CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 3 GIẢI PHÁP KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ
3.2 Xây dựng quy trình công nghệ sản xuất lúa xuất khẩu
3.2.2 Vùng Đồng lụt ven sông
3.2.2.1 Thí nghiệm so sánh và chọn lọc các giống lúa thích hợp cho vùng Đồng lụt ven sông
(i) Giống lúa cho vụ Hè Thu
Nhìn chung trong 4 giống lúa thí nghiệm (OM2426; OM3536, IR64 và BUSOK) tại các địa điểm nghiên cứu khác nhau (Cần Thơ, Đồng Tháp và An Giang), cho thấy OM2426 là giống có năng suất cao và ổn định ở hầu hết các vùng nghiên cứu, năng suất của giống lúa này tương đương hoặc cao hơn năng suất giống đối chứng (IR64). BUSOK là giống cho năng suất khá, tương đương với IR64 ở Đồng Tháp, tuy nhiên ở Cần Thơ và An Giang giống lúa này cho năng suất thấp nhất. OM3536 là giống lúa ngắn ngày, phẩm chất cao, có mùi thơm, năng suất thấp, OM3536 có thể khuyến cáo nhằm đa dạng nguồn lúa thơm trong vùng nghiên cứu.
Như vậy trong vụ Hè Thu, giống lúa OM2426 có thể canh tác thích hợp ở hầu hết các điểm nghiên cứu, giống BUSOK canh tác thích hợp ở Đồng Tháp.
Bảng 28. Năng suất lúa của các giống thí nghiệm tại các điểm nghiên cứu khác nhau, trên vùng Đồng lụt ven sông, vụ Hè Thu 2002
Chợ Mới- An Giang Lấp Vò -Đồng Tháp TT Tên giống Cần Thơ
Viện lúa ĐBSCL
Long Kiến
Long Điền A
Bình Thành
Bình Trưng
Trung bình
1 OM2464 4,32 3,33 a 3,20 a 3,40 b 5,53 a 3,96 2 OM3536 3,94 2,53 b 2,66 c 4,05 a 4,44 b 3,52 3 IR64 (ĐC) 3,68 2,96 ab 2,89 b 3,71 ab 4,81 ab 3,61 4 BUSOK 3,27 2,62 b 2,60 c 3,96 a 5,26 a 3,54
LSD (0.05) 0,49 ns 0,61 0,15 0,52 14,80 -
CV(%) 5,80 10,7 9,43 10,3 12,1 -
Ghi chú: Trong một cột, số theo sau bởi cùng ký tự thì không khác biệt thống kê ở mức 5%.
Song song với thí nghiệm so sánh và chọn lọc một số giống lúa có triển vọng, thử nghiệm khảo sát tập đoàn giống lúa trong vụ Hè Thu và Đông Xuân 2002-2003 cũng được tiến hành tại Đồng Tháp, kết quả cho thấy trong trong vụ Hè Thu các giống đều có năng suất tương đương với IR64 (trừ giống OM3536), trong vụ Đông Xuân có 4 giống lúa năng suất vượt trội IR64 (OM2395, OM3235, OM2963, OM3242). Các giống OM2492,OM2395 và OM3235 có năng suất trung bình 2 vụ cao hơn IR64 (bảng 29).
Bảng 29. Năng suất của một số giống lúa khảo nghiệm vụ Hè Thu 2002 và Đông Xuân 2002-2003 tại Đồng Tháp
STT Tên giống Năng suất lúa khô (tấn/ha) Hè Thu Đông Xuân
1 OM2492 4,27 ab 6,00b
2 MTL145-2 4,27 ab -
3 OM2395-165 3,97 ab 6,80 a 4 OM3235 3,83 ab 7,11 a
5 OM2464 3,78 ab -
6 OM2822 3,78 ab 4,7 c
7 OM3536 3,36 b -
8 OM2963 - 6,53 a
9 OM3242 - 6,90 a
10 OM2717 - 6,37 ab
11 BUSOK 3,90 ab -
12 IR64 (ĐC) 4,70 a 5,22 bc
LSD (0.05) 0,99 1,23
CV(%) 14,4 11,3
Ghi chú: Trong cùng một cột, số theo sau bởi cùng ký tự thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.
(ii) Giống lúa cho vụ Đông Xuân
Trong vụ Đông Xuân 2002 – 2003, tình hình sâu bệnh diễn ra rất phức tạp, đặc biệt là bệnh cháy lá phát triển mạnh tại điểm thí nghiệm, nhất là tại Viện Lúa ĐBSCL. Bệnh cháy lá đã ảnh hưởng đáng kể đến sinh trưởng, do đó năng suất lúa rất thấp (3,74 – 4,66 tấn/ha). Giống nhiễm bệnh nặng là OM1490, giống IR64 cũng nhiễm ở mức độ trung bình (cấp 3-5), duy chỉ có OM2705 không hoặc rất ít bị bệnh. Giống OM1490 có khả năng phục hồi kém hơn sau khi được xử lý thuốc, do vậy năng suất OM1490 thấp nhất trong 3 giống khảo nghiệm (bảng 30).
Thực tế cho thấy OM1490 là giống lúa ngắn ngày, năng suất ổn định tuy nhiên ở nhiều nơi trong vụ Đông Xuân OM1490 nhiễm bệnh cháy lá nặng nên đây là giống cần được thay thế, OM2705 được đề nghị vì đây là giống cho năng suất cao và ổn định, kháng bệnh cháy lá tương đối tốt.
Bảng 30. Năng suất lúa (tấn/ha) của các giống thí nghiệm tại các điểm nghiên cứu khác nhau, trên vùng đồng lụt ven sông vụ Đông Xuân 2002-2003
Viện Lúa ĐBSCL TT Tên
giống
Chợ Mới
An Giang Lô 1 Lô 2
Trung bình
1 OM2705 6,82 a 4,51 ns 4,53 ns 5,29 2 IR64 6,40 ab 4,66 ns 3,74 ns 4,93
3 OM1490 5,86 b 5,86
LSD (0.05) 0,82 0,56 0,75 -
CV(%) 7,38 18,5 20,9 -
Ghi chú: Trong một cột, số theo sau bởi cùng ký tự thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.
Khảo sát tập đoàn giống lúa tại Đồng Tháp, trong vụ Đông Xuân 2002-2003, kết quả cho thấy giống OM3235 cho năng suất cao nhất (7,11 tấn/ha). Các giống lúa OM2963, OM3242, OM2395 đều cho năng suất cao hơn IR64 một cách có ý nghĩa thống kê, 2 giống OM2717 và OM2492 cũng cho năng suất khá tương đương với IR64. Sở dĩ các giống lúa thử nghiệm nói trên có năng suất cao hơn hẳn so với IR64 (5,22 tấn/ha) là vì
trong vụ Đông Xuân 2002-2003 bệnh cháy lá phát triển mạnh mà IR64 lại là giống nhiễm bệnh, sau khi xử lý thuốc tuy có phục hồi nhưng năng suất vẫn giảm. Như vậy các giống lúa OM2963; OM3242; OM2395; OM2717 và OM2492 là những giống lúa cao sản xuất khẩu có năng suất cao, kháng bệnh cháy lá, thích hợp canh tác trong vụ Đông Xuân và có thể thay thế cho giống lúa IR64 trong thời gian tới.
Mặc dù vậy, để đánh giá chính xác khả năng thích nghi và ổn định của các giống lúa này cũng cần phải tiếp tục có những khảo sát trên một số vùng và một số mùa vụ khác nhau. Song song cũng cần khảo sát thêm các biện pháp kỹ thuật áp dụng nhằm phát huy tiềm năng năng suất của các giống này. Ví dụ đối với giống OM3235 có đặc điểm là hạt đóng thưa (thưa nách), ít bị nhiễm bệnh cháy lá. Giống OM2717 nằm trong nhóm giống lúa có năng suất cao, hạt màu vàng sáng, dễ canh tác, trong vài năm gần đây rất được nông dân tại tỉnh An Giang ưa chuộng, nhưng lại là giống đẻ nhánh thấp, OM2717 thích hợp hơn với kỹ thuật sạ hàng và lượng giống gieo sạ thấp (120 kg/ha), thâm canh cao.
Vừa qua trong Hội nghị của Bộ NN&PTNT tại các tỉnh phía Nam, giống OM3536, OM2395 và OM2717 đã được đề nghị là giống quốc gia.
(iv) Chất lượng gạo các giống lúa cao sản xuất khẩu có triển vọng
Kết quả khảo sát chất lượng một số giống lúa sản xuất có triển vọng (OMCS2000; OM2717; OM2395; OM3536 và OM3242) cho thấy: các giống lúa này đều có tiêu chuẩn phù hợp cho xuất khẩu tương đương với giống IR64, thể hiện ở dạng hạt gạo thon dài (dài hạt > 7mm), độ bạc bụng thấp, và hàm lượng amylose trung bình (>25%). Chất lượng xay chà như tỷ lệ gạo nguyên đều cao hơn IR64, các giống có tỷ lệ gạo nguyên cao nhất (>50%) là OM2395; OMCS2000. Giống OM2717 và OM3242 tỷ lệ gạo nguyên khá (47,5- 48,6%), duy chỉ có giống OM3536 là tỷ lệ gạo nguyên thấp hơn IR64 (bảng 31).
Bảng 31. Phẩm chất gạo các giống lúa cao sản xuất khẩu có triển vọng Giống
Gạo lức (%)
Gạo trắng
(%)
Gạo nguyên
(%)
Dài hạt (mm)
Chỉ số D/R
Amylose (%)
Bạc bụng cấp
9 (%)
OM2717 77,8 67,9 47,5 7,0 3,3 24,7 8,6
OM2395 72,8 62,7 51,7 7,2 3,3 24,5 8,6
OM3536 76,7 63,9 34,6 7,1 3,7 22,3 3,2
OM3242 79,0 62,7 48,6 6,9 3,4 24,8 7,0
OMCS2000 76,4 68,4 52,4 7,3 3,3 25,6 9,3
IR64 (ĐC) 77,7 63,8 35,3 7,1 3,7 24,7 7,8
Nguồn: Báo cáo kết quả KHCN của Viện Lúa 2004
Như vậy có thể kết luận:
Giống lúa cho năng suất cao, chất lượng tương đương IR64, có thể thay thế các giống lúa trong bộ giống lúa xuất khẩu và phù hợp canh tác trên vùng Đồng lụt ven sông, trong vụ Đông Xuân và Hè Thu: OM2717, OM2963, OM2717, OMCS2000;
giống OM3536 là giống lúa thơm có khả năng thích nghi và năng suất khá trên vùng Đồng lụt ven sông.