Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
1.3 Tình hình sản xuất-thương mại-chế biến lúa gạo
1.3.2 Diện tích các loại cây trồng ở ĐBSCL
Trong các loại cây trồng thì lúa là cây chiếm diện tích lớn nhất, đặc biệt là lúa Đông Xuân và Hè Thu. Từ năm 1995 đến nay, bình quân diện tích lúa Đông Xuân tăng 5,7%/năm, diện tích lúa Hè Thu tăng 4%/năm. Diện tích lúa Mùa giảm dần do nông dân chuyển từ lúa vụ Mùa sang vụ Thu Đông để canh tác 3 vụ, tốc độ giảm diện tích lúa Mùa là 8,7%/năm.
Diện tích màu lương thực có khuynh hướng giảm dần.
Diện tích cây lâu năm chỉ tăng nhẹ, chủ yếu là cây ăn trái.
Như vậy khuynh hướng sản xuất trong trồng trọt ĐBSCL cho thấy lúa Đông Xuân, Hè Thu chiếm vị trí số một về diện tích so với các cây trồng khác.
1.3.2.1 Vùng lúa xuất khẩu
Vùng lúa xuất khẩu ĐBSCL được xác định theo các chỉ tiêu điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, cụ thể là các chỉ tiêu sau:
+ Đặc điểm đất đai và khả năng về nguồn nước.
+ Khả năng về lực lượng lao động, kinh nghiệm và trình độ thâm canh.
+ Hiện trạng sản xuất (địa bàn đã và đang cung ứng gạo xuất khẩu).
+ Hệ thống cơ sở hạ tầng và hệ thống dịch vụ phục vụ sản xuất hiện có
Bảng 6. Địa bàn và phân bố qui mô vùng lúa gạo xuất khẩu ĐBSCL
Stt Tỉnh Địa bàn phân bố Diện tích canh
tác lúa xuất khẩu (1000ha) 1 Long An 11 huyện: Châu Thành, Tân Trụ, Bến Lức, Thủ
Thừa, Cần Đước, Cần Giuộc, Tân Thạnh, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng và thị xã Tân An
68
2 Tiền Giang 6 huyện: Gò Công Đông, Gò Công Tây, Chợ Gạo,
Châu Thành, Cai Lậy, Cái Bè 55
3 Bến Tre 5 huyện: Châu Thành, Giồng Trôm, Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú
20 4 Đồng Tháp 9 huyện: Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh
Bình, Cao Lãnh, Lai Vung, Lấp Vò, Tháp Mười và Thị xã Sa Đéc
120
5 Vĩnh Long 6 huyện: Long Hồ, Măng Thít, Vũng Liêm, Bình
Minh, Tam Bình, Trà Ôn 60
6 Trà Vinh 5 huyện: Càng Long, Cầu Kè, Tiểu Cần, Châu Thành, Trà Cú
50 7 An Giang 9 huyện: An Phú, Tân Châu, Phú Tân, Chợ Mới,
Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn, thị xã Long Xuyên và thị xã Châu Đốc.
157
8 Kiên
Giang 7 huyện: Tân Hiệp, Châu Thành, Hòn Đất, Giồng
Riềng, Gò Quao, An Biên, An Minh 100
9 Cần Thơ + Hậu Giang
6 huyện: Thốt Nốt, Ô Môn, Châu Thành, Phụng Hiệp, Long Mỹ, Vị Thanh.
140 10 Sóc Trăng 6 huyện: Kế Sách, Mỹ Tú, Thạnh Trị, Mỹ Xuyên,
Long Phú và thị xã Sóc Trăng
120 11 Bạc Liêu 3 huyện: Vỉnh Lợi, Giá Rai, Hồng Dân 60
12 Cà Mau 3 huyện: Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời 50
Tổng cộng 1.000 Nguồn: Đánh giá vùng lúa xuất khẩu vùng Đồng bằng sông Cửu Long - Nguyễn Văn Nhân -2001
Căn cứ vào các chỉ tiêu này, Phân Viện Quy hoạch Thiết kế Nông nghiệp đã xác định 1 triệu ha trồng lúa đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, được phân bố trên 13 tỉnh, thành ĐBSCL (bảng 6), nhưng diện tích tập trung nhiều nhất ở các tỉnh An Giang (157.000 ha), Cần Thơ (140.000 ha), Đồng Tháp (120.000 ha), Sóc Trăng (120.000 ha), Kiên Giang (100.000 ha), các tỉnh còn lại từ 20.000 ha – 68.000 ha. Như vậy 13 tỉnh thành ĐBSCL đều có khả năng trồng lúa xuất khẩu.
Hình 2. Bản đồ quy hoạch vùng lúa xuất khẩu ĐBSCL
Nguồn: Phân Viện Quy hoạch – Thiết kế Nông nghiệp
1.3.2.2 Hiện trạng sản xuất lúa xuất khẩu
Căn cứ vào lượng gạo xuất khẩu trong các năm qua cho thấy ở ĐBSCL các tỉnh xuất khẩu gạo chủ yếu là An Giang (trên 550.000 tấn), Vĩnh Long (trên 370.000 tấn), Tiền Giang (trên 350.000 tấn), Đồng Tháp (trên 350.000 tấn), Cần Thơ (trên 230.000 tấn), Trà Vinh (trên 160.000 tấn), Kiên Giang (trên 156.000 tấn), Long An (trên 150.000 tấn).
Ngoài ra, Tổng công ty xuất khẩu gạo thường thu mua gạo xuất khẩu chủ yếu từ các tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Bạc Liêu và Long An. Như vậy, địa bàn đã và đang cung cấp gạo xuất khẩu ở ĐBSCL đều tập trung ở các tỉnh có gieo trồng lúa Đông Xuân, Hè Thu sớm và Mùa sớm.
Trên cơ sở kết hợp các yếu tố về tự nhiên (đặc điểm đất, khả năng của công trình thủy lợi) và kinh tế – xã hội (lao động, trình độ sản xuất, kinh nghiệm sản xuất, cơ sở hạ tầng), quy mô vùng sản xuất lúa xuất khẩu ở ĐBSCL có thể xác định khoảng 1,0 triệu ha, phân bố rộng khắp trên địa bàn 13 tỉnh thành thuộc ĐBSCL, đây là các địa bàn đã đáp ứng với hầu hết các điều kiện về tự nhiên-kinh tế-xã hội cần cho việc xây dựng vùng sản xuất lúa xuất khẩu. Tuy nhiên, có một số tiểu vùng lúa ở các tỉnh ven biển như Kiên Giang, Cà Mau, Trà Vinh, Sóc Trăng chưa đảm bảo các yêu cầu về cơ sở hạ tầng và trình độ sản xuất.
Nhìn chung, các tỉnh có tiềm năng lớn về diện tích sản xuất lúa xuất khẩu là An Giang (9 huyện), Cần Thơ (6 huyện), Đồng Tháp (7 huyện), Sóc Trăng (6 huyện), Kiên Giang (7 huyện). Trong đó, tỉnh An Giang có tiềm năng lớn với 157.000 ha, Cần Thơ có khả năng 140.000 ha, Đồng Tháp và Sóc Trăng có thể đạt khoảng 120.000 ha canh tác lúa xuất khẩu trên mỗi tỉnh, Kiên Giang có khoảng 100.000 ha đất có thể canh tác lúa xuất khẩu. Về cơ cấu canh tác lúa, vùng lúa xuất khẩu 3 vụ tập trung chủ yếu ở các tỉnh Cần Thơ, Vĩnh Long và Tiền Giang, vùng lúa 2 vụ có tưới tập trung ở các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp và Sóc Trăng.
1.3.2.3 Lợi thế trong sản xuất lúa gạo của ĐBSCL
Tiếp cận theo quan điểm của lý thuyết về lợi thế so sánh thì vùng ĐBSCL có điều kiện thiên nhiên ưu đãi, giá nhân công rẻ, giá thành sản xuất thấp so với các nước trồng lúa chính của thế giới, thấp hơn cả Thái Lan. Do vậy lúa gạo Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường thế giới, đó cũng là nguyên nhân giải thích vì sao ngay từ cuối thế kỷ 19, Việt Nam đã là một nước xuất khẩu gạo chính của thế giới. Trở lại thị trường thế giới từ năm 1989 đến nay, Việt Nam là một trong 3 quốc gia xuất khẩu gạo quan trọng. Hơn nữa, lúa là cây trồng thích hợp nhất ở ĐBSCL. Sản xuất lúa gạo là nguồn thu nhập chính của hàng triệu hộ nông dân ở vùng này. Chi phí đầu tư phát triển lúa gạo thấp và tạo ra nhiều việc làm.