Cơ sở khoa học và thực tiễn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ và thị trường nhằm phát triển vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu gạo (Trang 87 - 96)

CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở khoa học

2.1.2 Cơ sở khoa học và thực tiễn của giải pháp thị trường, chính sách

2.1.2.1 Cơ sở khoa học và thực tiễn

Trong những năm gần đây lúa gạo và sản xuất lúa gạo được chính phủ quan tâm đầu tư và là một trong những ngành hàng mang lại nhiều ngoại tệ cho đất nước và thu hút một lượng đông đảo lao động nông nghiệp, phi nông nghiệp, chế biến, dịch vụ, thương mại. Từ một nước thiếu gạo ăn trong những năm đầu thập kỷ 80, hiện nay Việt Nam đã trở thành một trong 3 nước luôn dẫn đầu về lượng xuất khẩu gạo trên thế giới. Trong nước, với sản lượng trên dưới 30 triệu tấn lúa/năm đã nuôi sống hơn 80 triệu dân, ổn định

ii Charles Eaton and Andrew W.Sheppherd. 2001. Contract farming partnership for growth. Agricultural Services Bulletin (145).

iii Ian Patrick. 2004. Contract farming in Indonesia: Smallholders and agribusiness working together. ACIAR technical Reports No.54.

iv Mô hình liên kết hợp tác giữa HTXNN với doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nước trong sản xuất kinh doanh.

(tài liệu hội thảo khoa học). Trường chính trị Tôn Đức Thắng An Giang. 2003.

an ninh lương thực suốt 2 thập niên liền. Rõ ràng lúa gạo và tiềm năng sản xuất lúa gạo cũng như đóng góp của ngành hàng lúa gạo trong nền kinh tế quốc dân là rất đáng được quan tâm và đánh giá cao. Tuy nhiên, trong một nền kinh tế cạnh tranh và hội nhập hiện nay, sản xuất lúa gạo của nước ta có nguy cơ giảm lợi thế cạnh tranh do các yếu tố về chi phí đầu vào như vật tư nông nghiệp, lao động và nguồn tài nguyên khan hiếm như đất đai, nước… ngày càng bị hạn chế và thu hẹp dần, cuối cùng ảnh hưởng đến việc tăng giá thành, lợi nhuận giảm, thu nhập giảm và một bộ phận nông dân trồng lúa sẽ không còn thiết tha gì với nghề truyền thống này.

Nông nghiệp, nông thôn ĐBSCL từ sau ngày hoàn toàn giải phóng miền Nam (năm 1975) luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Quá trình phát triển đã trải qua những bước thăng trầm, quá trình đó cũng là quá trình tìm tòi gian khổ hướng tới mục tiêu phát triển và cho đến bây giờ ĐBSCL đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tỷ lệ tăng trưởng GDP của vùng bình quân 9,6%/năm (2001-2004), cao hơn bình quân cả nước. Nông nghiệp ĐBSCL đóng góp 65% lượng thủy hải sản và 70% lượng trái cây, đặc biệt 50% sản lượng lúa gạo và 95% lượng gạo xuất khẩu của cả nước.

Tuy nhiên nông nghiệp, nông thôn, nông dân ĐBSCL vẫn còn những khó khăn thách thức ở phía trước. Những thành tựu về nông nghiệp chưa bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng và nguồn lực vốn có trong vùng. Nguy cơ tụt hậu về phát triển kinh tế và con người luôn đe dọa vùng ĐBSCL.

Riêng về sản xuất, lưu thông, xuất khẩu lúa gạo vùng ĐBSCL những năm qua đã có những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học và quản lý và các công trình nghiên cứu này đã và đang góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, lưu thông lúa gạo ở ĐBSCL.

Tuy nhiên dù phong phú đến đâu, những thông tin, những chính sách, giải pháp đề xuất áp dụng cũng chưa thể đáp ứng yêu cầu đa dạng của nhà sản xuất, nhà kinh doanh, nhà khoa học và nhà quản lý ở mọi cấp trong tình hình mới. Do đó cần nghiên cứu các giải pháp chính sách và thị trường trong xây dựng vùng nguyên liệu gạo xuất khẩu ở ĐBSCL nhằm góp phần hoàn thiện các tác động để ngành hàng kinh doanh lúa gạo xuất khẩu ở ĐBSCL phát triển ổn định trong những năm tới.

Trong những năm qua, nông nghiệp nông thôn ĐBSCL đã được nhiều cơ quan Trung ương quan tâm nghiên cứu và đề ra các chính sách, nghị quyết. Đó là quyết định 173/2001/QĐ-TTg ngày 06/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế xã hội vùng ĐBSCL giai đoạn 2001-2005; quyết định 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng.

Trong những năm gần đây, có nhiều nhà khoa học đầu tư nghiên cứu về nông nghiệp và nông thôn ĐBSCL. Tiêu biểu là các đề tài: PGS Đào Công Tiến (2002) - Kinh tế xã hội và môi trường vùng ngập lũ ĐBSCL [133]; PGS Đào Công Tiến (2003) - Nông nghiệp và nông thôn những cảm nhận và đề xuất [134]; PGS-TS Phương Ngọc Thạch (2002) - Những biện pháp thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL [135]; PGS -TS Đặng Văn Phan (2000) - Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp-nông thôn vùng ĐBSCL [136].

Trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh lúa gạo hiện có nhiều đề tài khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu, triển khai. Có thể điểm qua các công trình tiêu biểu như: Quy hoạch phát triển vùng lúa gạo xuất khẩu ở ĐBSCL đến năm 2010; Qui hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp đến năm 2010 của các tỉnh thành thuộc ĐBSCL. Bùi Chí Bửu, Nguyễn Thị Lang (2000)– Những vấn đề cần biết về gạo xuất khẩu [137]. Nguyễn Văn Sơn (2000) – Các giải pháp chiến lược nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo Việt Nam [138].

Nicolas Minot, Francesco Goletti (2000) – Rice Market Liberalization and Poverty in Viet Nam [4]. Dự án nghiên cứu “Tính cạnh tranh trong xản xuất và thương mại lúa gạo ở ĐBSCL từ 1994 -2004” của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam – Trường ĐH Kinh tế TP.HCM và ĐH Cần Thơ. Nguyen Manh Hai and Franz Heidhues (2004) – Comparative advantage of Vietnam‘s rice sector under different liberalisation scenarios – A Policy Analysis Matrix (PAM) study [139].

Các công trình nghiên cứu trên đây đã và đang có những kết quả đi vào cuộc sống.

Mỗi đề tài nghiên cứu đều tiếp cận theo những cách, những lĩnh vực khác nhau về các khía cạnh kinh tế, thương mại trong sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu lúa gạo ở ĐBSCL.

2.1.2.2 Cơ sở lý luận phân tích ngành hàng (i) Khái niệm chung về ngành hàng

Ngành hàng được coi là tập hợp các tác nhân kinh tế (hay các thành phần) qui tụ trực tiếp vào việc tạo ra các sản phẩm cuối cùng. Như vậy ngành hàng đã vạch ra sự kế tiếp của các hành động, xuất phát từ điểm ban đầu tới điểm cuối cùng của nguồn lực, trải qua nhiều giai đoạn của quá trình gia công, chế biến để tạo ra một hay nhiều sản phẩm hoàn tất ở mức độ của người tiêu thụ.

(ii) Một số khái niệm trong phân tích ngành hàng (theo Phạm Vân Đình, 1999) v

Tác nhân: Tác nhân là một tế bào sơ cấp với các hoạt động kinh tế, là trung tâm hoạt động độc lập và tự quyết định hành vi của mình. Tác nhân là những hộ, doanh nghiệp tham gia trong một ngành hàng thông qua hoạt động kinh tế của họ. Tác nhân chia làm hai loại:

- Tác nhân có thể là người thực: hộ nông dân, hộ kinh doanh, người tiêu thụ - Tác nhân tinh thần: các doanh nghiệp, xí nghiệp, công ty, nhà máy.

Một tác nhân có thể chỉ tham gia duy nhất một ngành hàng hoặc tham gia nhiều ngành hàng trong nền kinh tế. Có thể phân loại tác nhân thành một số nhóm tùy theo bản chất hoạt động chủ yếu của tác nhân trong ngành hàng như sản xuất, chế biến, tiêu thụ và dịch vụ, hoạt động tài chánh và phân phối.

Chức năng: Mỗi tác nhân có hoạt động kinh tế riêng, đó chính là chức năng của tác nhân trong chuỗi ngành hàng. Để dễ hình dung người ta thường đặt tên của tác nhân trùng với chức năng của tác nhân. Ví dụ hộ sản xuất có chức năng sản xuất, hộ thu gom có chức năng thu gom hàng hóa, hộ chế biến có chức năng chế biến. Các chức năng kế tiếp nhau tạo nên sự chuyển dịch về mặt tính chất của luồng vật chất trong ngành hàng.

Các tác nhân đứng sau thường có chức năng hoàn thiện sản phẩm của các tác nhân đứng trước kề nó cho đến khi chức năng của tác nhân cuối cùng ở từng luồng hàng kết thúc thì ta có sản phẩm cuối cùng của ngành hàng.

v Phạm Vân Đình. Phương pháp phân tích ngành hàng trong nông nghiệp. 1999. NXB Nông nghiệp.

Sản phẩm: Trong ngành hàng, mỗi tác nhân đều tạo ra sản phẩm riêng của mình.

Trừ những sản phẩm bán lẻ cuối cùng, sản phẩm của mỗi tác nhân chưa phải là sản phẩm cuối cùng của ngành hàng mà chỉ là kết quả của hoạt động kinh tế của tác nhân đó. Trong ngành hàng, sản phẩm của tác nhân trước là chi phí trung gian của các tác nhân kề sau nó.

Sản phẩm của tác nhân cuối cùng trước khi đến tay người tiêu dùng là sản phẩm cuối cùng của ngành hàng. Do tính chất phong phú về chủng loại sản phẩm nên trong phân tích ngành hàng thường người ta chỉ phân tích sự vận hành của các sản phẩm chính.

Mạch hàng: Mạch hàng là khoảng cách giữa hai tác nhân. Mạch hàng chứa đựng quan hệ kinh tế giữa hai tác nhân và những chuyển dịch về sản phẩm. Qua từng mạch hàng, giá trị sản phẩm được tăng thêm và do đó giá cả cũng được tăng thêm do các khoản giá trị mới sáng tạo ra ở từng tác nhân. Một tác nhân có thể tham gia vào nhiều mạch hàng. Mạch hàng càng phong phú, quan hệ giữa các tác nhân càng chặt chẽ, chuỗi hàng càng bền vững. Điều đó cũng có nghĩa nếu có một vướng mắc nào đó làm cản trở sự phát triển của mạch hàng thì sẽ gây ảnh hưởng có tính chất dây chuyền đến các mạch hàng đứng sau và ảnh hưởng chung đến hiệu quả của các luồng hàng và toàn bộ chuỗi hàng.

Luồng hàng: Những mạch hàng liên tiếp được sắp xếp theo trật tự từ tác nhân đầu tiên đến tác nhân cuối cùng sẽ tạo nên các luồng vật chất trong một ngành hàng. Luồng vật chất thể hiện sự lưu chuyển các luồng vật chất do kết quả sản xuất kinh doanh của hệ thống tác nhân khác nhau ở từng công đoạn sản xuất, chế biến và lưu thông đến từng chủng loại sản phẩm cuối cùng. Chủng loại sản phẩm cuối cùng càng phong phú thì luồng hàng trong một ngành hàng càng nhiều. Mọi luồng hàng đều bắt đầu từ một tác nhân ở khâu sản xuất và được kết thúc ở một địa chỉ tiêu thụ cuối cùng.

Luồng vật chất: Luồng vật chất bao gồm một tập hợp liên tiếp những sản phẩm do các tác nhân tạo ra được lưu chuyển từ tác nhân này qua các tác nhân khác kề sau đó trong từng luồng hàng. Mỗi khi dịch chuyển đến một tác nhân khác, luồng vật chất có thể thay đổi về số lượng tùy theo hệ số kỹ thuật; thay đổi về chất lượng và đôi khi thay đổi về cả hình thái tùy theo công nghệ chế biến ở từng mạch hàng. Trong phân tích ngành hàng người ta chỉ đề cập đến luồng vật chất của những sản phẩm chính.

Hệ số kỹ thuật: Đó là các hệ số qui đổi sản phẩm (hay tỷ lệ giữa các sản phẩm của các tác nhân) hoặc các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. Các hệ số kỹ thuật được qui định bởi các cơ quan đo lường, thiết kế của Nhà nước hay tổng hợp qua khảo sát thực tế. Hệ số kỹ thuật sẽ giúp tính toán suy rộng từ các kết quả điều tra mẫu. Vì vậy các hệ số kỹ thuật cần được đảm bảo tính chính xác và chỉ được sử dụng trong phạm vi cho phép.

(iii) Một số khái niệm dùng trong tính toán:

Doanh thu (P): Số lượng sản phẩm (chính, phụ) x giá bán.

Tùy theo từng nội dung phân tích, từng bộ phận của sản phẩm mà giá bán được tính theo giá thị trường, giá kinh tế, giá tự sản xuất hay chi phí cơ hội.

Chi phí trung gian (IC): là chi phí về những yếu tố vật chất tham gia vào một quá trình sản xuất – kinh doanh. Chi phí trung gian trong ngành hàng được tính theo chi phí vật chất của luồng vật chất tạo nên sản phẩm. Sản phẩm của tác nhân trước là chi phí trung gian của tác nhân đứng kề sau đó.

Giá trị gia tăng thô (VA), VA = P-IC

Lãi gộp (GPr: Gross Profit) = VA – (W + T+FF)

+ W (wage): tiền lương và phụ cấp (trong phân tích tài chính người ta chỉ tính lao động thuê, không tính lao động gia đình).

+ T (taxes): các khoản thuế phải nộp.

+ FF (Financial Fee): các chi phí về tài chính (lãi vay, phí bảo hiểm).

Lãi ròng NPr (Net Profit), NPr = GPr – A + A: khấu hao tài sản cố định.

(iv) Phân tích tài chính

Phân tích hiệu quả kinh doanh của các tác nhân trong ngành hàng dựa vào khung tính toán ở bảng 12.

Bảng 12. Khung phân tích cơ cấu và kết quả sản xuất kinh doanh của tác nhân trong ngành hàng

Tài khoản Nợ Tài khoản Có

Khoản mục Giá trị Cơ cấu (%)

Khoản mục Gía trị Cơ cấu (%) I. Chi phí trung gian (IC)

-Mua nguyên vật liệu

- Sản phẩm chính -Chi phí vật tư và dịch vụ

bên ngoài

- Chi phí quản lý khác

- Sản phẩm phụ

II. Giá trị gia tăng (VA) -Lương nhân viên (W) - Thuế (T)

- Chi phí tài chính (FF) -Lãi gộp (GPr)

+ Khấu hao (A) + Lãi ròng

Tổng cộng Tổng cộng

(v) Bảng Ma trận Phân tích Chính sách (PAM: Policy Analysis Matrix)

Ma-trận phân tích chính sách (PAM) là bảng chiết tính các chỉ tiêu kinh tế trong một ngành sản phẩm tùy theo nguồn gốc của chúng xuất phát từ lợi nhuận của cá thể (tư nhân) như một doanh nghiệp, một cá nhân hay của toàn xã hội. Hầu hết sự khác biệt của hai cách tính trên đều do tác động của chính sách giá cả. PAM cho phép thiết lập các phương án khác nhau để lựa chọn chính sách giá, công nghệ và đầu tư cho các ngành sản phẩm. PAM cho phép xác định tác động của chính sách đối với hiệu quả sản xuất vì các chính sách tác động đến thị trường đầu ra của sản phẩm cũng như thị trường đầu vào của quá trình sản xuất. Bảng PAM tạo ra một quy trình tính toán để có thể ghi nhận được từng ảnh hưởng của những yếu tố trong mỗi giai đoạn của hệ thống ngành hàng. Các yếu tố của PAM dựa trên phương trình căn bản sau:

Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí Phương trình này có thể viết dưới dạng tổng quát:

Lợi nhuận = E x Pq x Q – [E x Pt x It + Pn x In +X] (2.1) Trong đó:

E: Tỉ giá hối đoái.

Pq : Giá sản phẩm đầu ra.

Pt : Giá yếu tố vật tư hàng hóa ngoại thương được (tradable goods).

Pn: Giá yếu tố hàng hóa (yếu tố đầu vào) không ngoại thương được (non-tradable goods), gọi là hệ số tài nguyên trong nước.

Q = Sản lượng sản phẩm đầu ra.

It : Số lượng vật tư hàng hoá ngoại thương được.

In = Số lượng yếu đầu vào không ngoại thương được.

X = Chi phí tạo nên bởi những yếu tố không hoàn hảo của thị trường

Công thức (2.1) có thể được tính theo giá thị trường (giá tư nhân, giá cá thể – private price) hoặc theo giá xã hội (social price) hay giá bóng (shadow price). Bảng PAM được biểu diễn gồm 3 hàng, 4 cột (bảng 13). Hai hàng đầu phân tích theo giá thị trường (giá tư nhân) và giá xã hội (giá kinh tế, giá bóng) được tính theo công thức (2.1), hàng thứ 3 gọi là tác động của chuyển dịch (Effects of Divergences) là hiệu số của hai hàng trên và cũng có thể gọi là hàng “Hệ quả của sự can thiệp của nhà nước”.

Bảng 13. Ma trận Phân tích Chính sách

Doanh thu Vật tư hàng

hóa có thể ngoại thương

Tài nguyên

trong nước Lợi nhuận

Giá thị trường A D G J

Giá kinh tế B E H K

Chuyển dịch C F I L

C = A - B ; F = D - E ; I = G - H; J= A - (D+G);

K = B - (E+H); L = C – (F+I) = J-K

Từ kết quả tính toán ở bảng 13 ta có thể tính toán các hệ số để phân tích tác động của chính sách của chính phủ đến ngành hàng được xác định như ở bảng 14.

Bảng 14. Các hệ số để phân tích tác động của chính sách

Hệ số Ký hiệu Cách tính

Hệ số bảo hộ danh nghĩa (Nominal Protection Coefficient) NPC A/B Hệ số bảo hộ hiệu quả sản xuất (Effective Protection Coefficient) EPC (A-D)/B-E) Hệ số chi phí tài nguyên trong nước (Domestic Resource Cost) DRC H/(B-E) Hệ số lợi nhuận (Profitabality Coefficient) PC J/K Tỷ lệ trợ giúp người sản xuất (Subsidy Ratio to Producers) SRP L/B Tỷ lệ đầu tư theo giá tư nhân (Private Cost Ratio) PCR G/(A-B) Hệ số chuyển đổi do tác động của chính sách (Net Policy

Transfer)

NPT J-K

Các thông số NPC, EPC, DRC, PC, PCR được so sánh với 1, các thông số SRP và NPT được so sánh với 0. Tùy tình huống các thông số này lớn hơn hay nhỏ hơn so với 0 và 1 mà ta có những kết luận về chính sách của chính phủ đối với ngành hàng.

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2 2.1 Phương pháp nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất lúa xuất khẩu

Các quy trình kỹ thuật sản xuất và chế biến lúa xuất khẩu được thực hiện qua 5 bước cơ bản, được minh họa trong hình 10.

Hình 10. Các bước trong nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ và thị trường nhằm phát triển vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu gạo (Trang 87 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(348 trang)