MỸ MƯỢN TAY NHẬT ĐỂ LOẠI PHÁP KHỎI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu việt nam trong chính sách của mỹ từ 1940 đến 1956 (Trang 28 - 31)

CHƯƠNG 1: VIỆT NAM TRONG CHÍNH SÁCH CỦA MỸ THỜI CHIẾN TRANH THẾ GIỚI LẦN THỨ II (từ giữa năm 1940 đến giữa

1.1. VIỆT NAM TRONG QUAN HỆ MỸ - NHẬT

1.1.1. MỸ MƯỢN TAY NHẬT ĐỂ LOẠI PHÁP KHỎI VIỆT NAM

Sau hai cuộc chiến tranh với Trung Hoa (1894-1895) và Nga (1904-1905), Nhật Bản trở thành một đế quốc ở Á Đông. Mỹ muốn xem Nhật như một "đối trọng" với các đế quốc

28

Tây Âu trên địa bàn châu Á. Sau Điều ước giao thương và hàng hải Mỹ-Nhật (ký năm 1894), năm 1908 ngoại trưởng Mỹ Elihu Root ký với người đồng nhiệm Nhật Bản Takahira một hiệp ước, theo đó Mỹ công nhận "những quyền lợi đặc biệt" (special interests) của Nhật Bản trong các vấn đề châu Á [85, 40], thực chất là công nhận việc Nhật Bản chiếm Đài Loan làm thuộc địa, chiếm Triều Tiên làm nước bảo hộ, chiếm Lữ Thuận và Đại Liên làm nhượng địa, làm chủ đường xe lửa Nam Mãn Châu v.v... Chín năm sau, trong một hiệp ước khác ký giữa hai ngoại trưởng Robert Lansing (Mỹ) và Ishii (Nhật Bản), "Mỹ tiến thêm một bước xa hơn khi công nhận những "quyền lợi đặc biệt" của Nhật ở Trung Hoa" [85, 40].

Được thể, Nhật ngày càng hung hãn.

Năm 1931, Nhật chiếm Mãn Châu của Trung Hoa, lập chính quyền bù nhìn Mãn Châu Quốc (Mandchoukouo).

Từ 7-7-1937, Nhật mở rộng chiến tranh xâm lược Trung Hoa, chiếm nhiều thành phố lớn (như Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải, Nam Kinh, Hán Khẩu, Quảng Châu...), nhiều vùng đồng bằng ven biển và những trục giao thông chính.

Mỹ không phản đối. Thậm chí khi máy bay Nhật bắn chìm tàu chiến Panay của Mỹ trên sông Dương Tử (12-1937), chỉ cần Nhật ngỏ lời xin lỗi và bồi thường thiệt hại thì Mỹ sẵn sàng bỏ qua và "tiếp tục bán cho Nhật một lượng lớn sắt thép vụn, đồng, dầu, chì và máy móc" [77, 783].

"Ngay từ 1937, Đông Dương là một trong những mục tiêu chính của Tokyo [vì Đông Dương là] chìa khoa chiến lược của toàn Đông Nam Á, xứ sản xuất lúa gạo và các nguyên liệu" [139, 77].

Biết được ý đồ của Nhật, Pháp và Anh ba lần (vào các năm 1931, 1934 và 1937) mời Mỹ tham gia vào "liên minh chống Nhật" [173,118] để bảo vệ các thuộc địa của ba đế quốc này ở Đông Nam Á, nhưng Mỹ từ chối.

Lý do Mỹ khôngjnuốn giúp Pháp thoát khỏi nạn xâm lấn của Nhật được tướng Mỹ Claire L. Chennault tiết lộ: "Chính phủ Mỹ mong muốn thấy Pháp bị loại khỏi Đông Dương để vấn đề tách họ ra khỏi thuộc địa này sau chiến tranh được dễ dàng hơn" [49, 342].

Tháng 3-1939, Nhật chiếm quần đảo Hoàng Sa của Đông Dương thuộc Pháp. Pháp họp với Anh (tháng 6-1939) và sau đó với Hà Lan để bàn cách phối hợp hành động chống Nhật. Pháp mua của Mỹ 120 máy bay khu trục và các thiết bị phòng không. Mặc dù Pháp đã

29

thanh toán tiền bạc sòng phẳng cho Mỹ từ lâu [173,120] nhưng Mỹ cứ chần chừ trong việc giao máy bay (vốn rất cần thiết cho việc phòng thủ Đông Dương). Sau khi Nhật vào Đông Dương, Mỹ dứt khoát từ chối giao hàng cho Pháp. Ngược lại, Mỹ vẫn tiếp tục bán cho Nhật nhiều mặt hàng chiến lược. Năm 1938. Mỹ cung cấp cho Nhật 90% lượng kim loại và đồng vụn, 66% lượng xăng dầu [122, 729]. Bước sang "năm 1940, Mỹ vẫn tiếp tục giúp Nhật tăng cường tiềm lực kinh tế và quân sự. Gang, thép, xăng dầu, động cơ máy bay, ô-tô và các phụ tùng thay thế của Mỹ vẫn tiếp tục được nhập vào Nhật với số lượng ngày càng nhiều"

[27, 12].

Khi quân Đức quốc xã hùng hổ tiến về thủ đô Paris, "ưong giờ phút nước Pháp gặp hoạn nạn, thủ tướng Paul Reynaud ngày 14-6-1940 kêu gọi Roosevelt gửi quân Mỹ sang châu Âu nhưng Roosevelt đã từ chối" [40, 6]. Paris lọt vào tay quân Đức và sau đó Pháp ký hiệp ước đầu hàng Đức (22-6-1940).

Lợi dụng tình hình đó, ngày 19-6, quân phiệt Nhật - đồng minh của Đức trong phe Trục Berlin-Roma-Tokyo - gửi tối hậu thư đòi chính quyền Pháp ở Đông Dương đóng cửa biên giới Việt - Trung, ngưng ngay việc chở vũ khí và xăng dầu cho chính phủ Trùng Khánh trên tuyến đường sắt Hải Phòng - Côn Minh, và - nghiêm trọng hơn - -đòi đưa một phái đoàn quân sự Nhật vào Đông Dương để kiểm tra những việc trên.

Nhận được tối hậu thư của Nhật, Pháp hết sức bối rối, chỉ biết cầu cứu Mỹ. Ngày 20-6, thứ trưởng Bộ ngoại giao Mỹ Sumner Welles trả lời đại sứ Pháp ở Washington: "Xem xét tình hình chung, chính phủ Mỹ không nghĩ rằng Mỹ có thể xung đột với Nhật và rằng Mỹ sẽ không phản đối nếu Nhật tấn công Đông Dương" [173, 119]. Không được Mỹ giúp đỡ, đại tướng Georges Catroux, toàn quyền Đông Dương, đành phải làm theo yêu sách của Nhật.

Biết được phản ứng tiêu cực của Mỹ, Nhật càng lấn tới. Ngày 2-8, Nhật đòi Pháp để cho quân Nhật tự do di chuyển qua Bắc Đông Dương và có quyền sử dụng các sân bay ở đó, Một lần nữa, Pháp lại cầu cứu Mỹ. Ngày. 22-8, Sumner Welles trả lời không úp mở với đại sứ Pháp ở Washington rằng Mỹ không thể giúp Pháp được, Mỹ "hiểu rõ những khó khăn mà chính phủ Pháp đang phải đối đầu và nghĩ rằng trách cứ Pháp sẽ là không đúng nếu Pháp dành cho Nhật một số tiện nghi quân sự [ở Đông Dương]" [173, 121]. Vô kế khả thi, ngày 30-8, chính phủ Vichy của thống chế Pétain đành phải ký với Nhật hiệp ước công nhận

"vị thế ưu việt" (preeminent position) của Nhật ở Đông Dương, chấp thuận cho Nhật sử dụng một số tiện nghi quá cảnh ở Bắc Đông Dương.

30

Từ ngày 5-9, tướng Maurice-Pierre Martin (Pháp) và tướng Issaku Nishihara (Nhật) bàn cách triển khai hiệp ước trên. Trong bụng vẫn còn tiếc rẻ, Martin bí mật kêu gọi tư lệnh Hải quân Mỹ ở Philippines mở một cuộc biểu đương lực lượng trong vịnh Bắc Kỳ hòng buộc Nhật giảm bớt các yêu sách. Hy vọng Mỹ sẽ đáp ứng lời kêu gọi đó, Martin tìm cách kéo dài cuộc đàm phán với Nishihara. Thế nhưng một lần nữa Mỹ từ chối, còn Nhật bực mình trước thái độ dây dưa của Pháp bèn cho quân từ Quảng Đông và Quảng Tây ngày 22-9 tấn công các đồn biên phòng của Pháp ở Lạng Sơn và Đồng Đăng, hai ngày sau lại cho máy bay ném bom xuống Hải Phòng. Chỉ trong mấy ngày, 800 lính Pháp bỏ mạng. Chính phủ Vichy phải chỉ thị cho đô đốc Jean Decoux (mới thay Catroux làm toàn quyền Đông Dương) chấp nhận Nhật có quyền sử dụng 3 sân bay ở Hà Nội, Hải Phòng và Phủ Lạng Thương, bố trí một lực lượng thường trực gồm 6.000 quân ở Bắc Kỳ và có thể chuyển quân (lên tới 25.000 người) qua Bắc Đông Dương.

Biết Mỹ không muốn giúp Pháp, Nhật ngày càng leo thang trong các yêu sách của mình. Trước sức ép của Nhật, ngày 29-7-1941, đô đốc Francois Darlan - trợ lý của Pétain - phải ký với Kato bản Hiệp ước phòng thủ chung, đặt Đông Dương trong hệ thống quân sự của Nhật, chấp thuận Nhật đổ quân vào Nam Đông Dương, sử dụng đường bộ, đường sắt ở đó cùng các hải cảng Đà Nẵng, Cam Ranh, Sài Gòn và các sân bay Đà Nẵng, Nha Trang, Kompong Chàm, Xiêm Riệp cho các mục đích quân sự.

Ngay từ ngày 30-7, lần lượt gần 50.000 quân Nhật tiến vào Nam Đông Dương.

Do còn bận thành lập "Đại Đông Á cộng vinh khuyên" (Daitoa Kyoeiken, thường gọi là Khu vực thịnh vượng chung Đại Đông Á), Nhật vẫn duy trì guồng máy hành chính - quân sự của Pháp ở Đông Dương để, một mặt, phụ trách việc trị an, đối phó với những cuộc đấu tranh của dân bản xứ, và mặt khác, cung ứng mọi nhu cầu cho hoạt động chiến tranh của Nhật ở Đông Nam Á. Toàn quyền Đông Dương Decoux thừa nhận Đông Dương trở thành

"một Mãn Châu Quốc mới" (un nouveau Mandchoukouo) [133bis, 97], còn nhà sử học Bernard B. Fall nhận định: "Rõ ràng chủ quyền của Pháp ở Đông Dương thành một trò hề"

[173, 122].

Một phần của tài liệu việt nam trong chính sách của mỹ từ 1940 đến 1956 (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(212 trang)