Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ và thị trường nhằm phát triển vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu gạo (Trang 33 - 36)

Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

Đồng bằng sông Cửu Long có dân số cao nhất trong các vùng của cả nước, chiếm 22% dân số cả nước. Tốc độ tăng dân số tự nhiên còn cao đạt 1,75% sẽ là rào cản rất lớn trên nhiều mặt đối với tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn.

Dân số nông thôn 83% chiếm tỷ trọng cao hơn mức trung bình cả nước (80% dân số nông thôn).

Ngoài dân tộc Kinh, có dân tộc Khomer và nhiều dân tộc khác.

Lao động trong độ tuổi của vùng chiếm tỷ trọng đông nhất so với cả nước.

Chất lượng nguồn nhân lực ĐBSCL là một vấn đề đáng được quan tâm với những con số con số thể hiện là:

- 45% dân nông thôn từ 15 tuổi trở lên chưa hoàn tất cấp học nào.

- 32% tốt nghiệp tiểu học.

- 13,5% tốt nghiệp phổ thông cơ sở.

- 5,4% tốt nghiệp phổ thông trung học.

- 3,1% qua đào tạo nghề.

Bảng 3. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động vùng ĐBSCL Đvt:%

ĐBSCL ĐNB Cả nước

Tổng số 100 100 100

Không chuyên môn kỹ thuật 92,2 82,2 87,7

Sơ cấp 0,79 1,67 1,5

CNKT có bằng 0,88 2,96 2,0

CNKT không có bằng 2,34 4,6 2,3

THCN 2,38 3,73 3,8

Cao đẳng đại học 1,28 4,55 2,5

Trên đại học 0,01 0,16 0,04

Khác 0,03 0,11 0,03

Nguồn: Niên giám thống kê, 2004.

Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 22,8% lao động không có chuyên môn kỹ thuật của cả nước, Đông Nam Bộ: 11,9%. ĐBSCL chiếm 11,1% lao động cao đẳng, đại học của cả nước, Đông Nam Bộ – 22,3%. Nét nổi bật của nguồn lao động ĐBSCL là có tác phong thực tiễn, biết tiếp cận thị trường một cách nhạy bén.

1.2.1.2 Dân số và ruộng đất.

Dân số tăng nhanh, quỹ đất nông nghiệp ĐBSCL đã được khai thác hết. Với khoảng 2,90 triệu ha, tại thời điểm năm 1995 bình quân diện tích canh tác của các hộ nông thôn (ước tính chiếm 90% tổng số hộ vùng châu thổ) có khoảng 4,3 ha/hộ, giảm còn 2,6 ha vào năm 1970 và hiện nay vào khoảng 1,0 ha/hộ nông thôn.

Nếu dân số tiếp tục tăng, thì áp lực lên đất đai sẽ rất lớn, người dân sẽ có ít ruộng để canh tác đồng thời sự manh mún trong đất đai sẽ là trở lực quan trọng của sản xuất cơ giới hóa, hiện đại hóa nông nghiệp.

Trong những năm gần đây vùng ĐBSCL đã thực hiện chính sách khuyến khích làm giàu chính đáng của nhà nước. Luật đất đai năm 1993 khẳng định hộ dân được giao quyền sử dụng đất, quyền chuyển nhượng, quyền được thế chấp và quyền thừa kế. Cùng với tác động của tăng dân số, quá trình cơ giới hóa ở ĐBSCL đã diễn ra theo xu hướng tích tụ ruộng đất khá nhanh. Năm 1994 số hộ có quy mô 3-5 ha chiếm 3,63% và số hộ có quy mô trên 5 ha chiếm 0,75%, đến năm 1998, số hộ có quy mô 3- 5 ha chiếm 30,32% và trên 5 ha chiếm 12,65%.

Điều tra số hộ có nhiều đất vùng ĐBSCL, trong quỹ đất của họ có 29,1% có nguồn gốc chuyển nhượng, 3,3% do cầm cố, 1,4% thuê mướn, 22,1% có nguồn gốc từ đất khác.

Một bộ phận tự nguyện chuyển nhượng ruộng đất để làm nghề phi nông nghiệp.

Hiện tượng mất đất, thiếu đất, thiếu việc làm ở nông thôn dẫn đến hiện tượng di dân ra thành thị và đi các tỉnh của vùng tăng lên.

Sự di chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp, nông thôn ra thành thị tìm kiếm việc làm khá cao. Vùng ĐBSCL năm 2003 số người di chuyển ra thành thị chiếm 16,17%

số người di chuyển ra thành thị của cả nước, Đông Nam Bộ chỉ chiếm 5,34%.

1.2.2 Điều kiện kinh tế

Bảng 4. Đồng bằng sông Cửu Long trong nền kinh tế - xã hội của cả nước Chỉ tiêu

Tỷ trọng so với cả

nước(%) Xếp hạng trong vùng 1. Giá trị sản xuất nông lâm, nghiệp

và thủy sản

2. Giá trị sản xuất công nghiệp

3. Tổng mức bán lẻ hàng hóa doanh thu và dịch vụ

4. Sản lượng lúa 5. Sản lượng thủy sản 6. Sản lượng trái cây

36,2 9,6 19,9 51,3 51,4 47,6

1

3 (sau ĐNB và ĐBSH) 2 (sau ĐNB)

1 1 1

Nguồn: Niên giám Thống kê 2002, 2003

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực và có những nhân tố mới khởi sắc.

Tỷ trọng 3 khu vực kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm nông nghiệp, tăng công nghiệp và dịch vụ.

Bảng 5. Tỷ trọng khu vực trong nền kinh tế ĐBSCL

Đvt: %

Khu vực 1995 2000 2003

Nông, lâm nghiệp và thủy sản 61,8 51,3 49,0

Công nghiệp và xây dựng 11,7 19,5 21,0

Thương mại và dịch vụ 26,5 29,2 30,0

Tổng cộng 100 100 100

Nguồn: Niên giám Thống kê, 2004

Một số nhân tố mới trong điều chỉnh cơ cấu ngành của ĐBSCL:

- Từ sản xuất lúa trên diện rộng, chạy theo số lượng, lấn át một số cây trồng vật nuôi khác, đã điều chỉnh diện tích, mùa vụ theo hướng giảm bớt diện tích lúa để nhường chỗ cho một số cây trồng vật nuôi khác vốn hợp sinh thái và giá trị kinh tế cao hơn (năm 2003 so với năm 2000 giảm gần 150.000 ha diện tích gieo trồng lúa).

- Cơ sở hạ tầng của vùng nhìn chung kém phát triển cả về hạ tầng sản xuất và hạ tầng xã hội, đặc biệt là ở nông thôn vùng sâu, vùng xa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ và thị trường nhằm phát triển vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu gạo (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(348 trang)