: Phải dùng trí tưởng tượng để hình dung ra những câu chuyện có sẵn trong sách vở hoặc trong cuộc sống, nhưng phải có một ý nghĩa nào đó. Phải dựa vào một phần sự thật, sự thật ấy phải có ý nghĩa.

- Yếu tố tưởng tượng có vai trò, tác dụng gì trong văn tự sự ?

- HS đọc ghi nhớ SGK

- Nếu tưởng tượng gà đi cày, chó kéo

Cơ thể là một thể thống nhất, miệng ăn thì các bộ phận khác mới khoẻ.

-> Trong XH ta phải nương tựa vào nhau tách rời nhau thì không tồn tại được.

2. Tìm hiểu truyện:

* Truyện “Sáu con gia súc so bì tranh công”

- Tưởng tượng: 6 con gia súc biết nói tiếng người, biết kể công, kể khổ.

- Sự thật: Cuộc sống, công việc, đặc điểm của từng giống vật

-> Nhằm nhắc nhở không nên so bì nhau.

* Truyện "Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu"

- Tưởng tượng ra một giấc mơ.

-> giúp hiểu sâu thêm về truyền thuyết Lang Liêu

xe, lợn ăn cỏ... có được không.

GV chốt: muốn kể chuyện tưởng tượng phải dựa trên cơ sở thực tế, có ý nghĩa, tưởng tượng thêm phong phú.

- HS đọc ghi nhớ

HĐ 2: Hướng dẫn luyện tập

- Hình dung cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh

GV gợi ý

HS viết đoạn văn theo gợi ý

* Ghi nhớ.

II. LUYỆN TẬP Bài 1

+ MB:

- Trận lũ lụt khủng khiếp sảy ra.

- Thuỷ Tinh, Sơn Tinh lại đại chiến trên chiến trường mới.

+ TB:

- Cảnh Thuỷ Tinh khiêu chiến, tấn công bằng vũ khí cũ nhưng mạnh và ác gấp bội.

- Sơn Tinh chống lũ lụt, huy động sức mạnh tổng lực: Đất, đá, xe ben, xe Ka ma, tàu hoả, trực thăng…

- Các phương tiện thông tin hiện đại: Vô tuyến, di động, loa…giúp ứng cứu kịp thời.

- Cảnh bộ đội, công an giúp dân chóng lũ - Cảnh cả nước quyên góp ủng hộ nhân dân lũ

- Cảnh những chiến sỹ hết mình vì dân và hi sinh.

+ KB:

Cuối cùng, Thuỷ Tinh lại một lần nữa thua trận.

Bài 4:

- Xe đạp không ô nhiễm, tiện lợi, có tác dụng rèn sức khoẻ, là người bạn của HS.

Nhưng sức chở ít không cơ động.

- Xe máy nhanh nhẹn, tiện lợi , cơ động nhưng mất tiền mua xăng, ô nhiễm, sức chở không nhiều.

- ô tô: sức chở lớn, tránh được mưa nắng, độ an toàn cao, nhưng tốn xăng, ô nhiễm cần phải có nhà để xe, phải học bài bản

mới lái được.

4. Củng cố

- Thế nào là kể chuyện tưởng tượng? Nêu cách kể chuyện tưởng tượng.

5. Hướng dẫn về nhà - Học thuộc lí thuyết

- Lập dàn ý cho một đề văn kể chuyện và tập viết bài văn kể chuyện tưởng tượng.

- Đọc lại các chuyện dân gian đã học từ đầu năm -> Giờ sau ôn tập truyện dân gian.

********************************************

Ngày soạn: 13-12-2012

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn 6 theo mô hình Vnen (Trang 126 - 129)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(336 trang)
w