CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 4 GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH VÀ THỊ TRƯỜNG
4.1.1 Các đặc điểm về tổng cung lúa gạo từ 1989 đến nay ở ĐBSCL
Nghị quyết 10 ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị đánh dấu bước ngoặc lịch sử của thời kỳ đổi mới đưa sản lượng lương thực ngày càng tăng đều đặn, liên tục.
Bảng 59. Tình hình sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL giai đoạn 1989 - 1999
ĐBSCL So cả nước (%)
Năm SL
(1000 tấn) NS (tấn/ha)
DT gieo trồng (1000 ha)
SL NS DT
1989 8.883 3,63 2.445 47 113 41 1990 9.580 3,67 2.580 50 115 43 1991 10.351 3,69 2.807 53 119 45 1992 10.948 3,74 2.925 51 112 45 1993 11.066 3,70 2.993 49 106 46 1994 12.121 3,99 3.038 52 112 46 1995 12.832 4,02 3.191 51 109 47 1996 13.819 4,01 3.443 52 106 49 1997 13.850 3,98 3.481 50 103 49 1998 15.319 4,07 3.761 53 103 51 1999 16.295 4,09 3.985 52 100 52 Ghi chú: SL: Sản lượng, NS: Năng suất, DT: Diện tích
Nguồn: Tổng hợp số liệu của TCTK, Bộ Nông nghiệp và PTNT, 3-2005.
Trong 10 năm sản lượng lúa ở ĐBSCL tăng gấp đôi, chiếm 52% sản lượng lúa cả nước (bảng 59); mỗi năm tốc độ tăng sản lượng lúa ĐBSCL tăng nhanh hơn tốc độ tăng dân số, nên ĐBSCL có lương thực hàng hóa đủ bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và còn thừa để xuất khẩu bình quân gần 3 triệu tấn gạo/năm.
Nguyên nhân thúc đẩy sự tăng trưởng sản lượng luá gạo trong giai đoạn 1989 – 1999: có nhiều nguyên nhân, nhưng 3 nguyên nhân chủ yếu đã tác động đến sự phát triển trong giai đoạn này là quyền sở hữu đất, đầu tư trong nông nghiệp ĐBSCL phát triển và giá lương thực trên thế giới cao trong khi giá thành sản xuất ở Việt Nam thì tương đối thấp.
(*) Quyền sở hữu
Chỉ thị 100 CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng “cải tiến công tác khoán sản phẩm đến người lao động và nhóm trong HTX sản xuất nông nghiệp” đã thúc đẩy sự tăng trưởng. Chìa khóa mở cửa vựa lúa ĐBSCL là nghị quyết số 10 của Ban Chính trị (5/4/88) và luật đất đai tháng 6/1993. Người nông dân ĐBSCL đã thật sự làm chủ mảnh đất mà họ canh tác, nghị quyết 10 đã đáp ứng được nguyện vọng của toàn bộ nông dân ĐBSCL nói riêng và cả nước Việt Nam nói chung.
(*) Đầu tư
Trong giai đoạn 1988 – 1999, bằng các nguồn đầu tư đa dạng: ngân sách Nhà nước, vốn của dân và nguồn đầu tư trực tiếp hay gián tiếp từ các tổ chức nước ngoài, đã góp phần quan trọng làm chuyển biến cả nội dung lẫn hình thức nông nghiệp ĐBSCL nói riêng và nông thôn ĐBSCL nói chung. Mục đích là nâng cao chất lượng lương thực và mức sống người dân ĐBSCL.
Nguồn đầu tư trực tiếp tác động đến các trạm trại nghiên cứu thực nghiệm và triển khai: thuỷ lợi, giống, bảo vệ thực vật và khuyến nông.
(*) Về thuỷ lợi
Công tác thuỷ lợi góp phần quan trọng trong việc mở rộng diện tích canh tác, khôi phục hơn 100.000 ha từ năm 1984 – 1995 và hình thành một mạng nguồn kênh trục tạo ra nguồn nước tưới, tiêu chua, xả phèn, ngăn lũ, cải thiện môi trường sinh thái cho toàn vùng
ĐBSCL, đặc biệt cho 3 vùng kinh tế trọng điểm: Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên.
Cụ thể lúa 2 vụ ở những năm 1976 chỉ có 170.000 ha nhưng đến năm 1995 đã đạt hơn 1.000.000 ha, năm 1999 hơn 1.500.000 ha. Các công trình kiểm soát lũ được thực hiện từ năm 1997 và tập trung chủ yếu ở vùng Tứ giác Long Xuyên, tạo điều kiện thoát lũ hơn 1.000 m3/s ra biển Tây, các công trình vùng Đồng Tháp Mười thoát được khoảng 500 m3/s, giảm được một phần tác hại của lũ lụt ở ĐBSCL.
Tính đến nay ở ĐBSCL có 2.085 công trình thủy lợi đã đưa vào phục vụ sản xuất nông nghiệp, trong đó có 2.083 công trình độc lập bao gồm (1.879 cống, 179 trạm bơm điện, 25 trạm bơm dầu) và 2 công trình phụ thuộc (trạm bơm dầu). Các công trình trên phần lớn được xây dựng trong giai đoạn này.
(*) Về giống
Từ năm 1991 đã có 47 giống lúa mới được đưa vào Việt Nam. Phần lớn là những giống cao sản ngắn ngày gia nhập vào ĐBSCL (nhập từ IRRI), số lượng các giống lai tạo trong nước ngày một gia tăng. Nếu vào giai đoạn 1954 – 1975 giống thần nông IR8, IR24,… cho năng suất bình quân 3 tấn/ha, thì đến nay các giống luá mới đã có năng suất bình quân trên 6 tấn/ha. Nhiều giống lúa thơm, giống gạo chất lượng cao nhập nội và lai tạo trong nước, được gieo trồng phổ biến ở ĐBSCL.
(*) Về phân bón
Lượng phân bón hóa học được nhập vào Việt Nam tăng bình quân đều đặn hàng năm, tỷ trọng giá trị phân bón trong giá thành sản xuất lúa chiếm tới 15 – 18%. Chính phủ không đánh thuế nhập khẩu phân bón đã làm giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân, kích thích sản xuất.
(*) Về tài chính tín dụng
Đầu tư gián tiếp thông qua tín dụng nông thôn với lãi suất ưu đãi, trợ giá mua nông sản bằng qũy bình ổn giá có tác dụng tốt tới sự phát triển sản xuất ở ĐBSCL.
Tín dụng nông thôn trong giai đoạn năm 1991 đến nay đã phát triển khá mạnh, tỷ trọng hộ nông dân được vay tăng 8 lần, doanh số cho vay tăng 25,2 lần. Điều này đã
khuyến khích nông dân gia tăng sản xuất bằng nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi thay vì phải vay nặng lãi ở các tầng lớp cho vay nông thôn.
(ii) Giai đoạn 2000 – 2004
Đây là thời kỳ diện tích giảm, năng suất tăng và sản lượng lúa ổn định.
Kinh tế hộ gia đình được khẳng định (1987), luật đất đai giao 5 quyền cho người sử dụng đất (1993), các chính sách, biện pháp thực hiện về đầu tư, cơ chế lưu thông lương thực ngày càng thông thoáng, chính sách đẩy mạnh xuất khẩu và nhập khẩu phân bón (Quyết định 46/2001/QĐ-TTg ngày 4/4/2001 về quản lý xuất và nhập khẩu hàng hóa).
Nhưng giai đoạn 2000-2004, cây lúa ở ĐBSCL bắt đầu bị sức ép về chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, sự cạnh tranh giữa các cây trồng và vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa để có thu nhập cao và giá gạo xuất khẩu từ năm 1999 giảm đột ngột, ảnh hưởng giá lúa gạo trong nước (có giai đoạn dưới giá thành sản xuất), đồng thời tỷ giá hối đoái trong thời gian dài, đã có tác động xấu đến sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL.
Bảng 60. Kết quả sản xuất lúa ở ĐBSCL 2000 -2004
Vùng ĐBSCL So cả nước (%)
Năm SL
(1.000 tấn)
NS (tấn/ha)
DT
(1.000 ha) SL NS DT
2000 16.703 4,23 3.946 51 100 51
2001 15.998 4,22 3.792 50 99 51
2002 17.710 4,62 3.835 51 101 51
2003 17.528 4,68 3.787 51 101 51
2004 18.520 4,86 3.809 52 101 51
Ghi chú: SL: sản lượng; NS: năng suất; DT: diện tích.
Nguồn: Tổng hợp của TCTK, Bộ Nông nghiệp và PTNT, 3-2005.
Diện tích gieo trồng lúa năm 1999 đạt 3.985.200 ha, đến năm 2004 còn 3.809.400 ha, giảm 175.800 ha, bình quân giảm 35.160 ha/năm, giảm chủ yếu ở các tỉnh ven biển do chuyển sang nuôi tôm, như tỉnh Bạc Liêu giảm 71.000 ha, tỉnh Cà Mau giảm 113.000 ha, tỉnh Sóc Trăng giảm 25.000 ha; hoặc chuyển sang trồng cây ăn trái, rau màu như tỉnh Vĩnh Long giảm 38.000 ha, tỉnh Tiền Giang giảm 27.000 ha.
Trong khi diện tích lúa giảm, nhưng năng suất tăng do thâm canh, chọn giống có năng suất cao. Trong 5 năm (1999-2004) năng suất bình quân từ 4,09 tấn/ha lên 4,86 tấn/ha, tăng 0,77 tấn/ha, bình quân tăng 0,154 tấn/ha.
Nhờ tăng năng suất nên sản lượng không những có xu hướng ổn định mà còn gia tăng. Năm 1999 sản lượng đạt 16.294.700 tấn, năm 2004 đạt 18.520.200 tấn, bình quân tăng 445.100 tấn/năm.
Tổng quan trong giai đoạn 2000-2004, cây lúa ở ĐBSCL khá nhạy cảm với cơ chế thị trường, tăng giảm theo cung, cầu, giá thế giới. Năm 2000 – 2001 có lúc giá lúa chỉ 1.100 – 1.200 đ/kg, sau đó tăng dần lên 1.500 đ/kg và năm 2002, đến nay đạt trên 2000 đ/kg. Tuy cây lúa có lợi thế cạnh tranh do đầu tư thấp, đầu ra ổn định, lợi nhuận cao, nhưng tổng thu nhập thấp. Nếu độc canh cây lúa so với các mô hình đa canh khác, thì thu nhập của nông hộ còn thấp.
(iii) Dự báo xu thế giai đoạn 2005 – 2010
Cây lúa ở ĐBSCL vào thế ổn định, hướng tới năng suất, chất lượng cao, phục vụ cho nội địa và xuất khẩu. Cây lúa tiếp tục bị sức ép bởi chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, nhiều mô hình đa canh có lợi thế hơn so với độc canh.
Lương thực hàng hóa cũng như các mặt hàng nông sản xuất khẩu khác đã biến động theo thị trường thương mại thế giới. Sản xuất rất nhạy cảm với sự biến động về giá:
Giá gạo xuất khẩu những năm 1995 – 1999 khá hấp dẫn (bình quân 256 USD/tấn), cùng với những chính sách hữu hiệu của Đảng và Nhà nước đã làm cho sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL phát triển mạnh trong giai đoạn 1989-1999. Đến năm 2000-2001, giá gạo xuất khẩu giảm mạnh (chỉ còn 155-160 USD/tấn), giá lúa ở ĐBSCL cũng giảm theo (còn 1.100-1.200 đ/kg). Từ năm 2002 đến nay, giá lúa đang được cải thiện. Giá gạo xuất khẩu bình quân năm 2004 đạt 211,5 USD/tấn, giá lúa ở ĐBSCL tăng cao và biến động ở mức trên dưới 2.000 đ/kg.
Tuy nhiên, cây lúa ở ĐBSCL trong giai đoạn tới đang trong bối cảnh bị sức ép từ nhiều phía:
+ Cạnh tranh gay gắt trong cơ cấu chuyển đổi giữa các cây trồng và vật nuôi để có hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích.
+ Chi phí tăng do giá “đầu vào” như giá vật tư, giá công lao động, dịch vụ,... đang có xu thế tăng nhanh hơn tốc độ tăng giá lúa gạo làm giảm lợi nhuận của người sản xuất.
Vì vậy dự báo sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL giai đoạn 2005-2010 sẽ có xu hướng: ổn định về diện tích sản lượng, tăng vụ, tăng năng suất, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Bảng 61. Tổng cung lúa gạo ở ĐBSCL từ 1989 -2001 Năm Dân số
(1000 người) Sản lượng (1000 tấn lúa)
Bình quân lúa/
người/năm (kg)
1989 14.191 8.883 626
1990 14.533 9.580 659
1999 16.184 16.295 1.007
2000 16.345 16.703 1.022
2004 17.076 18.520 1.085
Nguồn:Tổng hợp từ số liệu của TCTK và Bộ nông nghiệp & PTNT, 03-2005
Bảng 62. Tính toán cân đối cung gạo theo hướng xuất khẩu ở ĐBSCL, 1989-2004 Năm Sản lượng
(1000 tấn lúa)
Dân số
(1000 người) Hao hụt + chăn nuôi (15% SL) (1000 tấn
lúa)
Để ăn ĐBSCL (240 Kg/người) (1000 tấn lúa)
Để giống (200 kg/ha)
(1000 tấn lúa)
Điều hòa các vùng khác (1000 tấn
lúa)
XK (1000 tấn) quy
lúa
1989 8.883 14.191 1.333 3.406 489 811 2.845 1995 12.832 15.532 1.925 3.728 638 2.329 4.212 2000 16.703 16.345 2.505 3.923 789 2.888 6.597 2001 15.998 16.519 2.400 3.965 758 2.104 6.771 2002 17.710 16.714 2.656 4.011 767 3.650 6.625 2003 17.528 16.882 2.629 4.052 758 2.735 7.355 2004 18.520 17.076 2.778 4.098 762 2.725 8.157 Nguồn:Tổng hợp từ số liệu của TCTK và Bộ nông nghiệp & PTNT, 03-2005
Các kết quả phân tích cho thấy ngoài ĐBSCL, tất cả các vùng khác trong nước cho đến nay sản xuất lúa gạo hàng năm chỉ sử dụng tại địa phương. Khi gặp thiên tai, kỳ giáp hạt, ĐBSCL vẫn phải điều hoà cho cả nước, khoảng 3 triệu tấn lúa (tương ứng 1,5 triệu
tấn gạo). Từ năm 1976 đến năm 2004, ĐBSCL đã chuyển ra Bắc 6.820.962 tấn gạo, điều hoà cho TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ khoảng 600.000 tấn gạo/năm.
Như vậy xét về lượng lúa hàng hóa dành cho xuất khẩu của ĐBSCL ổn định ở mức 7,5 - 8,0 triệu tấn tương đương với khoảng 3,8 - 4,0 triệu tấn gạo/năm.
Do vậy hiệu quả của việc xuất khẩu gạo xét về phía cung phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm và các biện pháp hạ giá thành trong sản xuất.