CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 3 GIẢI PHÁP KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ
3.2 Xây dựng quy trình công nghệ sản xuất lúa xuất khẩu
3.2.2 Vùng Đồng lụt ven sông
3.2.2.4 Kỹ thuật thu hoạch và sau thu hoạch ảnh hưởng đến phẩm chất hạt
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng lúa gạo, trong phạm vi thí nghiệm chỉ nghiên cứu các yếu tố chính như thời gian thu hoạch, mức độ phân bón và yếu tố mùa vụ đến phẩm chất hạt kết quả cho thấy:
Thời gian thu hoạch có ảnh hưởng đến phẩm chất xay chà. Thời gian thu hoạch thích hợp khi lúa ở vào thời điểm 27 ngày sau khi trổ (tương đương với thời điểm có 90%
số hạt chín/bông) làm tăng tỷ lệ gạo lức, gạo trắng và gạo nguyên của gạo so với lúc 24 ngày sau khi trổ. Điều đáng chú ý là tỷ lệ gạo nguyên của nghiệm thức thu hoạch 27 ngày sau khi trổ còn cao hơn cả nghiệm thức thu hoạch lúc 30 ngày. Điều này cho thấy thu hoạch lúa quá trễ hoặc sớm quá không những làm thất thoát sản lượng đối với các giống lúa dễ rụng mà còn tăng tỷ lệ gạo bị gãy (bảng 35).
Bảng 35. Ảnh hưởng của thời gian thu hoạch đến tỷ lệ xay xát Nghiệm thức
(ngày sau khi trổ)
Gạo lức (% )
Gạo trắng (%)
Gạo nguyên (%)
30 77,9 66,4 54,1 27 77,7 67,1 56,6 24 75,0 61,5 51,8
LSD (0.05) 1,7 2.0 1,5
CV (%) 1,8 2,4 2,1
Áp dụng kỹ thuật phơi, sấy có kiểm soát nhiệt độ, giảm ẩm độ hạt tới mức nhất định (14%) không những giúp cho việc tồn trữ và bảo quản lúa tốt hơn mà còn làm tăng chất lượng gạo xay chà. Lúa phơi sấy đến ẩm độ 14% làm giảm tỷ lệ gạo gãy có ý nghĩa thống kê so với ở độ ẩm 13%. Như vậy để góp phần làm tăng chất lượng gạo thương phẩm thì không nên tạo ẩm độ lúa quá thấp (độ ẩm hạt < 13%) (bảng 36).
Bảng 36. Ảnh hưởng của ẩm độ hạt lúa sau phơi sấy đến tỷ lệ xay xát
Ẩm độ hạt (%) Gạo lức (% ) Gạo trắng (%) Gạo nguyên (%)
13 77,6 63,2 39,5
14 77,1 63,3 42,7 15 77,1 64,4 46,0
LSD (0.05) 2,9 2,6 2,3
CV (%) 2,1 3,2 4,2
Lúa Đông Xuân có tỷ lệ gạo lức, gạo trắng và gạo nguyên cao hơn vụ Hè Thu một cách rõ rệt, nguyên nhân do thời điểm thu hoạch lúa Hè Thu bị ảnh hưởng của mưa - nắng xen kẽ, dẫn đến hạt lúa có quá trình tái hút ẩm, tăng tỷ lệ nứt gãy. Việc sấy lúa Hè Thu đúng kỹ thuật giúp tăng tỷ lệ gạo nguyên (bảng 37).
Bảng 37. Ảnh hưởng của mùa vụ đến chất lượng xay chà
Thời vụ Gạo lức (% ) Gạo trắng (%) Gạo nguyên(%)
ĐX 2002-2003 79,7 a 65,5 45,4 a
ĐX 2003-2004 80,2 a 66,5 46,6 a
HT 2002 75,9 b 63,1 35,2 b
HT 2003 75,6 b 62,9 38,1 b
LSD (0.05) 1,5 3,6 1,8
CV(%) 1,8 NS 6,7
Ghi chú: Trong cùng một cột, số theo sau bởi cùng ký tự thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. ĐX: Đông Xuân, HT: Hè Thu
Bảng 38. Ảnh hưởng của các yếu tố phân bón đến chất lượng xay chà
Nghiệm thức Gạo lức (% ) Gạo trắng (%) Gạo nguyên(%)
Không bón phân 90,0 69,9 54,8
N 77,1 68,5 54,1
P 80,0 69,6 57,1
K 76,9 68,1 52,8
PK 79,2 69,2 56,2
NK 75,7 66,5 48,4
NP 75,7 65,4 51,3
NPK 77,0 66,7 51,3
LSD (0.05) 3,0 2,8 6,2
CV (%) 2,6 2,8 7,9
Qua kết quả phân tích về ảnh hưởng của các công thức phân bón trên tỷ lệ xay xát cho thấy các nghiệm thức không bón hoặc chỉ bón đơn thuần từ 1 đến 2 yếu tố phân bón như N; K; P; PK đều có chất lượng xay chà tốt hơn các nghiệm bón kết hợp các yếu tố NP; NPK; NK. Dường như việc bón lân dưới dạng super lân trên đất phèn nhẹ giảm sự ngộ độc sắt của cây lúa, làm cho cây lúa phát triển và tích lũy chất khô tốt hơn, tăng tỷ lệ gạo nguyên đáng kể so với nghiệm thức bón kết hợp giữa N và P như NK; NP; NPK (bảng 38).
Từ những kết quả Đề tài và các kết quả của các nghiên cứu trước đây, dẫn đến các kết luận sau:
Giống lúa cho năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp trên vùng Đồng lụt ven sông trong vụ Đông Xuân là có các giống OMCS2000, OM2717, OM2395; OM3235 và OM3242. Giống canh tác thích hợp trong vụ Hè Thu là OM2464; IR64 và OM2705. Giống lúa thơm OM3536 thích nghi tốt trên vùng Đồng lụt ven sông và góp phần đa dạng hóa sản phẩm lúa gạo.
Mức phân bón thích hợp cho lúa cao sản trong vụ Hè Thu là 60N đến 80N-60P2O5- 40K2O và trong vụ Đông Xuân là 100 kgN/ha, đối với những vùng đất có độ phì
cao cần giảm lượng đạm xuống còn 80 kgN/ha trong vụ Đông Xuân. Sử dụng bảng so màu lá để điều chỉnh số lượng và thời gian áp dụng phân đạm có hiệu quả.
Áp dụng kỹ thuật sạ lúa theo hàng, mật độ sạ thích hợp trên vùng đất Đồng lụt ven sông từ 80 – 100 kg/ha. Song cần thiết phải cải tạo mặt bằng đồng ruộng, hạn chế, ốc bươu vàng và chuột ở đầu vụ.
Bón phân cân đối, cần phối hợp giữa các yếu tố dinh dưỡng chính NPK, NP và NK. Bảo quản và tồn trữ hạt ở độ ẩm sau sấy là 14% đều có tác dụng tăng chất lượng xay chà, tăng tỷ lệ gạo lức và gạo nguyên.