Phương pháp nghiên cứu cho giải pháp thị trường và chính sách

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ và thị trường nhằm phát triển vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu gạo (Trang 102 - 105)

CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở khoa học

2.2.2 Phương pháp nghiên cứu cho giải pháp thị trường và chính sách

Trong phần này có 3 nhóm vấn đề được nghiên cứu: Nghiên cứu cung cầu lúa gạo;

Phân tích động thái sản xuất lúa nông hộ; Phân tích ngành hàng. Các phương pháp nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế xã hội được áp dụng bao gồm:

(i) Phương pháp phân tích, tổng hợp

Phương pháp này được sử dụng để phân tích và tổng hợp các số liệu thống kê và tình hình sản xuất kinh doanh lúa gạo xuất khẩu các tỉnh, các doanh nghiệp nói riêng và cả ĐBSCL nói chung. Các số liệu được phân tích tổng hợp từ số liệu thống kê của quốc gia và của các tỉnh về sản xuất lưu thông và xuất khẩu gạo ở ĐBSCL từ 1989-2004, các số liệu về tình hình sản xuất, nhập khẩu, tiêu thụ và dự trữ gạo thế giới từ 2001-2004 được lấy từ dữ liệu của USDA (Bộ Nông nghiệp Mỹ), FAO.

(ii) Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia và phương pháp quan sát

Áp dụng để nghiên cứu hiện trạng tại các tỉnh với phương pháp quan sát hiện trường hoạt động thương mại lúa gạo, và kết hợp với lấy ý kiến chuyên gia thông qua 3 cuộc họp chuyên đề về: (1) Vai trò tư nhân trong vấn đề xuất khẩu gạo; (2) Liên kết “bốn nhà” trong tổ chức kinh doanh gạo; (3) Tổ chức thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam.

(iii) Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được áp dụng chủ yếu trong phân tích động thái sản xuất lúa của nông hộ. Trong phần này chỉ tiêu quan trọng là thu nhập của nông dân trồng lúa xuất khẩu được trình bày và sau đó phân tích hai yếu tố chính ảnh hưởng đến kết quả đó là giá thành sản xuất và năng suất lúa của nông hộ.

(iv) Phương pháp hồi qui tương quan

Được sử dụng trong việc xây dựng hàm sản xuất lúa trên nông hộ. Trong phần này sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas vì nó thể hiện đặc điểm của sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng, đó là năng suất biên giảm dần theo từng yếu tố đầu vào. Hàm sản xuất có dạng tổng quát như sau:

Y = AαLβ Kγ

Y là năng suất lúa/ha/vụ (tấn/ha) A là các yếu tố về kỹ thuật L là chi phí lao động

K là các yếu tố đầu vào khác như giống, phân bón, hóa chất khác.

Từ hàm sản xuất phi tuyến tính trên được chuyển thành hàm tuyến tính trong ước lượng bằng cách tính logarit hai vế của hàm sản xuất trên. Số liệu được tập hợp và xử lý thông qua phần mềm Excel và Eviews.

(v) Phương pháp phân tích ngành hàng (CCA – Commodity Chain Analysis) Được sử dụng trong phân tích ngành hàng lúa gạo xuất khẩu. Phương pháp CCA sẽ giúp việc lượng hóa đánh giá tác động chính sách thông qua phân tích các thông số của Ma trận Phân tích Chính sách (PAM-Policy Analysis Matrix). Từ đó cho phép chúng ta đề xuất một số chính sách thích hợp liên quan đến quá trình sản xuất và xuất khẩu gạo.

(vi) Phương pháp điều tra nông hộ

Tham khảo tài liệu, số liệu sơ cấp và thứ cấp để chọn vùng điều tra.

Điều tra sản xuất lúa nông hộ theo phiếu câu hỏi soạn sẵn.

Chọn vùng điều tra theo mục tiêu: vùng sản xuất lúa chính ĐBSCL.

Chọn mẫu điều tra: chọn những nông hộ sản xuất lúa trên cơ sở danh sách được lập sẵn.

Chọn tỉnh đại diện cho vùng: sau khi đã chọn 3 vùng sinh thái, tham khảo ý kiến chuyên gia để chọn tỉnh đại diện 3 vùng. Kết quả chọn được 8 tỉnh để điều tra, bao gồm:

Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang, Sóc Trăng và Trà Vinh.

(vii) Nguồn dữ liệu sử dụng

Nguồn dữ liệu cho phân tích thị trường và chính sách

- Số liệu thứ cấp lấy từ FAO (tổ chức lương nông thế giới), USDA (Bộ Nông nghiệp Mỹ), IRRI (Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế). Bộ Nông nghiệp và PTNT, Niên giám Thống kê.

- Số liệu sơ cấp: số liệu điều tra 786 nông hộ sản xuất lúa ở 8 tỉnh (Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh) đại diện cho 3

vùng sinh thái của ĐBSCL (vùng Đồng lụt ven sông, vùng Đồng bằng ven biển cao, vùng Đồng Tháp Mười); sử dụng số liệu điều tra nông hộ trong 9 năm (1996-2004) của Dự án IAS-Gembloux với 2.138 mẫu của các tỉnh ĐBSCL; số liệu theo dõi nông hộ tham gia mô hình sản xuất lúa khép kín (475 hộ).

Nguồn dữ liệu cho phân tích ngành hàng

Dữ liệu phân tích trong ngành hàng dựa trên cơ sở điều tra chọn mẫu đại diện ở 2 tỉnh Long An và An Giang đại diện cho hai nhóm lúa xuất khẩu: lúa thơm và lúa cao sản.

Số mẫu điều tra các tác nhân trong ngành hàng như sau:

- Hộ sản xuất: 77 hộ.

- Hộ thu gom (hàng xáo): 9 hộ.

- Nhà máy xay xát (+ lau bóng): 21 nhà máy.

- Doanh nghiệp xuất khẩu: 02 doanh nghiệp.

Ngoài ra các dịch vụ liên quan đến sản xuất – lưu thông – chế biến – xuất khẩu gạo liên quan cũng được điều tra như:

- Hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp (bán lẻ): 03 hộ.

- Công ty kinh doanh thuốc BVTV: 01 công ty.

- Hộ kinh doanh xăng dầu (bán lẻ): 08 hộ.

- Công ty kinh doanh xăng dầu: 01 công ty.

- Công ty kinh doanh phân bón: 01 công ty.

Chương 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ và thị trường nhằm phát triển vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu gạo (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(348 trang)