Kết quả điều tra sản xuất lúa ở nông hộ trên 3 vùng sinh thái của ĐBSCL

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ và thị trường nhằm phát triển vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu gạo (Trang 105 - 112)

CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương 3 GIẢI PHÁP KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ

3.1 Kết quả điều tra sản xuất lúa ở nông hộ trên 3 vùng sinh thái của ĐBSCL

Các giống lúa sử dụng ở ĐBSCL rất đa dạng, xét trên 3 vùng sinh thái (vùng Đồng bằng ven biển cao (vùng VB), vùng Đồng lụt ven sông (vùng ĐLVS), vùng Đồng Tháp Mười (vùng ĐTM) có thể chia làm 3 nhóm chính:

+ Nhóm lúa chất lượng khá, hạt dài thuộc bộ giống quốc gia xuất khẩu (nhóm 1): gồm 5 giống được Bộ NN & PTNT khuyến cáo áp dụng là IR64, VNĐ95-20, OM1490, OMCS2000 và MTL250.

+ Nhóm lúa chất lượng cao (lúa thơm hoặc đặc sản địa phương) cho xuất khẩu và tiêu thụ nội địa như (nhóm 2): VD20, Khao-Dawk-Mali 105 (KDM105), Jasmine85, Tài nguyên, Nàng thơm Chợ Đào, Nếp.

+ Nhóm lúa chất lượng thấp tiêu thụ nội địa (nhóm 3): đại diện là OM576 (Hàm trâu), IR50404 và các giống nhập nội và lai tạo trong nước được sử dụng trong sản xuất.

Nhìn chung ở ĐBSCL thì nhóm lúa bộ giống quốc gia xuất khẩu và nhóm lúa tiêu thụ nội địa có số hộ trồng nhiều nhất trong vụ Đông Xuân và Hè Thu (38-44% số hộ trồng). Riêng vụ Thu Đông (hay Mùa) 3 nhóm lúa này có số hộ sử dụng tương đương nhau (31-35% số hộ trồng). Nếu xét theo từng vùng thì vùng ĐLVS, vụ Đông Xuân nhóm giống lúa thơm có số hộ trồng chiếm 21,6% không thua kém so với hai nhóm giống còn lại. Riêng vùng ĐTM, sản xuất 2 vụ/năm (Đông Xuân và Hè Thu) thì nhóm giống cao sản

xuất khẩu và nhóm lúa tiêu thụ nội địa chiếm đa số, nhóm lúa thơm và đặc sản rất ít hộ trồng do năng suất và hiệu quả không cao.

Như vậy có thể nói, việc sản xuất lúa ở ĐBSCL đã có định hướng cho xuất khẩu, nhóm giống lúa cho xuất khẩu có số hộ trồng chiếm tỷ lệ 1/3 trên 3 vùng sinh thái ĐBSCL. Điều này rất thuận lợi cho việc hình thành các vùng lúa nguyên liệu phục vụ xuất khẩu.

3.1.2 Hiệu quả sản xuất lúa theo vụ Vụ Đông Xuân

Với năng suất bình quân đạt 6 tấn/ha, 1ha lúa vụ Đông Xuân năm 2000-2001 nông dân có lãi ròng 3,786 triệu đ/ha, giá thành 1kg lúa là 779 đ/kg, thấp hơn giá bán 598 đ/kg (tương dương 44,7%) và giá thành sản xuất lúa của vùng ĐLVS so sánh vùng ĐTM cũng tương đương nhau (777 và 770 đ/kg). Giá thành sản xuất lúa vùng VB (807 đ/kg) cao hơn vùng ĐLVS và ĐTM, chủ yếu do năng suất lúa vùng VB thấp hơn. Xét hiệu quả đầu tư/vật tư và hiệu quả đầu tư/lao động và sức kéo thì hệ số này vùng ĐLVS > vùng ĐTM >

vùng VB.

Vụ Hè Thu

Vụ Hè Thu năm 2001 mặc dù năng suất chỉ đạt gần 4,5 tấn/ha, thấp hơn so với vụ Đông Xuân 2000-2001 và giá thành sản xuất 1 kg lúa bình quân cũng cao hơn (1.067 đ/kg), nhưng sản xuất vụ Hè Thu vẫn có lãi do giá bán cao hơn (1.452 đ/kg). Tuy nhiên sản xuất vụ Hè Thu thường bị mưa nên gặp khó khăn lúc thu hoạch và phơi, đặc biệt là vùng ĐTM, vùng phải tranh thủ thu hoạch lúa trước khi lũ tràn về, nên thường thiếu nhân công lao động lúc thu hoạch. Xét về hiệu quả đầu tư/vật tư, hiệu quả đầu tư/lao động và sức kéo thì các thông số này ở vùng ĐTM kém hơn so với vùng VB và vùng ĐLVS.

Vụ Thu Đông

Nhìn chung vụ Thu Đông (hoặc Mùa ở vùng VB), năng suất lúa bình quân tương đương vụ Hè Thu (4.513 kg/ha so với 4463 kg/ha) và giá thành sản xuất 1 kg lúa cũng tương đương vụ Hè Thu (1.057 đ/kg so với 1.067 đ/kg). Tuy nhiên giá bán tương đối cao 1.767 đ/kg nên lãi ròng đạt 3,4 triệu đ/ha cao hơn so với vụ Hè Thu (3,4 triệu đ/ha so với

1,951 triệu đ/ha). Riêng vùng VB, sản xuất lúa đặc sản địa phương nên giá bán rất cao 2.848 đ/kg, mặc dù năng suất chỉ đạt 3,5 tấn/ha vẫn đạt lãi ròng trên 5,8 triệu đ/ha, đây là một lợi thế cho việc sản xuất lúa chất lượng cao tiêu thụ nội địa và xuất khẩu của vùng VB so với vùng ĐLVS và ĐTM.

Vụ Xuân Hè

Chủ yếu tập trung ở vùng ĐLVS (Đồng Tháp, Tiền Giang). Hiệu quả sản xuất tương đương vụ Hè Thu, nhưng sản xuất vụ này nông dân tránh được mưa lúc thu hoạch và đây là vùng có thể sản xuất 7 vụ/2 năm.

3.1.3 Phân tích hiệu quả sản xuất theo nhóm lúa

Hiệu quả sản xuất của nhóm lúa xuất khẩu (nhóm 1) không cao hơn so với nhóm lúa tiêu thụ nội địa (nhóm 3) (đặc biệt là giống OM576 và IR50404) (bảng 15), điều này sẽ gây khó khăn cho việc khuyến khích nông dân trồng lúa xuất khẩu, nhất là khi xuất khẩu gạo Việt Nam gặp khó khăn. Riêng nhóm lúa thơm hoặc đặc sản địa phương (nhóm 2) do một phần xuất khẩu, một phần tiêu thụ nội địa nên lãi đem lại cho nhà nông cao hơn so với nhóm lúa xuất khẩu và lúa tiêu thụ nội địa, tuy nhiên sản xuất nhóm lúa này bị giới hạn về mặt địa lý, điều kiện tự nhiên (ví dụ như các giống đặc sản Khao-Dawk-Mali 105, Nàng thơm Chợ Đào chỉ canh tác trên một số xã ở tỉnh Long An, không thể mở rộng sang khu vực khác trong tỉnh cũng như mở rộng sang các tỉnh khác).

Bảng 15. Hiệu quả sản xuất 1 ha lúa theo nhóm lúa trên 3 vùng sinh thái ĐBSCL năm 2001

Vụ Giá bán (đ/kg)

Giá thành (đ/kg)

Năng suất (kg/ha)

Tổng thu (1000đ

Tổng chi (1000đ)

Lãi ròng (1000đ)

Lãi tiền mặt (1000đ)

Số mẫu

Vụ Đông Xuân

Nhóm 1 1.324 754 6.027 7.946 4.372 3.574 4.405 304 Nhóm 2 1.724 866 5.867 9.986 4.934 5.052 5.924 127 Nhóm 3 1.287 763 6.181 7.926 4.554 3.372 4.292 232

Vụ Hè Thu

Nhóm 1 1.387 996 4.421 6.125 4.187 1.938 4.188 257 Nhóm 2 1.734 1.059 4.496 7.698 4.607 3.091 5.909 104 Nhóm 3 1.407 979 4.498 6.308 4.173 2.134 4.505 209

Vụ Thu Đông

Nhóm 1 1.803 914 4.639 7.135 4.141 2.994 5.287 161 Nhóm 2 2.278 1.133 4.161 9.149 4.429 4.720 7.589 138 Nhóm 3 1.616 947 4.753 7.747 4.415 3.332 5.823 117 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của Đề tài KC.06.02.NN

3.1.4 So sánh hiệu quả sản xuất lúa qua các vụ trên 3 vùng sinh thái ĐBSCL

Năng suất lúa vụ Đông Xuân cao hơn vụ Hè Thu và Thu Đông từ 34%-35,5%, và cao hơn có ý nghĩa ở mức thống kê P<0,05 (dùng kiểm định Z-test), năng suất lúa vụ Hè Thu và Thu Đông tương đương nhau (kiểm định thống kê khác biệt không có ý nghĩa với P<0,05) (bảng 16).

Bảng 16. So sánh hiệu quả sản xuất lúa qua các vụ vùng ĐBSCL năm 2001 Các chỉ tiêu so sánh

Mùa vụ Năng suất

(kg/ha) Giá thành

(đ/kg) Tổng chi

(1000đ/ha) Lãi ròng

(1000đ/ha) Lãi tiền mặt (1000đ) Đông Xuân 6.050 a 779 a 4.543 a 3.786 a 4.656 a Hè Thu 4.463 b 1.067 b 4.535 a 1.945 b 2.927 b Thu Đông 4.513 b 1.057 b 4.575 a 3.401 c 4.462 a

Ghi chú: Trong cùng một cột, số theo sau bởi cùng ký tự thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của Đề tài KC.06.02.NN

Xét về tổng chi thì mức đầu tư cho 03 vụ là tương đương nhau (không khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%). Tuy nhiên do mức chi tương đương nhau, nhưng năng

suất lúa vụ Đông Xuân cao hơn vụ Hè Thu và Thu Đông, nên giá thành vụ Đông Xuân là 779 đ/kg thấp hơn vụ Hè Thu và Thu Đông từ 26,6% -27%, mức thấp hơn này khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Về lãi ròng và lãi tiền mặt thì vụ Đông Xuân và Thu Đông không khác biệt có ý nghĩa thông kê ở mức 5%, mặc dù năng suất vụ Đông Xuân cao hơn vụ Thu Đông nhưng do giá lúa trong vụ Thu Đông (2001) cao (trong vụ Thu Đông, nông dân thường canh tác những giống lúa đặc sản hoặc lúa thơm có giá trị cao), nên hiệu quả sản xuất vụ Thu Đông không kém vụ Đông Xuân. Riêng vụ Hè Thu thì 2 chỉ tiêu này thấp hơn so với vụ Đông Xuân và Thu Đông 50-60%, mức thấp hơn này khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.

Như vậy giá thành thấp và năng suất cao là một lợi thế về sản xuất của vụ Đông Xuân so với vụ Hè Thu và Thu Đông trên nhóm lúa cao sản. Nếu có sự biến động về giá bán (giá giảm) thì khả năng hòa vốn của vụ Đông Xuân cao hơn so với vụ Hè Thu và Thu Đông. Đây là một điểm mạnh cho phép chọn vụ Đông Xuân để tập trung đầu tư sản xuất lúa xuất khẩu.

3.1.5 Đánh giá về giá thành sản xuất lúa theo vùng

Qua phân tích tần suất tích lũy giá thành sản xuất lúa vùng ĐBSCL cho thấy vụ Đông Xuân có lợi thế hơn so với vụ Hè Thu và Thu Đông. Vụ Đông Xuân trên 90% số hộ sản xuất lúa có giá thành dưới 1.000 đ/kg, trong khi đó vụ Thu Đông chỉ có 75% số hộ đạt giá thành dưới 1.000 đ/kg và vụ Hè Thu chỉ khoảng 60% số hộ đạt giá thành dưới 1.000 đ/kg. Điều này cho thấy sản xuất vụ Đông Xuân có lợi thế cạnh tranh về giá thành sản xuất hơn so với vụ Hè Thu.

Tóm lại:

Sản xuất lúa vụ Đông Xuân có hiệu quả và nhiều lợi thế hơn so với các vụ khác trong năm như năng suất cao, lãi ròng cao, giá thành thấp, không bị lũ, mưa và vùng ĐLVS có lợi thế hơn về hiệu quả đầu tư so với vùng VB và ĐTM.

Vùng VB sản xuất lúa vụ Thu Đông (Mùa) có lợi thế hơn so với vùng ĐLVS.

Trong cơ cấu chi phí sản xuất lúa thì chi phí cho phân bón, lao động là chủ yếu.

3.1.6 Tiêu thụ sản phẩm

Phần lớn lúa được sản xuất ra, trở thành lúa hàng hóa. Tỷ lệ lúa hàng hóa chiếm 80-85,4% số lượng lúa nông dân thu được trong vụ, chỉ có 15-20% là để tiêu dùng, để giống hoặc chăn nuôi.

Việc tiêu thụ lúa, phần lớn nông dân bán cho các lái thu gom tại địa phương hoặc bán trực tiếp cho nhà máy xay xát tư nhân, bán trực tiếp cho các doanh nghiệp rất ít (0,9%

số hộ bán trực tiếp cho các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh xuất khẩu gạo). Điều này Hình 12 . Đồ thị tần suất tích lũy giá thành sản xuất lúa vùng ĐBSCL

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

0-0.4 0.4-0.50.5-0.6

0.6-0.70.7- 0.8 0.8-0.90.9-1

1.0-1.11.1-1.2

1.2-1.31.3-1.4 1.4-1.51.5-1.6

>1.6 Giá thành (1000đ/kg) Tần suất tích lũy (%)

Đông Xuân Hè Thu Thu Đông

cho thấy vai trò của tư thương rất quan trọng trong việc tiêu thụ lúa gạo hiện nay ở ĐBSCL.

3.1.7 Các khó khăn trong sản xuất của nông hộ

Việc đánh giá một số khó khăn, trở ngại mà nông dân gặp phải được chia theo 5 mức độ sau: (1) Rất thuận lợi, không bị ảnh hưởng, hoặc tự điều chỉnh được; (2) Không khó khăn; (3) Ít khó khăn; (4) Khó khăn; (5) Rất khó khăn.

Kết quả ý kiến nông dân phản ánh cho thấy:

- Các dịch vụ đầu vào như mua giống, phân bón, thuốc BVTV, vay vốn sản xuất đều rất thuận lợi cho sản xuất (thường ở mức độ 1 và 2 có tới 70- 90% hộ). Riêng vốn sản xuất có 20-25% số hộ trả lời là ít khó khăn.

- Các yếu tố tự nhiên như lũ lụt, sâu rầy, bệnh có kết quả tương tự.

-Việc tiêu thụ sản phẩm (ở đây không xét đến yếu tố giá bán, mà chỉ xét đến yếu tố khi nông dân cần bán lúa thì có thương lái đến mua): 70-87% số hộ cho là thuận lợi. Như vậy theo đánh giá của nông dân thì các dịch vụ phục vụ sản xuất luôn sẵn có tại địa phương.

Còn các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến sản xuất như lũ, sâu, bệnh phần lớn nông dân tự thích ứng và điều chỉnh được.

3.1.8 Một số yêu cầu hỗ trợ của nông dân

Ý kiến nhu cầu của nông dân được chia thành 3 cấp độ: (1) Không cần thiết; (2) Cần thiết; (3) Rất cần thiết.

+ Yêu cầu được cung cấp giống tốt: 93,8% số hộ cho là cần thiết và rất cần thiết. Đây là nhận thức của nông dân về tầm quan trọng của hạt giống tốt trong sản xuất.

+ Các yêu cầu về trình diễn kỹ thuật canh tác, yêu cầu được tập huấn về kỹ thuật canh tác lúa: có đến 92-94% số hộ cho là cần thiết và rất cần thiết.

+ Hỗ trợ công nghệ sau thu hoạch: có đến 56,7% ý kiến cho rằng là không cần thiết, vì theo họ với công nghệ thu hoạch lúa hiện tại (chủ yếu là máy suốt) đã đáp ứng được yêu cầu của họ, chỉ có 34,1% ý kiến cho là cần thiết và 9,2% cho là rất cần thiết.

+ Hỗ trợ về máy sấy: có 53,3% ý kiến cho là cần thiết và rất cần thiết, số ý kiến cho là không cần thiết cũng khá cao 45,7%. Điều này cho thấy các máy sấy hiện nay thật sự chưa hiệu quả, chưa thuyết phục nông dân. Một phần do chi phí đầu tư cao (1 máy sấy khoảng 8 tấn/mẻ đầu tư từ 30-40 triệu), nhưng thời gian hoạt động trong năm chủ yếu là vụ Hè Thu, do đó việc thu hồi vốn chậm, nên nông hộ ít đầu tư.

Nhận xét:

Sản xuất lúa vụ Đông Xuân có lợi thế hơn về hiệu quả, giá thành so với các vụ khác trong năm và vùng ĐLVS sản xuất hiệu quả hơn vùng VB và vùng ĐTM.

Hiệu quả sản xuất nhóm lúa xuất khẩu (IR64, OM1490, OMCS2000, MTL250, VNĐ95-20) không cao hơn so với sản xuất nhóm lúa chất lượng thấp (IR50405, OM576).

Các thương lái thu gom địa phương (hàng xáo) là một đầu mối quan trọng trong khâu tiêu thụ lúa gạo hiện nay.

Các nhu cầu về cung cấp giống tốt, tập huấn kỹ thuật canh tác, trình diễn kỹ thuật canh tác là rất cần thiết đối với nông dân sản xuất lúa.

Các dịch vụ hỗ trợ sản xuất (giống, phân bón, thuốc sâu) đều thuận lợi cho sản xuất lúa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ và thị trường nhằm phát triển vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu gạo (Trang 105 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(348 trang)