CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 3 GIẢI PHÁP KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ
3.3 Xây dựng mô hình sản xuất lúa khép kín
3.3.3 Kết quả xây dựng mô hình
(i) Giống và phương pháp gieo sạ
Giống là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng lúa gạo. Những năm trước đây, nông dân có tập quán sử dụng lúa lương thực hoặc lúa hàng hóa làm giống, lượng giống gieo sạ nhiều từ 200-250 kg/ha, cá biệt 300 kg/ha. Quy trình kỹ thuật được áp dụng trong mô hình như sử dụng giống cấp xác nhận, giảm lượng
giống gieo sạ (100-120 kg/ha) và sử dụng công cụ sạ hàng. Các biện pháp kỹ thuật khác cũng được áp dụng đồng bộ như: bón phân cân đối và hợp lý, sử dụng bảng so màu lá lúa để điều chỉnh lượng phân N và thời gian cần bón, áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM. Kết quả cho thấy: so với kỹ thuật truyền thống lượng giống sạ trong các mô hình giảm từ 47 – 106 kg/ha, chi phí giống giảm từ 17.000 – 215.000 đ/ha, thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với kỹ thuật truyền thống (bảng 50).
Bảng 50. Tổng hợp so sánh lượng giống và chi phí giống của mô hình và đối chứng Lượng giống
Chi phí
Mô hình
sản xuất Đông
Xuân (kg/ha)
Tăng giảm (%)
Hè Thu (kg/ha)
Tăng giảm (%)
Đông Xuân (1000đ/ha)
Tăng giảm (%)
Hè Thu (1000đ/ha)
Tăng giảm (%)
Chợ Mới
Mô hình 120** -47 100** -49 288** -42 209** -40
Đối chứng 226 195 499 351
Phú Tân
Mô hình 117* -35 120** -28 410** -35 336** -28
Đối chứng 179 167 625 467
Cao Lãnh
Mô hình - 111** -42 - 189** -42
Đối chứng - 193 - 328
Vị Thủy
Mô hình 127** -36 120** -42 330ns -5 312** -22
Đối chứng 197 206 347 398
Mỹ Xuyên ĐX02-03(1) ĐX03-04 ĐX02-03 ĐX03-04
Mô hình 127** -29 118** -31 445ns +8 353** -31
Đối chứng 179 170 413 509
Ghi chú: **/*: Khác biệt rất có ý nghĩa thống kê 1%/ 5%; ns không khác biệt thống kê; ĐX: Đông Xuân
(1)
So sánh giữa lúa ST3 với lúa cao sản
Tóm lại: sử dụng giống cấp xác nhận và kết hợp với phương pháp sạ lúa theo hàng (mật độ sạ từ 100 – 120 kg/ha) làm giảm lượng giống đáng kể, tiết kiệm chi phí lúa giống.
(ii) Kết quả sử dụng phân bón
Kết quả theo dõi cho thấy lượng phân đạm (N) sử dụng trong 2 mô hình tại An Giang có xu hướng cao hơn 2 mô hình tại Vị Thủy và Mỹ Xuyên trong vụ Đông Xuân 2002-2003. Vụ Hè Thu lượng N trong các mô hình tương đương nhau biến động từ 71 – 86 kgN/ha và thấp hơn so với đối chứng từ 11 – 19 kgN/ha. Kết quả này cho thấy bón phân bằng phương pháp so màu lá đã giảm được lượng phân đạm, có ý nghĩa thống kê so với đối chứng, chi phí phân bón giảm từ 47.000 – 486.000 đ/ha vụ Đông Xuân và từ 76.000 – 272.000 đ/ha vụ Hè Thu (bảng 51).
Bảng 51. Tổng hợp so sánh mức phân bón và chi phí phân bón của mô hình và đối chứng
Mức phân (N-P2O5-K2O)
(kg/ha) Chi phí phân bón
Địa điểm
Đông Xuân
Hè Thu Đông Xuân
Tăng giảm (%)
Hè Thu Tăng giảm
(%) Chợ Mới
Mô hình 109-66-43 88-46-44 1092ns -4 1049** -10 Đối chứng 116-60-44 99-50-54 1139 1162
Phú Tân
Mô hình 104-50-40 71-40-42 1245** -20 1050** -17 Đối chứng 124-63-52 90-47-45 1565 1263
Cao Lãnh
Mô hình - 77-52-45 - 893* -8
Đối chứng - 88-53-35 - 969
Vị Thủy
Mô hình 73-50-30 80-54-27 1000** -24 1242** -18 Đối chứng 103-58-36 93-66-36 1312 1514
Mỹ Xuyên ĐX02-03(1) ĐX03-04 ĐX02-03 ĐX03-04
Mô hình 97-47-45 78-51-50 1028ns -13 1076** -31 Đối chứng 110-63-45 110-69-60 1178 1562
Ghi chú: ns: không khác biệt có ý nghĩa thống kê; **/*: khác biệt rất có ý nghĩa thống kê ở mức 1% / 5%
ĐX: Đông Xuân
(1)So sánh giữa lúa ST3 với lúa cao sản
(iii) Tình hình sâu bệnh hại và sử dụng thuốc BVTV
Sự xuất hiện sâu bệnh hại ở vụ Đông Xuân có khuynh hướng cao hơn vụ Hè Thu, tuy nhiên không ảnh hưởng quan trọng đến phát triển và năng suất của lúa.
Kết quả phân tích cho thấy, chi phí thuốc BVTV của mô hình biến động 400.000 – 750.000 đ/ha, thấp hơn so với đối chứng từ 84.000 – 433.000 đ/ha trong hai vụ Đông Xuân và Hè Thu. Việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật đã làm tiết kiệm các chi phí giống, phân bón và thuốc BVTV vì thế làm giảm chi phí vật tư từ 118.000 – 917.000 đ/ha so với đối chứng (bảng 52).
Bảng 52. Tổng hợp so sánh chi phí thuốc BVTV và chi phí vật tư mô hình và đối chứng
Chi phí thuốc BVTV Chi phí vật tư Địa điểm Đông Xuân (1000đ) Tăng giảm
(%)
Hè Thu (1000đ)
Tăng giảm (%)
Đông Xuân (1000đ)
Tăng giảm (%)
Hè Thu
(1000đ) Tăng giảm (%) Chợ Mới
Mô hình 737ns -16 676** -35 2117 -16 1934 -24
Đối chứng 875 1043 2513 2556
Phú Tân
Mô hình 756* -28 436** -47 2411 -25 1822 -29
Đối chứng 1043 824 3233 2554
Cao Lãnh
Mô hình - 560** -30 - 1642 -22
Đối chứng - 802 - 2099
Vị Thủy
Mô hình 408** -51 402** -32 1738 -30 1956 -22
Đối chứng 841 587 2500 2499
Mỹ Xuyên ĐX02-03(1) ĐX03-04 ĐX02-03 ĐX03-04
Mô hình 677ns -11 602** -31 1473 -7 2031 -31
Đối chứng 761 877 1591 2948
Ghi chú: ns: không khác biệt có ý nghĩa thống kê; **/*: khác biệt rất có ý nghĩa thống kê ở mức 1% /5%
ĐX: Đông Xuân
(1)
So sánh giữa lúa ST3 với lúa cao sản
(iv) Năng suất thực tế
Năng suất lúa bình quân vụ Đông Xuân đạt từ 6,2 – 6,7 tấn/ha, giống ST3 từ 5,1 – 5,2 tấn/ha. Vụ Hè Thu năng suất bình quân mô hình Chợ Mới cao hơn Cao Lãnh cũng như tại Phú Tân cao hơn Vị Thủy. Kết quả phân tích cho thấy, năng suất lúa bình quân của mô hình cao hơn đối chứng từ 5 - 10% trong vụ Hè Thu và Đông Xuân. Riêng mô hình tại Mỹ Xuyên, vụ Đông Xuân 2002-2003 do mẫu đối chứng sản xuất các giống cao sản nên có năng suất cao hơn lúa ST3 của mô hình (bảng 53).
Bảng 53. Tổng hợp so sánh năng suất thực tế của mô hình và đối chứng Năng suất bình quân
(tấn/ha) Tỷ lệ tăng/giảm (MH/ĐC) (%)
Địa
điểm Mô hình
Đông Xuân Hè Thu Đông Xuân Hè Thu
Mô hình 6,7* 5,5* +8 +6
Chợ
Mới Đối chứng 6,2 5,2
Mô hình 6,7* 6,2** + 5 + 7
Phú
Tân Đối chứng 6,4 5,8
Mô hình - 3,9ns - + 5
Cao
Lãnh Đối chứng - 3,7
Mô hình 6,2** 4,6** + 9 + 10
Vị
Thủy Đối chứng 5,7 4,2
ĐX02-03(1) ĐX03-04 ĐX02-03 ĐX03-04
Mô hình 5,1** 5,2ns - 6 +8
Mỹ Xuyên
Đối chứng 5,4 4,8
Ghi chú: ns: không khác biệt có ý nghĩa thống kê; **/*: khác biệt rất có ý nghĩa thống kê ở mức 1% /5%
ĐX: Đông Xuân; MH: mô hình; ĐC: đối chứng
(1)
So sánh giữa lúa ST3 với lúa cao sản
(v) Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa
Kết quả phân tích hiệu quả đầu tư cho thấy: chi phí sản xuất lúa của mô hình tiết kiệm từ 242.000 – 1.354.000 đ/ha, tương ứng giảm chi phí đầu tư 5 – 25% trong vụ Đông Xuân và từ 10 – 20% vụ Hè Thu, khác biệt trong và ngoài mô hình có ý nghĩa thống kê.
Giá thành 1kg lúa mô hình giảm từ 99 – 349 đ/kg, tương ứng 11- 30%, lợi nhuận của mô hình cao hơn đối chứng 27 – 83% trong vụ Đông Xuân và 31 –51% vụ Hè Thu, có ý nghĩa thống kê 1% (bảng 54, 55).
Bảng 54. Tổng hợp hiệu quả sản xuất lúa của mô hình và đối chứng Địa điểm
Tổng thu (1000đ)
Tổng chi
(1000đ) Lợi nhuận (1000đ)
Giá thành (đồng)
Chợ Mới ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT
Mô hình 10.281** 8.786** 5.099** 4.805** 5.182** 3.980** 772** 884**
Đối chứng 9.431 8.474 5.360 5.649 4.071 2.825 871 1.084 Phú Tân
Mô hình 13.724* 13.667** 5.252* 4.405** 8.472* 9.259** 788* 710**
Đối chứng 12.931 12.367 6.304 5.281 6.627 7.085 989 906 Cao Lãnh
Mô hình - 6.962** - 3.555** - 3.407** - 918**
Đối chứng - 6.258 - 3.969 - 2.289 - 1.037
Vị Thủy
Mô hình 11.149** 9.636** 3.801** 4.256** 7.367** 5.381** 615** 930**
Đối chứng 10.183 8.898 4.655 5.344 5.527 3.554 828 1.264
Mỹ Xuyên A(1) B A B A B A B
Mô hình 10.154** 10.312ns 4.427ns 4.113** 5.727** 6.199** 874ns 804**
Đối chứng 7.793 9.675 4.669 5.467 3.125 4.208 867 1.153 Ghi chú: ns: không khác biệt có ý nghĩa thống kê; *,** khác biệt thống kê 5% và 1%
A: Đông xuân 2002-2003, B: Đông Xuân 2003-2004; ĐX: Đông Xuân, HT: Hè Thu.
(1)
So sánh giữa lúa ST3 với lúa cao sản
Bảng 55. Tổng hợp phần trăm tăng giảm hiệu quả sản xuất lúa của mô hình và đối chứng
Địa điểm Tổng thu Tổng chi Lợi nhuận Giá thành
ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT
Chợ Mới Tăng, giảm so với đối chứng
+9 +4 -5 -15 +27 41 -11 -18
Phú Tân Tăng, giảm so với đối chứng
+6 +11 -17 -17 +28 +31 -20 -22
Cao Lãnh Tăng, giảm so với đối chứng
+11 -10 +49 -11 Vị Thủy
Tăng, giảm so với đối chứng
+9 +8 -18 -20 +33 +51 -26 -26
Mỹ Xuyên A(1) B A B A B A B
Tăng so với đối chứng
+7 -25 +47 -30
Ghi chú: ns: không khác biệt có ý nghĩa thống kê; *,** khác biệt thống kê 5% và 1%
A: Đông Xuân 2002-2003, B: Đông Xuân 2003-2004; ĐX: Đông Xuân, HT: Hè Thu
(1)So sánh giữa lúa ST3 với lúa cao sản.
Áp dụng kỹ thuật canh tác đồng bộ của mô hình tại các điểm nghiên cứu đã tiết kiệm chi phí sản xuất bình quân từ 24,2 – 135,4 triệu đồng/100ha, do đó lợi nhuận bình quân mang lại cho 100 ha mô hình từ 111,1 – 260,2 triệu đồng.
(vi) Chất lượng lúa gạo
Vụ Đông Xuân, mô hình sản xuất lúa tại Chợ Mới, Mỹ Xuyên và vụ Hè Thu mô hình Cao Lãnh cho tỷ lệ gạo nguyên cao hơn đối chứng có ý nghĩa thống kê (bảng 56).
Bảng 56. Tổng hợp về chất lượng gạo của mô hình và đối chứng Tỷ lệ gạo lức
(%)
Tỷ lệ gạo trắng (%)
Tỷ lệ gạo nguyên (%)
Chợ Mới ĐX HT ĐX HT ĐX HT
Mô hình 79,6ns 79,1ns 69,3ns 68,7ns 52,9** 50,9ns
Đối chứng 80,2 79,7 70,2 67,6 40,3 50,9 Phú Tân
Mô hình 77,8ns 81,8ns 73,3ns 72,7ns 67,9ns 63,6ns
Đối chứng 78,7 80,8 73,6 72,8 69,9 63,1 Cao Lãnh
Mô hình - 79,2ns - 69,7ns - 57,7**
Đối chứng - 78,9 - 73,4 - 50,6 Vị Thuỷ
Mô hình 80,1ns 81,2ns 75,4ns 71,2ns 71,0ns 61,1ns
Đối chứng 79,2 81,2 75,5 70,4 69,0 55,0
Mỹ Xuyên A(1) B A B A B
Mô hình 77,6ns 78,0ns 70,5ns 70,4ns 58,0** 61,7ns
Đối chứng 78,4 78,7 70,1 69,8 47,1 57,7
Ghi chú: ** khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1%; ns không khác biệt có ý nghĩa thống kê, A: Đông Xuân 2002-2003, B: Đông Xuân 2003-2004; ĐX: Đông Xuân, HT: Hè Thu
(1)So sánh giữa lúa ST3 với lúa cao sản
Nguồn: số liệu phẩm chất gạo được phân tích bởi công ty FCC và Phòng NC. Cây lương thực- Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam.
Nhìn chung tỷ lệ gạo nguyên của mô hình đạt trên 50%, trong đó những mô hình sản xuất các giống OMCS2000, Jasmine85 và ST3 cho tỷ lệ gạo nguyên cao trên 58%.
Các giống OM1490 và VNĐ95-20 cho tỷ lệ gạo nguyên thấp hơn.
(vii) Tiêu thụ sản phẩm
Sản phẩm lúa trong mô hình được các doanh nghiệp liên kết thu mua thông qua hợp đồng giữa doanh nghiệp với hợp tác xã hoặc nhóm nông dân, nhưng phương thức thu mua thì tùy vào mỗi điểm. Qua theo dõi nhận thấy rằng:
Nếu doanh nghiệp thực hiện phương thức thu mua thông qua hệ thống hàng xáo chân rết hay thông qua HTX thì đều cho kết quả tốt, nhưng vẫn còn một số tồn tại là tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm khi thu mua chưa đồng bộ. Còn nếu như doanh nghiệp thu mua trực tiếp với nông dân thì rất khó cạnh tranh hơn với các tư thương và số lượng mua không đạt yêu cầu.
Doanh nghiệp cần phải xác định chiến lược ngay từ đầu, nên đầu tư vào các mô hình sản xuất thì quá trình thu mua lúa nguyên liệu sẽ thuận lợi hơn, chất lượng lúa gạo đảm bảo hơn.