Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
1.3 Tình hình sản xuất-thương mại-chế biến lúa gạo
1.3.4 Hệ thống thương mại và động thái giá lúa gạo
Lúa gạo ở ĐBSCL được buôn bán theo các kênh thương mại (KTM), bao gồm nhiều thành phần tham gia, tuy nhiên có thể phân biệt 3 nhóm cơ bản: người sản xuất, trung gian và tiêu thụ [2] (hình 6), KTM tùy thuộc nhận định của các nhóm nghiên cứu biến động từ 3 [2]đến 8 kênh [3].
-Nông dân sản xuất lúa: Khoảng 80-95% lúa được nông hộ bán qua người thu gom, chỉ có 13,1% là nhà máy xay xát tư nhân thu mua, trong khi đó các công ty quốc doanh thu mua khoảng 3%-10% [2],[3],[4].
-Thu gom tư nhân: gồm 2 dạng chính là thu gom địa phương và thu gom buôn chuyến. Nhóm này có vai trò mua lúa trực tiếp từ nông hộ sau đó được vận chuyển đến cơ sở xay xát tư nhân.
-Xay xát tư nhân: thu mua lúa từ nông dân, người thu gom, người buôn chuyến, tham gia trong hoạt động xay xát, đánh bóng gạo và cung cấp gạo cho các công ty quốc doanh, xí nghiệp đánh bóng gạo, người buôn gạo lẻ. Cơ sở xay xát vừa và lớn chiếm đa số ở ĐBSCL [3],[4].
-Thương lái: trung gian giữa nhà thu gom -người buôn bán lẻ và xay xát tư nhân và công ty quốc doanh. Nhóm này buôn bán gạo chuyên nghiệp với khối lượng lớn (1000 tấn/năm) [4]. Công ty quốc doanh là một dạng buôn bán lớn, có tầm hoạt động rộng và có các xí nghiệp chân rết [2]. Doanh nghiệp tư nhân chiếm tỉ lệ thấp trong tổng số doanh nghiệp buôn bán lúa gạo. Công ty quốc doanh đóng vai trò chủ yếu trong thu mua gạo cho tiêu thụ nội địa và xuất khẩu [3]. Nhà máy chế biến của các công ty lương thực đã được trang bị dây chuyền xay xát hiện đại, nhưng do nguồn lúa gạo nguyên liệu có chất lượng thấp (không đồng nhất giống lúa) do đó sản phẩm gạo có chất lượng kém [5],[6]. Doanh nghiệp tư nhân kinh doanh lúa gạo ở ĐBSCL đựợc phân chia làm 3 nhóm tùy theo chức năng kinh doanh [7]:
Chuyên thu mua gạo nguyên liệu, cung ứng gạo thành phẩm cho nội địa và xuất khẩu.
Thu gom gạo nguyên liệu, tái chế đánh bóng, cung ứng gạo thành phẩm cho xuất khẩu và xuất khẩu trực tiếp. Thị phần của các doanh nghiệp này chỉ khoảng 5% tổng số gạo xuất khẩu. Nhóm doanh nghiệp này có nhiều hạn chế về vốn, khả năng tiếp cận thị trường quốc tế, ít được sự hỗ trợ của Nhà nước.
Doanh nghiệp tư nhân buôn, bán gạo sỉ và lẻ nội địa.
-Nông trường quốc doanh: ĐBSCL có 02 nông trường Sông Hậu và Cờ Đỏ có kênh thương mại lúa gạo riêng biệt. Các hoạt động kinh doanh lúa gạo nhằm vào thị trường nội địa và xuất khẩu [3],[7].
Các nhận định về hệ thống thương mại lúa gạo Việt Nam và ĐBSCL của IFPRI (1996):
-Mức độ thương mại hóa cao và mức độ tham gia của khối tư nhân không chỉ ở giai đoạn sản xuất mà còn ở giai đoạn thị trường.
-Tình trạng kém phát triển của khối tư nhân.
-Kinh doanh và thông tin mang tính cục bộ.
-Khó khăn về tài chính hạn chế hoạt động thương mại của doanh nghiệp.
-Hệ thống doanh nghiệp nhà nước còn nặng về quản lý hành chính.
Nông dân
Thu gom tư nhân
Cơ sở xay xát/
lau bóng gạo tư nhân
Doanh nghiệp quốc doanh -Cung ứng kho
-Xay chà/lau bóng -Buôn sỉ/xuất khẩu -Buôn lẻ
Tư nhân buôn sỉ, chủ vựa lúa
Buôn sỉ của các tỉnh
Công ty nhập khẩu nước ngoài
Tư nhân buôn lẻ
Buôn lẻ của các tỉnh
Người tiêu thụ khu vực
Người tiêu thụ của các tỉnh
Người tiêu thụ ngoài nước
Vùng Liên vùng Quốc tế
Dòng gạo: Dòng lúa Hình 6. Kênh thương mại lúa gạo Nguồn: Lưu Đức Thanh Hải, 2003
1.3.4.2 Động thái giá lúa – gạo
Biến động giá lúa gạo thay đổi theo từng giai đoạn. Trong giai đoạn 1989-1991 có tốc độ tăng giá trung bình 58%, nhưng trong giai đoạn 1999-2000 chỉ còn 6,5%. Các sự kiện này có liên quan đến tỉ lệ lạm phát trong giai đoạn trước 1990, trong 2 năm 1995 và 1998 có sự gia tăng đột biến nhu cầu lương thực trên thị trường quốc tế. Trong thực tế động cơ sản xuất và tiêu thụ lúa gạo không những tuỳ thuộc vào giá danh nghĩa mà còn tùy thuộc vào giá tương đối giữa lúa – gạo và các hàng hóa khác. Các tính toán giá tương đối cho thấy giá thực của lúa trên nông hộ đã giảm 2,97%/năm trong giai đoạn 1989-2000 [3], tuy nhiên lợi tức của nông hộ trồng lúa đã được bù đắp qua tỉ lệ tăng năng suất lúa trên 3%/năm trong giai đoạn này. Phân tích hệ số biến thiên (CV: coefficient of variation) cho thấy trong giai đoạn 1998-2000 biến động giá lúa –gạo tương đối ổn định (bảng 7).
Giá lúa –gạo có khuynh hướng giảm trong vụ thu hoạch và tăng sau mùa thu hoạch, hầu hết giá lúa lên cao trong thời gian từ tháng 3 - tháng 4 và hạ dần trong tháng 8 - tháng10, tuy nhiên khoảng chênh lệch này không cao. Chi phí tồn trữ và rủi ro hoặc hao hụt tương đương với giá biên (price margin) [3]. Các phân tích về sự hợp nhất (integration) thị trường gạo ở Việt Nam cho thấy [8]:
-Thị trường lúa – gạo chính của ĐBSCL có tính hòa nhập cao.
-Giá gạo tùy thuộc giá xuất khẩu và giá ở thành phố Hồ Chí Minh.
-Thị trường lúa gạo phía Bắc không hòa nhập với thị trường ở ĐBSCL, do khoảng cách xa.
-Giá gạo xuất khẩu tương quan chặt với giá thị trường quốc tế (giá gạo xuất khẩu của Thái Lan).
-Chính sách giá sàn của chính phủ theo giá quốc tế.
-Tiến trình cạnh tranh và phát triển thể chế trong thị trường đã tạo thị trường lúa gạo có hiệu quả.
-Tư nhân và quốc doanh cải thiện từng bước qua chính sách tự do hóa thị trường lúa gạo.
-Công ty quốc doanh chủ đạo ngành xuất khẩu gạo.
Trong quản lý giá lúa gạo, khung giá qui định của các cơ quan Chính phủ thường thiếu nhạy bén với biến động của thị trường làm giá gạo nội địa cao hơn giá thế giới. Do đó tạo nên khó khăn cho doanh nghiệp và tình trạng cạnh tranh giá làm giảm hiệu quả kinh tế của xuất khẩu gạo. Các thương nhân nước ngoài lợi dụng yếu điểm trong quản lý giá lúa gạo để ép giá, tạo thế bị động và thiệt hại về phía doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam [5].
Bảng 7. Biến động giá lúa, gạo tại Cần Thơ (1990-2004)
Năm
Trung bình của giá lúa trong
năm (đ/kg)
CV* của giá lúa (%)
Trung bình của giá gạo trong
năm (đ/kg)
CV của giá gạo (%)
1990 484 39 806 37
1991 1.036 12 1.728 11
1992 1.028 10 1.768 7
1993 1.052 5 1.782 5
1994 1.164 11 2.004 8
1995 1.573 12 2.708 10
1996 1.501 15 2.699 9
1997 1.512 9 2.686 4
1998 1.895 8 3.413 9
1999 1.708 5 3.216 6
2000 1.498 11 2.856 3
2001 1.402 12 2.573 6
2002 1.721 6 3.019 2
2003 1.699 7 3.020 2
2004 2..114 7 3.372 5
Nguồn: Sở Thương mại tỉnh Cần Thơ
Ghi chú: CV (Coefficient of Variation) của giá lúa gạo trong năm.
0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000
1990 1991
1992 1993
1994 1995
1996 1997
1998 1999
2000 2001
2002 2003
2004 Năm
Giá lúa (đ/kg)
Giá lúa Giá gạo