Kết quả nghiên cứu các thí nghiệm hợp phần kỹ thuật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ và thị trường nhằm phát triển vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu gạo (Trang 133 - 138)

CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương 3 GIẢI PHÁP KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ

3.2 Xây dựng quy trình công nghệ sản xuất lúa xuất khẩu

3.2.3 Vùng Đồng Tháp Mười

3.2.3.1 Kết quả nghiên cứu các thí nghiệm hợp phần kỹ thuật

Để bổ sung và xây dựng quy trình kỹ thuật, một số vấn đề nghiên cứu về giống lúa, mật độ sạ hàng, thời điểm thu hoạch và công nghệ thu hoạch, phơi sấy đã được thực hiện.

(i) So sánh và chọn lọc các giống lúa có năng suất cao, ổn định, chất lượng tốt thích ứng với vùng sản xuất

Một số giống lúa cao sản trong bộ giống lúa xuất khẩu ở ĐBSCL đã được thử nghiệm để đánh giá tính thích nghi và khả năng cho năng suất cao trong điều kiện cụ thể ở Đồng Tháp Mười.

Kết quả theo dõi cho thấy trong các giống lúa thử nghiệm, giống OM3536 có thời gian sinh trưởng ngắn (85 ngày, thuộc bộ Ao), đa số các giống lúa khác có thời gian sinh trưởng từ 89-98 ngày (thuộc bộ A1). Riêng giống ST1 có thời gian sinh trưởng khoảng 105 ngày (thuộc bộ A2). Trong vụ Đông Xuân, thời gian sinh trưởng của hầu hết các giống được rút ngắn từ 3-5 ngày so với vụ Hè Thu. Nhìn chung, các giống lúa thử nghiệm có thời gian sinh trưởng thích hợp cho sản xuất lúa 2 vụ ở vùng Đồng Tháp Mười, nơi mà thời vụ gieo trồng khá nghiêm ngặt, bị giới hạn bởi thời gian ngập lũ từ tháng 9-11 và phèn, mặn vào tháng 4-5 hàng năm.

Các giống thử nghiệm có tính kháng phèn biểu hiện mạnh hơn so với giống đối chứng IR64. Kết quả cũng cho thấy ở vụ Đông Xuân, biểu hiện ngộ độc phèn không đáng kể (cấp 0-1) do có được nguồn nước ngọt trong mùa lũ khá đủ để rửa và ém phèn.

Trong điều kiện thử nghiệm, các giống IR64 và VNĐ95-20 là các giống cứng cây (đổ ngã cấp 0-3). Riêng giống OM3536 yếu cây (cấp 5-7), do vậy đối với giống này cần chú ý trong việc bón phân đạm để chống đổ ngã.

Các quan sát cho thấy rầy nâu không hoặc xuất hiện không đáng kể trong vụ Hè Thu 2002, mức thiệt hại từ cấp 0-3. Tuy nhiên kết quả ghi nhận trong khi các giống khác không bị hại bởi rầy nâu (cấp 0) thì giống VNĐ95-20 bị nhiễm ở cấp 1-3. Trong vụ Đông Xuân rầy cánh trắng cũng xuất hiện khá phổ biến, gây hại từ cấp 1-5, nhất là đối với các giống lúa VNĐ95-20 và OMCS2000. Mức độ gây hại của bệnh đạo ôn trong vụ Hè Thu là không đáng kể. Ở vụ Đông Xuân, 2 giống IR64 và VNĐ95-20 nhiễm đạo ôn nặng hơn các giống khác.

Về năng suất các giống ở cả 2 vụ Hè Thu và Đông Xuân, năng suất lúa giữa các giống IR64, VNĐ95-20 và OMCS2000 là tương đương nhau. Riêng giống OM3536 cho năng suất thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với tất cả các giống còn lại trong cả 2 vụ lúa . Ở vụ Đông Xuân 2003-2004, các giống VNĐ95-20, Jasmine85 và giống ST1 cho năng suất cao hơn giống IR64. Tuy nhiên giống ST1 có thời gian sinh trưởng dài (105 ngày) nên ít thích hợp hơn trong vụ Hè Thu (bảng 39).

Bảng 39. Năng suất của một số giống lúa có triển vọng tại Đồng Tháp Mười

TT Giống lúa Hè Thu

2002

Đông Xuân 2002-2003

Đông Xuân 2003-2004 1 IR64 (ĐC) 3,33 a 6,59 a 6,60 b 2 VNĐ95-20 3,32 a 6,51 a 7,17 ab 3 OMCS2000 3,52 a 6,56 a - 4 OM3536 2,77 5,57 b -

5 Jasmine85 - - 7,20 ab

6 ST1 - - 7,83 a

LSD(0.05) 0,41 0,26 0,73

CV (%) 9,20 2,63 5,07

Ghi chú: trong cùng một cột, số theo sau bởi cùng ký tự thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.

Đánh giá chất lượng gạo của một số giống lúa có triển vọng, kết quả phân tích ở bảng 40 cho thấy các giống lúa thử nghiệm có tỷ lệ gạo trắng đạt mức trung bình (65-66

%), tỷ lệ gạo nguyên khá (44-52%). Các giống thử nghiệm đều có dạng hạt thon dài. Tỷ lệ hạt bị bạc bụng của 2 giống OM3536 và OMCS2000 thấp (3,9-6,7%). Tỷ lệ hạt đục của các giống lúa thử nghiệm không đáng kể (0,7- 6,7%). Hàm lượng amylose của các giống ở mức trung bình (21,2-22,0%), riêng giống OM3536 có hàm lượng amylose thấp (17,0%). Các giống đều có chất lượng khá, tương đương với giống IR64 và đều đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Bảng 40. Chất lượng gạo của một số giống lúa có triển vọng tại Đồng Tháp Mười, vụ Hè Thu 2002

Giống lúa Tỷ lệ gạo trắng

(%)

Tỷ lệ gạo nguyên

(%)

Chiều dài hạt

gạo (mm)

Chiều rộng hạt gạo

(mm)

Hạt bạc bụng

(%)

Tỷ lệ hạt đục (%)

Protein (%)

Amylose (%)

IR64 (ĐC) 66,2 51,7 7,2 2,1 21,9 0,9 6,8 21,4 VNĐ95-20 65,6 44,2 7,3 2,1 29,5 2,1 7,1 22,0 OMCS2000 64,7 48,9 7,3 2,1 6,7 1,1 7,2 21,2

OM3536 65,1 50,0 7,1 2,0 3,9 0,7 7,2 17,0

(ii) Kết quả nghiên cứu về mật độ sạ hàng

Giữa các mức lượng giống gieo sạ từ 60-160 kg/ha đều không có ý nghĩa thống kê về năng suất. Tuy nhiên, với lượng giống gieo sạ khoảng 120 kg/ha có xu hướng cho năng suất cao nhất (bảng 41).

Phân tích các yếu tố cấu thành năng suất, kết quả cho thấy sạ thưa cho số bông thấp hơn nhưng bù lại số hạt chắc trên bông và trọng lượng 1000 hạt lại có xu hướng cao hơn so với sạ dày.

Các ghi nhận trên đồng ruộng còn cho thấy ở các công thức sạ thưa, sinh trưởng của cây lúa tốt hơn, ít sâu bệnh hơn so với công thức sạ dày 160 kg/ha. Sạ dày không những chi phí lúa giống cao mà chi phí phòng trừ sâu bệnh cũng cao hơn so với sạ thưa (90-120 kg/ha). Như vậy sạ với mật độ khoảng 90-120 kg là thích hợp (bảng 41).

Bảng 41. Ảnh hưởng của mật độ sạ hàng đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất lúa ở Đồng Tháp Mười, vụ Đông Xuân 2002-2003

TT Công thức Số

bông/m2 Số hạt

chắc/bông Tỷ lệ lép

(%) P. 1000 hạt

(g) Năng suất (t/ha)

1 160 kg/ha (ĐC) 544 51 16 26,7 7,16

2 120 kg/ha 532 59 19 26,8 7,22

3 90 kg/ha 460 59 28 26,8 6,72

4 60 kg/ha 385 64 31 27,2 6,63

LSD(0.05) 1,67

CV (%) 7,00

Ghi chú: Giống lúa VNĐ95-20

(iii) Kết quả nghiên cứu về thời điểm thu hoạch lúa

Kết quả theo dõi ảnh hưởng của độ chín đến độ rụng hạt lúa cho thấy, khi lúa càng chín, độ rụng hạt càng tăng. Giữa các giống, độ rụng hạt cũng khác nhau, giống Jasmine85 có xu hướng rụng hạt cao hơn giống VNĐ95-20.

Thu hoạch khi lúa còn xanh (80-85% độ chín), hạt vào chắc chưa hoàn toàn đã dẫn đến giảm năng suất. Ngược lại, thu hoạch ở thời điểm 100% độ chín cũng cho năng suất thấp. Trường hợp này có thể do lúa chín quá, bị rơi rụng nhiều, nhất là những hạt ở đầu bông, đầu gié. Thu hoạch ở thời điểm 90-95% độ chín cho năng suất lúa cao nhất

(bảng 42, 43).

Khi thu hoạch ở các thời điểm còn xanh (80-85% độ chín) hoặc chín hoàn toàn (100% độ chín), tỷ lệ hạt lúa bị lem và chỉ số lem cao hơn ở thời điểm 90-95% độ chín.

Tỷ lệ gạo trắng, gạo nguyên và hạt bạc bụng có xu hướng giảm. Và như vậy thu hoạch sớm và trễ đã làm giảm chất lượng và giá trị lúa gạo. Từ các kết quả trên cho thấy thu hoạch ở độ chín khoảng 90-95% cho năng suất và chất lượng gạo cao nhất (bảng 42,43).

Bảng 42. Ảnh hưởng của các thời điểm thu hoạch khác nhau đến năng suất và chất lượng của giống lúa VNĐ95-20 ở Đồng Tháp Mười, vụ Đông Xuân 2003- 2004

Chất lượng lúa gạo

TT Công thức Năng

suất (tấn/ha)

Tỷ lệ lem (%)

Chỉ số lem (%)

Tỷ lệ gạo trắng

(%)

Tỷ lệ gạo nguyên

(%)

Tỷ lệ hạt bạc

bụng (%) 1 100% độ chín (ĐC) 7,25 38,0 8,7 69,5 54,5 76,0 2 95% độ chín 7,33 33,0 12,3 70,1 58,4 47,0 3 90% độ chín 7,03 28,0 7,8 70,5 58,9 55,0 4 85% độ chín 7,00 28,0 11,8 69,5 54,3 73,0

LSD(0.05)

CV (%)

1,16 8,13

Bảng 43. Ảnh hưởng của các thời điểm thu hoạch khác nhau đến năng suất và chất lượng giống lúa Jasmine85 ở Đồng Tháp Mười, vụ Đông Xuân 2003-2004

Chất lượng lúa gạo

TT Công thức Năng

suất

(tấn/ha) Tỷ lệ lem (%)

Chỉ số lem (%)

Tỷ lệ gạo trắng

(%)

Tỷ lệ gạo nguyên

(%)

Tỷ lệ hạt bạc

bụng (%) 1 100% độ chín (ĐC) 7,67 ab 22,0 5,8 61,8 19,0 18,0 2 95% độ chín 8,00 a 12,0 1,8 67,0 40,4 12,0 3 90% độ chín 8,67 a 10,0 2,7 66,2 35,8 9,0 4 85% độ chín 6,40 bc 14,0 5,1 64,0 42,0 18,0 5 80% độ chín 5,80 c 19,0 5,2 63,9 21,9 14,0

LSD(0.05)

CV (%)

1,29 9,57

(iv) Kết quả nghiên cứu về công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch lúa

Giải pháp công nghệ sản xuất lúa xuất khẩu gắn liền với việc cơ giới hóa trong đó sử dụng máy thu hoạch “cắt rải” là khâu quan trọng. Sử dụng máy cắt rải giúp làm giảm chi phí lao động thu hoạch, giải quyết vấn đề khan hiếm nhân công trong mùa vụ. Máy cắt

rải làm cho hạt lúa khô đều cả phía trên và phía dưới mớ lúa, lúa khô nhanh hơn là lúa cắt bằng tay.

Cắt lúa bằng máy cắt rải còn có tác dụng làm giảm tỷ lệ lem và chỉ số lem hạt lúa, đồng thời tăng tỷ lệ gạo trắng, đặc biệt là tỷ lệ gạo nguyên khi xay chà. Tỷ lệ hạt bạc bụng cũng có xu hướng giảm ở các công thức cắt lúa bằng máy cắt rải (bảng 44).

Sấy lúa cũng có tác dụng làm tăng chất lượng lúa gạo (giảm chỉ số lem hạt lúa và tăng tỷ lệ gạo trắng và gạo nguyên).

Như vậy, trong các công thức thử nghiệm, cắt lúa bằng máy cắt rải và làm khô lúa bằng phương pháp sấy hạt lúa khô đều hơn, chất lượng lúa gạo cao và tỷ lệ gạo trắng và nguyên cao nhất.

Bảng 44. Ảnh hưởng của các phương pháp cắt và phơi sấy khác nhau đến chất lượng lúa gạo ở Đồng Tháp Mười, vụ Đông Xuân 2003-2004

TT Công thức Tỷ lệ lem (%)

Chỉ số lem (%)

Tỷ lệ gạo trắng

(%)

Tỷ lệ gạo nguyên

(%)

Tỷ lệ hạt bạc bụng

(%)

1 A: ND (ĐC) 43,0 14,3 68,2 47,8 90,0

2 B 43,0 12,3 69,3 47,1 89,0

3 C 32,0 10,2 70,2 60,4 89,0

4 D 37,0 8,8 71,4 63,0 70,0

Ghi chú:

Công thức: A: Nông dân (ĐC): Cắt lúa bằng tay, phơi mớ trên đồng và phơi lúa trên sân.

B: Cắt lúa bằng tay, phơi mớ trên đồng và sấy lúa bằng máy sấy.

C: Cắt lúa bằng máy cắt rải, phơi trên đồng và phơi lúa trên sân.

D: Cắt lúa bằng máy cắt rải, phơi trên đồng và sấy lúa bằng máy sấy.

Giống lúa: VNĐ95-20

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ và thị trường nhằm phát triển vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu gạo (Trang 133 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(348 trang)