Tổng quan về qui mô diện tích canh tác lúa của nông hộ vùng ĐBSCL

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ và thị trường nhằm phát triển vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu gạo (Trang 54 - 58)

Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

1.4 Tổng quan về qui mô diện tích canh tác lúa của nông hộ vùng ĐBSCL

Kết quả khảo sát cho thấy qui mô đất canh tác lúa ở vùng ĐBSCL còn rất nhỏ, chỉ vào khoảng 1ha/hộ và 0,3 ha/lao động. Điều này thể hiện sự phân tán trong bố trí 2 nguồn lực quan trọng nhất trong sản xuất lúa là lao động và đất đai. Với qui mô đất thấp hoạt động trồng lúa của nông dân trong vùng khó nâng cao năng lực sản xuất hàng hóa qui mô lớn.

Sàng tạp chất

Máy xay Sàng gạo bã

Máy tách trấu

Gằn tách lúa

Máy xát trắng Máy

đánh bóng Sàng đảo

Trống chọn hạt Đóng

gói

Bảng 9. Phân bổ diện tích đất canh tác bình quân theo qui mô hộ trồng lúa ở ĐBSCL

Vùng Số liệu bình quân

Đồng lụt ven sông

Thềm phù sa cổ

Đồng bằng ven biển cao

Đất lúa/hộ (ha) 0,94 0,92 1,34

Đất lúa/nhân khẩu (ha) 0,18 0,19 0,25

Đất lúa/lao động(ha) 0,28 0,31 0,36

Nguồn: số liệu điều tra của dự án ISA-Gembloux 1994 -2003

Bảng 10. Phân bổ diện tích canh tác lúa ở qui mô nông hộ theo kiểu canh tác ở các vùng sinh thái của ĐBSCL

Quy mô Đất trồng lúa (ha)

Diện tích canh tác lúa (ha)

Diện tích gieo trồng lúa (ha)

Số vụ lúa / năm

Khác biệt giữa các nhóm Lúa nhờ nước trời

0,0 - <= 0,5 0,36 0,36 1,0 0,45

0,5 - <= 1,0 0,81 0,81 1,0 0,43

1,0 - <= 1,5 1,24 1,32 1,1 0,44

1,5 - <= 2,0 1,68 1,68 1,0 1,17

> 2,0 2,86 2,86 1,0 -

Trung bình 1,08 1,10 1,01 -

Lúa được tưới

0,0 - <= 0,5 0,39 0,94 2,4 0,37

0,5 - <= 1,0 0,76 1,83 2,4 0,48

1,0 - <= 1,5 1,24 3,27 2,6 0,53

1,5 - <= 2,0 1,76 4,06 2,3 0,60

> 2,0 2,36 4,72 2,0 -

Trung bình 0,87 2,04 2,41 -

Nguồn: Tính từ các số liệu của dự án ISA-Gembloux

Nếu chia theo kiểu canh tác được tưới hay nhờ nước trời, phân bố đất canh tác lúa cũng cho thấy hầu hết các nông hộ điều tra có quy mô sản xuất nhỏ. Hơn một nửa nông hộ sở hữu dưới 1 ha đất canh tác lúa ở các vùng canh tác lúa nhờ nước trời như vùng Đồng bằng ven biển cao và vùng thềm phù sa cổ. Ở vùng canh tác lúa có tưới, con số này lên đến 70%. Hơn nữa, nhóm nông hộ sở hữu ít hơn 0,5 ha đất canh tác lúa chiếm đến một phần tư số nông hộ thuộc các vùng canh tác lúa nhờ nước trời và một phần ba số nông hộ thuộc vùng canh tác lúa có tưới. Tỷ lệ các nông hộ sở hữu nhiều hơn 2 ha đất

canh tác lúa rất ít ở tất cả các điểm điều tra. Như vậy, mặc dù diện tích canh tác lúa trung bình của nông hộ ở ĐBSCL tương đối cao so với các vùng kinh tế khác, tình trạng ít đất sản xuất vẫn là một áp lực lớn đối với sản xuất nông nghiệp ở đây.

Nông hộ canh tác lúa được tưới ở vùng Đồng lụt ven sông có ưu thế hơn về khả năng khai thác sử dụng đất. Nhờ nguồn nước ngọt sẵn có, họ có thể đạt được hệ số sử dụng đất lúa trung bình từ 2,0 đến 2,6. Trong khi đó, ở vùng canh tác lúa nhờ nước trời, hầu hết các nông hộ chỉ trồng được một vụ lúa trong năm, chính vì vậy, diện tích gieo trồng của nông hộ rất khác biệt nhau giữa hai kiểu canh tác dẫn đến sự khác biệt về sản lượng lúa thu được của nông hộ trong một năm canh tác.

1.4.2 Quan hệ giữa quy mô canh tác và chi phí sản xuất

Trên các vùng nghiên cứu, chi phí sản xuất lúa bình quân vụ có xu hướng gia tăng khi quy mô đất canh tác của hộ giảm đi. Phân tích so sánh chi phí sản xuất lúa theo nhóm nông hộ có quy mô đất khác nhau cho thấy sự chênh lệch giữa các nhóm về chi phí có ý nghĩa thống kê. Có một mối tương quan thuận giữa hiệu quả sử dụng các nguồn lực sản xuất và quy mô nông trại, khi quy mô nông trại càng lớn, chi phí sản xuất bình quân càng giảm. Điều này cho thấy khả năng là các nông hộ có quy mô nông trại tương đối lớn có lợi thế hơn so với hộ có quy mô nông trại nhỏ. Nói cách khác, tính kinh tế nhờ quy mô (Economy of Scale) cũng thể hiện trong canh tác lúa ở ĐBSCL với đặc trưng quy mô ruộng đất nhỏ và phân tán. Một số nguyên nhân thấy được từ thực tế điều tra có thể tác động đến vấn đề này là:

+ Ở vùng có tưới, lúa được trồng 2-3 vụ một năm. Đối với hộ có quy mô nông trại nhỏ, cố gắng tăng hệ số sử dụng đất nếu có thể được để gia tăng thu nhập. Vì vậy, nông hộ phải đầu tư chi phí nhiều hơn để bù đắp cho việc sử dụng nhiều dưỡng chất của đất, nhất là phải bón nhiều phân.

+ Ở một số vùng nông dân có nhiều đất được hưởng chế độ giảm giá khi thuê máy móc hoặc lao động, mua vật tư nông nghiệp với khối lượng lớn. Khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng có lãi suất thấp cũng dễ dàng hơn nông dân có ít đất.

+ Số liệu cũng cho thấy việc sử dụng vật tư nông nghiệp của hộ có quy mô nông trại lớn, hiệu quả hơn nông hộ nhỏ, nhất là đối với phân bón, loại chi phí chiếm đến 25- 30% chi phí sản xuất. Chi phí cho phân bón hóa học có tương quan âm với quy mô ruộng đất. Quan hệ này thấy được ở các vùng Đồng lụt ven sông, hạ lưu sông Đồng Nai, thềm phù sa cổ và vùng đồng bằng ven biển cao canh tác lúa mùa qua nhiều năm quan sát.

aab b b

b

a a b a

b

a b b b

a a a

b

a a a a

1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500

1000 VND/ha/crop

FMK FDN WetAAT WetHCT WetHCM

<= 0,5 ha > 0,5 - <=1,0 ha >1,0 - <=1,5 ha >1,5 - <=2,0 ha > 2,0 ha

Ghi chú: các gía trị trên cùng nhóm cột được ký hiệu với các ký tự khác nhau thì khác biệt nhau có ý nghĩa thống kê với mức tin cậy 95%

FMK: vùng Đồng lụt ven sông ĐBSCL; FDN: hạ lưu sông Đồng Nai; WetAAT: lúa mùa mưa ở vùng thềm phù sa cổ; WetHCT: lúa mùa địa phương ở vùng Đồng bằng ven biển cao; WetHCM: lúa cải thiện ở vùng Đồng bằng ven biển cao.

Hình 9. So sánh chi phí sản xuất bình quân 5 năm theo quy mô đất canh tác và vùng sinh thái nông nghiệp (không kể chi phí lao động gia đình)

1.4.3 Thu nhập của nông hộ canh tác lúa theo qui mô

Kết quả phân tích tương quan cho thấy có tương quan dương giữa diện tích canh tác lúa của nông hộ và lợi nhuận cũng như thu nhập của lao động gia đình trên ha một vụ.

Xu hướng này được xác nhận đối với toàn bộ mẫu điều tra thuộc ĐBSCL, cả hai kiểu canh tác lúa được tưới hay nhờ nước trời và các vùng sinh thái nông nghiệp, ngoại trừ vùng đồng bằng ven biển cao trồng lúa cải thiện.

Ở một khía cạnh khác, chỉ tiêu thu nhập lao động gia đình thể hiện sự cách biệt về thu nhập rất lớn giữa các nhóm nông hộ có diện tích canh tác lúa khác nhau. Tính theo

vùng sinh thái nông nghiệp, thu nhập /ha/vụ bình quân 5 năm giữa nhóm có nhiều đất nhất và ít đất nhất chênh lệch 1,68 lần ở vùng phù sa ngọt. Mức chênh lệch này ở các vùng khác là 2,54; 2,42 và 1,42 lần. Đối với hộ canh tác lúa ở vùng được tưới, thu nhập từ lúa bình quân một hecta của một nông hộ trồng lúa thuộc nhóm có diện tích canh tác cao nhất nhiều hơn nhóm có diện tích canh tác lúa ít nhất 2,04 lần.

Bảng 11. Thu nhập lao động gia đình /ha/vụ theo quy mô đất trồng lúa và vùng sinh thái nông nghiệp (1000đ)

Đồng bằng ven biển cao Quy mô đất

trồng lúa (ha) Đồng lụt

ven sông Thềm phù sa cổ

Lúa mùa Lúa cải thiện Lúa nhờ nước trời

0,0 - <= 0,5 4 281 1 512 4 217 -

0,5 - <= 1,0 4 410 2 940 4 231 4 664

1,0 - <= 1,5 4 416 2 656 5 481 5 498

1,5 - <= 2,0 5 730 3 052 5 626 5 839

> 2,0 6 947 - - 4 791

Lúa có tưới

0,0 - <= 0,5 3 816 1 118 3 60

0,5 - <= 1,0 3 920 2 611 3 705 4 131

1,0 - <= 1,5 3 875 2 316 5 204 4 855

1,5 - <= 2,0 5 194 2 709 5 113 4 939

> 2,0 6 415 - - 4 144

Nguồn: Tính từ số liệu của dự án ISA-Gembloux

Các phân tích trên cho thấy rằng để nâng cao hiệu quả trong sản xuất lúa ở qui mô hộ cần có giải pháp tích tụ và tập trung đất để nâng cao số lượng và chất lượng lúa hàng hoá và nâng thu nhập cho nông dân.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ và thị trường nhằm phát triển vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu gạo (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(348 trang)