CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 3 GIẢI PHÁP KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ
3.2 Xây dựng quy trình công nghệ sản xuất lúa xuất khẩu
3.2.1 Vùng Đồng bằng ven biển cao
3.2.1.1 Chọn giống lúa thơm
Dựa trên kết quả nghiên cứu trước đây, nhóm nghiên cứu đã chọn ra 8 giống lúa chất lượng cao để thử nghiệm trong 2 vụ Hè Thu 2002 và Đông Xuân 2002-2003 tại 3 điểm Trà Cú, Châu Thành (tỉnh Trà Vinh) và Long Phú (tỉnh Sóc Trăng). Mục đích để
khảo sát tính thích nghi của các giống theo từng địa phương và mùa vụ khác nhau. Giống IR64 dùng làm đối chứng.
Kết quả thí nghiệm trong vụ Hè Thu 2002 và Đông Xuân 2002-2003 tại 3 địa điểm thuộc tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng cho thấy: giống lúa MTL233, Jasmine85 có năng suất
khá (từ 2,57-3,02 tấn/ha ở vụ Hè Thu và từ 3,63 - 3,93 tấn/ha ở vụ Đông Xuân) tương đương với IR64 (bảng 17).
Bên cạnh đó, các giống lúa MTL233, Jasmine85 có chất lượng gạo tốt, thể hiện tỷ lệ gạo nguyên cao 58,2% ở giống MTL233 và 58,8% ở giống Jasmine85 (trong vụ Đông Xuân), có tỷ lệ bạc bụng và hàm lượng amylose thấp ở cả 2 vụ (bảng 18).
Bảng 17. Năng suất trung bình (tấn/ha) của các giống lúa thử nghiệm Giống Hè Thu 2002 Đông Xuân 2002-2003
MTL145 2,96 3,81
MTL233 3,02 3,93
MTL241 3,15 3,41
MTL250 2,87 3,66
IR62032 2,76 3,68
IR64 (ĐC) 2,38 3,83
VNĐ95-20 3,51 4,36
Jasmine85 2,57 3,63
Ghi chú: Năng suất trung bình các điểm nghiên cứu Trà Cú, Châu Thành (Trà Vinh) và Long Phú (Sóc Trăng).
Bảng 18. Chất lượng xay chà của các giống thử nghiệm
Tỷ lệ gạo nguyên (%) Tỷ lệ bạc bụng (%) Giống Hè Thu
2002 Đông Xuân
2002-2003 Hè Thu
2002 Đông Xuân 2002-2003
MTL145 52 61 52,9 42,5
MTL233 49 58 4,1 4,5
MTL241 48 57 25,9 27,6
MTL250 46 55 22,8 20,9
IR62032 50 61 47,0 57,3
IR64 (ĐC) 48 58 47,1 49,7
VNĐ95-20 50 58 66,4 66,2
Jasmine85 49 59 6,7 2,9
Ghi chú: Trung bình các điểm nghiên cứu Trà Cú, Châu Thành (Trà Vinh) và Long Phú (Sóc Trăng).
Bảng 19. Hàm lượng amylose và protein của các giống thử nghiệm
Amylose (%) Protein (%)
Giống
Hè Thu 2002
Đông Xuân 2002-2003
Hè Thu 2002
Đông Xuân 2002-2003
MTL145 26,8 22,8 7,9 9,0
MTL233 16,6 15,8 8,1 9,8
MTL241 25,9 20,1 8,9 10,5
MTL250 26,5 23,1 8,3 9,3
IR62032 24,5 21,4 8,8 9,2
IR64 (ĐC) 25,0 23,2 8,2 8,8
VNĐ95-20 26,0 23,2 7,8 9,2
Jasmine85 17,6 14,1 8,4 9,0
Ghi chú: Trung bình các điểm nghiên cứu Trà Cú, Châu Thành (Trà Vinh) và Long Phú (Sóc Trăng).
Qua kết quả thu được, có thể nhận thấy 2 giống lúa phù hợp cho vùng Đồng bằng ven biển cao là MTL233 và Jasmine85 vì đây là giống có năng suất khá cao, chất lượng gạo tốt, thơm, tỷ lệ gạo nguyên cao (gần 60 %) và hàm lượng amylose thấp hơn IR64.
Từ kết quả chọn giống ban đầu, việc khảo sát đặc tính của các giống lúa tiếp tục được nghiên cứu trên giống MTL250, VNĐ95-20, Jasmine85 và 2 giống bổ sung có nguồn gốc từ Viện Lúa ĐBSCL (OM2464) và Sở Nông nghiệp Sóc Trăng (ST3), với IR64 làm đối chứng. Sáu giống được thử nghiệm tại Kế Sách và Mỹ Xuyên (Sóc Trăng), vụ Đông Xuân 2002-2003, kết quả cho thấy:
+ Năng suất giống OM2464 (5,52 tấn/ha) cao nhất trong 6 giống và thấp nhất là giống ST3 (4,28 tấn/ha). Tuy nhiên chỉ có OM2464 có năng suất cao khác biệt so với IR64 (5,11 tấn/ha) một cách có ý nghĩa thống kê. Các giống còn lại (trong đó có ST3;
Jasmine85) đều cho năng suất tương đương nhau và không khác biệt so với IR64.
+ Các giống nghiên cứu đều có tỷ lệ bạc bụng thấp, phù hợp với tiêu chuẩn xuất khẩu, trong đó ST3 và Jasmine85 là 2 giống có chất lượng gạo vượt trội hơn hạt gạo dài, tỷ lệ bạc bụng thấp, gạo trong, có mùi thơm (bảng 20).
+ Khả năng kháng sâu bệnh của các giống lúa: hầu hết các giống đều nhiễm trung bình đối với bệnh cháy lá, vàng lá và rầy nâu, ST3 hơi kháng với bệnh cháy bìa lá hơn các giống khác (bảng 21).
Như vậy có thể nhận định rằng giống lúa ST3 và Jasmine85 cho năng suất cao, ổn định tương đương với IR64, là giống đặc sản có chất lượng tốt gạo dài, trong, thơm, ít bạc bụng, phù hợp cho xuất khẩu và canh tác thích hợp cho vùng ven biển cao như Sóc Trăng.
Bảng 20. Năng suất và tỷ lệ bạc bụng của 6 giống lúa tại Kế Sách và Mỹ Xuyên Sóc Trăng, vụ Đông Xuân 2002-2003
Tỷ lệ bạc bụng (%) TT Tên giống Năng suất trung
bình (tấn/ha) Cấp 0 Cấp 1 Cấp 5 Cấp 9
1 MTL250 4,88 89,5 2,0 2,0 3,5
2 ST3 4,28 94,0 2,0 1,0 2,5
3 OM2464 5,52 95,5 4,5 0,0 0,0
4 VNĐ95-20 4,78 93,0 5,5 0,5 1,0
5 Jasmine85 4,18 90,5 3,5 1,5 4,0
6 IR64 5,11 64,5 24,0 5,5 4,5
Ghi chú: Số liệu trung bình trên các điểm thử nghiệm.
Bảng 21. Bệnh cháy bìa lá và vàng lá của 6 giống lúa tại Kế Sách và Mỹ Xuyên vụ Đông Xuân 2002-2003
TT Tên giống Cháy bìa lá
(cấp) Vàng lá
(cấp) Rầy nâu
(cấp) Cháy lá (cấp)
1 MTL250 0-5 2-5 5 5
2 ST3 3 0-5 5 6
3 OM2464 3 2-7 5 5
4 VNĐ95-20 2-3 2-7 5 6
5 Jasmine85 0-9 2-5 7 5
6 IR64 3-4 2-5 7 8
Ghi chú: Số liệu trung bình cháy bìa lá và vàng lá được tổng hợp từ 5 địa điểm (đánh giá ngoài đồng); Rầy nâu, cháy lá: đánh giá trong nhà lưới.
3.2.1.2 Kỹ thuật canh tác
(i) Xác định mật độ sạ thích hợp trên giống lúa thơm ST3
Năng suất: kết quả thí nghiệm cho thấy ở mật độ sạ 80 kg/ha cho năng suất cao nhất (3,86 tấn/ha), các mật độ sạ từ 100-200 kg/ha đều có năng suất tương đương nhau (3,50-3,55 tấn/ha). Như vậy sạ với mật độ quá dày như kỹ thuật nông dân (200 kg/ha) làm tăng chi phí giống, giảm năng suất lúa, từ đó làm giảm hiệu quả sản xuất (bảng 22 và 23).
Hiệu quả kinh tế: ngoài sự khác nhau về chi phí giống giữa các nghiệm thức, các chi phí còn lại tương đương nhau. Hiệu quả sản xuất được tính trên phần chênh lệch vốn đầu tư về giống và năng suất giữa các nghiệm thức so với đối chứng (mật độ sạ 200 kg/ha) kết quả ghi nhận trên cả 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu, bảng 22 và 23 cho thấy:
Mật độ từ 80-100 kg/ha có lãi thuần cao nhất và tăng so với mật độ sạ của nông dân từ 440.000 – 800.000 đ/ha. Với mật độ sạ 120 kg/ha thì lãi thuần cao hơn so với mật độ sạ của nông dân từ 430.000 – 480.000 đ/ha. Lãi thuần tăng do giảm được 50% chi phí lúa giống, ít nhiễm sâu bệnh, giảm chi phí thuốc trừ sâu so với đối chứng (bảng 24).
Bảng 22. So sánh hiệu quả kinh tế giữa các mật độ sạ tại Kế Sách-Sóc Trăng, vụ Đông Xuân 2002-2003 tính cho 1 ha.
TT Mật độ sạ (kg)
Năng suất (tấn)
Chi phí giống (1000đ)
Tổng thu
(1000đ) Lợi do giảm chi
phí*
(1000đ)
Lợi do tăng năng
suất*
(1000đ)
Lợi nhuận tăng thêm*
(1000đ) 1
2 3 4
80 100 120 200
3,11 3,15 3,10 3,08
240 300 360 600
6.220 6.300 6.200 6.160
360 300 240
60 140
40
420 440 280
Ghi chú: * so với mật độ sạ 200 kg/ha.
Bảng 23. So sánh hiệu quả kinh tế giữa các mật độ sạ tại Mỹ Xuyên - Sóc Trăng vụ Đông Xuân 2002-2003
T T
Mật độ sạ (kg)
Năng suất (tấn)
Chi phí giống (1000đ)
Tổng thu
(1000đ) Lợi do giảm chi phí*
(1000đ)
Lợi do tăng năng
suất*
(1000đ)
Lợi nhuận tăng thêm*
(1000đ) 1
2 3 4
80 100 120 200
4,06 4,01 4,01 3,84
240 300 360 600
8.120 8.020 8.020 7.680
360 300 240
440 340 340
800 640 580
Ghi chú: * so với mật độ sạ 200 kg/ha.
Qua kết quả nghiên cứu về mật độ sạ trên giống lúa thơm rút ra nhận xét: mật độ sạ thích hợp cho vùng Đồng bằng ven biển cao từ 80-100 kg/ha.
(ii) Nghiên cứu ảnh hưởng phân hữu cơ lên chất lượng giống lúa thơm MTL250
Bón phân hữu cơ ngoài việc duy trì độ phì nhiêu đất còn giữ được năng suất, góp phần nâng cao chất lượng nông sản theo xu hướng nông nghiệp bền vững. Mục đích xác định hiệu lực của phân hữu cơ đối với giống lúa thơm MTL250, theo mức phân nền 40P2O5- 40K2O kg/ha. Kết quả cho thấy trong 2 biện pháp: bón phân hữu cơ + bón N so màu lá (có bón đạm bổ sung) và bón phân hữu cơ đơn thuần không so màu lá không có sự khác biệt về năng suất lúa trong cả 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu.
Thí nghiệm đã xác định sự khác nhau giữa các mức độ và loại phân hữu cơ đến năng suất như bón 4 tấn phân hữu cơ và bón phân vi sinh (VS1), năng suất lúa đạt 3,83 – 4,15 tấn/ha tương đương với bón phân vô cơ (ĐC-100 kgN/ha). Bón lượng phân hữu cơ cao (6 tấn/ha) hoặc thấp (2 tấn/ha) năng suất lúa thấp hơn bón phân vô cơ (100 kgN/ha) có ý nghĩa thống kê (bảng 24).
Bảng 24. Ảnh hưởng của phân hữu cơ + bón N so màu lá và không so màu lá đến năng suất lúa tại Long Phú Sóc Trăng
Đvt: tấn/ha Đông Xuân 2002-2003 Hè Thu 2003 Nghiệm thức
So màu lá
Không so màu lá
So màu lá Không so màu lá
2 tấn hữu cơ/ha 2,87 b 2,92 c 2,70 3,30
4 tấn hữu cơ/ha 3,83 a 3,87 ab 3,80 3,40
6 tấn hữu cơ/ha 2,90 b 3,23 bc 3,40 3,00
Vi sinh 1 4,15 a 4,05 ab 3,40 3,30
Vi sinh 2 2,75 b 3,31 bc 2,70 3,10
Đối chứng 4,18 a 4,15 a 3,70 3,50
F (t) 4,81** >1
CV (%) 12,9 19,8
Ghi chú: trong cùng một cột, số theo sau bởi cùng một ký tự thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, theo phép thử Duncan.
Phân nền 40P2O5-40K2O kg/ha, bón N theo so màu lá- 92 KgN/ha; VSI: Phân vi sinh (N2%; P2O5 1% và K2O 1%); VS2: phân bón lá (Humat, natri, amon, kali- N 13-14%; P2O5 10-11% và K2O 5-6%).
Bảng 25. Ảnh hưởng của phân hữu cơ + bón N so màu lá và không so màu lá đến hàm lượng amylose (%) tại Long Phú Sóc Trăng Vụ Đông Xuân 2002-2003 và Hè Thu 2003
Không so màu lá So màu lá Nghiệm thức
Đông Xuân
Hè Thu Đông Xuân
Hè Thu 2 tấn hữu cơ/ha 23,7 d 24,8 e 24,4 b 27,6 a 4 tấn hữu cơ/ha 25,2 ab 26,9 a 24,6 b 25,8 c 6 tấn hữu cơ/ha 25,1 bc 25,1 d 24,0 c 25,9 c
Vi sinh 1 25,4 a 25,6 b 25,1 a 25,9 c
Vi sinh 2 25,0 bc 25,5 b 25,4 a 26,6 b
Đối chứng 24,8 c 25,3 c 23,4 d 25,6 b
F (t) ** ** ** **
CV (%) 0,7 0,2
Ghi chú: trong cùng một cột, số theo sau bởi cùng một ký tự thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, theo phép thử Duncan.
Phân nền 40P2O5-40K2O kg/ha, bón N theo so màu lá- 92 KgN/ha; VSI: Phân vi sinh (N2%; P2O5 1% và K2O 1%); VS2: phân bón lá (Humat, natri, amon, kali- N 13-14%; P2O5 10-11% và K2O 5-6%).
Bảng 26. Ảnh hưởng của phân phân hữu cơ + bón N so màu lá và không so màu lá đến hàm lượng protein (%) trong gạo tại Long Phú Sóc Trăng Vụ Đông Xuân 2002-2003 và Hè Thu 2003
Không so màu lá So màu lá Nghiệm thức
Đông Xuân
Hè Thu Đông Xuân
Hè Thu 2 tấn hữu cơ/ha 10,0 a 5,9 c 10,7 a 6,3 b 4 tấn hữu cơ/ha 8,1 e 5,8 cd 10,0 c 6,3 b 6 tấn hữu cơ/ha 8,4 cd 5,5 e 10,2 b 5,7 d
Vi sinh 1 8,3 d 5,7 d 8,7 e 6,7 a
Vi sinh 2 8,5 c 6,0 b 8,5 f 5,6 d
Đối chứng 9,3 b 6,2 a 9,7 d 6,00 c
F (t) ** **
CV (%) 1,0 1,3
Ghi chú: trong cùng một cột, số theo sau bởi cùng một ký tự thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, theo phép thử Duncan.
Phân nền 40P2O5-40K2O kg/ha, bón N theo so màu lá- 92 KgN/ha; VSI: Phân vi sinh (N2%; P2O5 1% và K2O 1%); VS2: phân bón lá (Humat, natri, amon, kali- N 13-14%; P2O5 10-11% và K2O 5-6%).
Kết quả trình bày ở (bảng 25) cho thấy yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hàm lượng amylose trong hạt gạo là mùa vụ, hàm lượng amylose trong hạt gạo ở vụ Hè Thu cao hơn vụ Đông Xuân.
Phân hữu cơ và bón phân đạm theo bảng so màu lá không làm tăng hàm lượng amylose trong hạt gạo.
Kết quả trình bày (bảng 26) cho thấy yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hàm lượng protein trong hạt gạo là mùa vụ, hàm lượng protein ở vụ Hè Thu thấp hơn vụ Đông Xuân.
Trong vụ Đông Xuân nghiệm thức bón 2 tấn hữu cơ trên hec-ta và không bón đạm cho hàm lượng protein cao nhất so với các nghiệm thức có bón lượng hữu cơ cao hơn. Các nghiệm thức so màu lá thì 2 tấn phân hữu cơ kết hợp với kỹ thuật bón đạm so màu lá có hàm lượng protein cao nhất. Phân hữu cơ kết hợp với phân đạm bón theo bảng so màu lá có tác dụng làm tăng hàm lượng protein trong gạo.