Kết quả thử nghiệm quy trình sản xuất lúa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ và thị trường nhằm phát triển vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu gạo (Trang 138 - 145)

CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương 3 GIẢI PHÁP KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ

3.2 Xây dựng quy trình công nghệ sản xuất lúa xuất khẩu

3.2.3 Vùng Đồng Tháp Mười

3.2.3.2 Kết quả thử nghiệm quy trình sản xuất lúa

Từ các kết quả điều tra và nghiên cứu, quy trình kỹ thuật sản xuất lúa tạm thời đã được đề xuất và thử nghiệm để đánh giá tính thích nghi, năng suất và hiệu quả kinh tế.

(i) Lượng phân bón sử dụng trong các quy trình

Kết quả thu thập ở bảng 45 cho thấy lượng phân bón sử dụng trong quy trình kỹ thuật là khá hợp lý và ít có sự khác biệt giữa các hộ tham gia thử nghiệm. Ngoài ra, ở quy trình kỹ thuật thời điểm và lượng đạm bón được xác định theo bảng so màu lá lúa, đáp ứng đúng lúc và đúng lượng cho cây lúa. Do đó năng suất lúa và hiệu quả đầu tư ở quy trình kỹ thuật đã phát huy được tác dụng.

Trong quy trình nông dân, bình quân lượng phân lân và kali chênh lệch không nhiều so quy trình kỹ thuật nhưng lượng đạm cao hơn quy trình kỹ thuật từ 25-30 kgN/ha.

Điều này cho thấy hiện nay nông dân vẫn còn sử dụng nhiều đạm cho lúa. Bên cạnh đó, ở quy trình nông dân, giữa các hộ sử dụng phân bón có chênh lệch đạm từ 76-155 kgN/ha, lân từ 39-137 kgP2O5/ha và kali từ 9-90 kgK2O/ha. Việc bón dư đạm và chưa thật hợp lý giữa các chất dinh dưỡng NPK không những gây lãng phí và giảm hiệu quả của phân bón mà còn dẫn đến sự phát triển của sâu bệnh và tăng chi phí thuốc bảo vệ thực vật cũng như giảm năng suất và hiệu quả kinh tế.

Bảng 45. Lượng phân bón sử dụng trong các quy trình canh tác

TT Vụ Quy trình Phân đạm

(kgN/ha)

Phân lân (kgP2O5/ha)

Phân kali (kgK2O/ha) 1 Đông

Xuân

QTND (ĐC) 76-136 (110±6) 39-114 (76±7) 15-85 (45±7)

QTKT 71-98 (84±5) 72-81(78±2) 45-60 (46±2)

2 Hè Thu QTND (ĐC) 87-155 (120±8) 46-137 (76±8) 9-90 (47±9) QTKT 78-102 (89±4) 60-80 (77±5) 45-60 (45±1)

Ghi chú: Công thức: QTND: quy trình của nông dân QTKT: quy trình kỹ thuật đề xuất

(ii) Ảnh hưởng của quy trình kỹ thuật đến thiên địch và dịch hại

Kết quả điều tra trên ruộng thử nghiệm cho thấy có các loại thiên địch của sâu bệnh như bọ xít nước, bọ xít mù xanh, kiến 3 khoang, nhện, nấm ký sinh. Mật độ thiên địch tại thời điểm 30-45 ngày sau sạ, giữa các giống lúa trong cùng 1 quy trình canh tác không có

sự khác biệt nhiều nhưng giữa 2 quy trình có sự khác biệt. Mật độ phát triển của thiên địch ở quy trình kỹ thuật thường cao hơn 2-2,5 lần so với quy trình của nông dân.

Kết quả theo dõi về sâu bệnh cho thấy giữa 2 quy trình mức độ gây hại của sâu bệnh không có sự khác biệt nhiều. Tuy nhiên, để giữ được cấp sâu bệnh tương tự như quy trình kỹ thuật, quy trình nông dân phải áp dụng thuốc trừ sâu bệnh nhiều lần hơn (bảng 46). Như vậy, áp dụng quy trình kỹ thuật không những làm giảm được chi phí về thuốc bảo vệ thực vật mà còn góp phần bảo vệ được thiên địch và môi trường.

Bảng 46. Số lần phun xịt thuốc trừ sâu bệnh ở các quy trình

TT Vụ Quy trình nông dân Quy trình kỹ thuật

Sâu Bệnh Sâu Bệnh

1 Hè Thu 2002 3,4 2,0 2,2 1,0

2 Đông Xuân 2002-2003 3,5 3,4 2,3 3,0

3 Hè Thu 2003 3,1 3,1 2,0 2,6

4 Đông Xuân 2003-2004 3,6 3,5 2,9 3,1

Trung bình 3,4 3,0 2,4 2,4

(iii) Ảnh hưởng của quy trình kỹ thuật đến năng suất lúa

Ở vụ Hè Thu 2002, năng suất lúa ở quy trình kỹ thuật cao hơn ở quy trình của nông dân, trung bình khoảng 5,21%. Năng suất lúa quy trình kỹ thuật cao hơn quy trình của nông dân khoảng 5,2%.

Trong quá trình theo dõi canh tác lúa của nông dân tại các ruộng thử nghiệm là nông dân tham gia thử nghiệm đã áp dụng một số biện pháp kỹ thuật của quy trình đề xuất (quản lý nước, phân bón và phòng trừ cỏ dại, sâu bệnh). Điều đó lý giải tại sao năng suất lúa giữa 2 quy trình này không có sự khác biệt nhiều trong các hộ tham gia mô hình.

Tuy nhiên, nếu so sánh giữa quy trình kỹ thuật (QTKT) với nông dân sản xuất (ĐC 2) và QTND (ĐC 1) thì năng suất lúa của QTKT cao hơn so với của các hộ sản xuất lúa bên ngoài khoảng 0,60 tấn/ha hay 10,5% (bảng 47). Điều đó chứng tỏ quy trình kỹ thuật đã có tác dụng tăng năng suất lúa.

Bảng 47. Năng suất lúa ở các quy trình thử nghiệm (lô rộng)

Năng suất lúa (tấn/ha) Quy trình Giống lúa

Hè Thu 2002 Đông Xuân 02-03

QTND (ĐC 1) IR64 (ĐC) 3,08 bc 6,50 a

VNĐ95-20 3,29 ab 6,40 a

OMCS2000 3,25 ab 6,36 a

OM3536 2,67 d 5,35 b

Trung bình 3,07 6,15

Sản xuất (ĐC 2)

Trung bình (VNĐ95-20) 3,17 5,71

QTKT IR64 (ĐC) 3,33 ab 6,59 a

VNĐ95-20 3,32 ab 6,51 a

OMCS2000 3,52 a 6,56 a

OM3536 2,77 cd 5,57 b

Trung bình 3,23 6,31

LSD(0.05) 0,37 0,27

CV (%) 9,20 7,96

Ghi chú: Trong cùng một cột, số theo sau bởi cùng ký tự thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

tấn/ha

ND1 ND3 QT1 QT2 QT3 Qui trình

Hè Thu 2003 Đông Xuân 03-04

Hình 15. So sánh năng suất lúa giữa quy trình công nghệ và đối chứng trên diện rộng (10 ha) trong ĐTM.

Ghi chú:

ND1: Quy trình phổ biến của địa phương, giống lúa VNĐ95-20.

ND3: Quy trình phổ biến của địa phương, giống lúa OMCS2000.

QT1: Quy trình thử nghiệm, giống lúa VNĐ95-20.

QT2: Quy trình thử nghiệm, giống lúa OMCS2000.

QT3: Quy trình thử nghiệm, giống lúa Jasmine85.

Kết quả thử nghiệm quy trình trên diện rộng (hình 15) cũng cho thấy năng suất lúa ở ruộng áp dụng quy trình kỹ thuật cao hơn ruộng của nông dân (0,46-1,17 tấn/ha, tức khoảng 6,3-35,2%).

(iv) Ảnh hưởng của quy trình kỹ thuật đến chất lượng lúa gạo

So sánh chất lượng gạo giữa các quy trình canh tác lúa, kết quả cho thấy trong cùng một ruộng thử nghiệm, giữa quy trình kỹ thuật và quy trình của nông dân không có sự khác biệt nhiều về chất lượng gạo. Tuy nhiên, so với chất lượng gạo ngoài mô hình chất lượng gạo của quy trình kỹ thuật cao hơn so với hầu hết các chỉ tiêu đã phân tích (tỷ lệ gạo trắng, tỷ lệ gạo nguyên, tỷ lệ bạc bụng và tỷ lệ hạt đục). Sự khác biệt này chủ yếu là do chất lượng lúa giống đưa vào sản xuất (ruộng thử nghiệm sử dụng cấp lúa giống xác nhận, ruộng sản xuất nông dân tự để giống). Như vậy, nếu sử dụng lúa giống có phẩm cấp, chất lượng gạo sẽ được cải thiện (bảng 48).

Kết quả đánh giá về chất lượng lúa ở vụ Hè Thu 2003 cũng cho thấy độ lẫn tạp ở các ruộng áp dụng quy trình kỹ thuật thấp hơn so với quy trình của nông dân ở cả 2 điểm thử nghiệm tại Vĩnh Bình và Tân Lập.

Ngược lại, tỷ lệ lem hạt và chỉ số lem hạt ở các ruộng áp dụng quy trình kỹ thuật thấp hơn quy trình nông dân.

Kết quả trên đã cho thấy áp dụng quy trình kỹ thuật đã có tác dụng nâng cao chất lượng lúa.

Bảng 48. Chất lượng gạo của các giống lúa ở các quy trình canh tác, vụ Hè Thu 2002 Quy trình Giống lúa Tỷ lệ

gạo trắng

(%)

Tỷ lệ gạo nguyên

(%)

Chiều dài hạt gạo (mm)

Chiều rộng hạt gạo

(mm)

Dạng

hạt Hạt bạc bụng

(%)

Tỷ lệ hạt đục (%)

IR64 (ĐC) 66,3 49,9 7,3 2,1 Thon 21,4 3,1

VNĐ95-20 66,1 45,8 7,2 2,1 Thon 24,4 1,9

OMCS2000 66,5 50,9 7,2 2,0 Thon 6,7 2,5

OM3536 65,6 50,7 7,3 2,0 Thon 4,1 0,6

QTND (ĐC 1)

Trung bình 66,1 49,3 7,3 2,0 Thon 14,2 2,0

IR64 (ĐC) 60,5 41,1 7,2 2,1 Thon 44,3 2,3

VNĐ95-20 63,4 47,9 7,4 2,1 Thon 34,8 2,9

OMCS2000 59,5 42,9 7,2 2,1 Thon 15,3 3,7

Sản xuất (ĐC 2)

Trung bình 61,1 44,0 7,3 2,1 Thon 31,5 3,0

IR64 (ĐC) 66,2 51,7 7,2 2,1 Thon 21,9 0,9

VNĐ95-20 65,6 44,2 7,3 2,1 Thon 29,5 2,1

OMCS2000 64,7 48,9 7,3 2,1 Thon 6,7 1,1

OM3536 65,1 50,0 7,1 2,0 Thon 3,9 0,7

QTKT

Trung bình 65,4 48,7 7,2 2,1 Thon 15,5 1,2

(v) Ảnh hưởng của quy trình kỹ thuật đến hiệu quả kinh tế và giá thành sản xuất Kết quả thử nghiệm trên diện rộng (10 ha vụ) qua 2 vụ Hè Thu và Đông Xuân cho thấy quy trình của đề tài mang lại hiệu quả cao hơn so với đối chứng: gia tăng năng suất lúa từ 6-35%, giảm chi phí đầu tư 8-11%, tăng lãi ròng 15-270%, giảm giá hành 14-33%.

Đáng lưu ý, hiệu quả của quy trình kỹ thuật rất khác biệt với quy trình canh tác lúa phổ biến (bảng 49).

Bảng 49. Hiệu quả kinh tế của các quy trình thử nghiệm diện rộng (10 ha/vụ)

Hè Thu 2003 Đông Xuân 03-04

TT Khoản mục QTND QTKT Tăng,

giảm (%)

QTND QTKT Tăng, giảm

(%) 1 Năng suất (t/ha) 3,32 4,49 + 35,2 7,34 7,80 + 6,3 3 Tổng thu (1.000 đ/ha) 5.446 7.242 +32,5 14.382 15.361 + 6,8 4 Tổng chi (1.000 đ/ha) 4.608 4.082 -11,4 5.191 4.768 -8,2 4 Lãi ròng (1.000 đ/ha) 838 3.160 277,1 9.191 10.592 +15,2 5 Giá thành (đ/kg) 1.388 933 -32,8 708 612 -13,6

Qua mt s kết qu nghiên cu thc hin ti vùng Đồng Tháp Mười, có mt s nhn xét như sau:

Một số giống lúa cao sản xuất khẩu thích hợp cho vùng đã được xác định là VNĐ95-20, OMCS2000 và Jasmine85. Các giống này cho năng suất, chất lượng tương đương hoặc cao hơn IR64 và thích nghi với điều kiện sản xuất của vùng Đồng Tháp Mười.

Áp dụng quy trình kỹ thuật giúp giảm được lượng giống sạ, bón phân cân đối và hợp lý, giảm chi phí sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và bảo vệ được thiên địch và môi trường.

Áp dụng quy trình kỹ thuật làm tăng năng suất lúa từ 6-35%, tăng chất lượng lúa gạo và tăng hiệu quả sản xuất so với quy trình hiện có của nông dân. Giá thành sản xuất của quy trình kỹ thuật thấp (933-1.065 đ/kg ở vụ Hè Thu và 604-612 đ/kg ở vụ Đông Xuân), giảm từ 13- 32% so với quy trình của nông dân.

Quy trình kỹ thuật gia tăng hiệu quả hiệu quả sản xuất lúa rất cao trong vụ Hè Thu (năng suất tăng 32%, giá thành giảm 32%).

Cơ giới hóa trong khâu thu hoạch, sử dụng máy cắt rải đã giảm chi phí lao động.

Thu hoạch bằng máy cắt rải và sấy làm lúa khô đều hơn, tăng chất lượng lúa gạo như tỷ lệ gạo trắng và nguyên cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ và thị trường nhằm phát triển vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu gạo (Trang 138 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(348 trang)