SAU THẮNG LỢI CỦA CÁCH MẠNG TRUNG QUỐC

Một phần của tài liệu việt nam trong chính sách của mỹ từ 1940 đến 1956 (Trang 71 - 74)

CHƯƠNG 2: MỸ GIÚP PHÁP ĐẶT LẠI ÁCH THỐNG TRỊ Ở VIỆT

2.2. MỸ GIÚP PHÁP ĐẨY MẠNH CHIẾN TRANH CHỐNG VIỆT NAM

2.2.1. SAU THẮNG LỢI CỦA CÁCH MẠNG TRUNG QUỐC

Trong số những sự kiện quan trọng nhất xảy ra trên thế giới trong năm 1949 được nhắc lại trong hồi ký Argument Without End (Cuộc tranh cãi không hồi kết) xuất bản nửa thế kỷ sau, Robert s. McNamara nhấn mạnh hai sự kiện: "Liên Xô thí nghiệm thành công quả bom nguyên tử đầu tiên của họ và những người cộng sản của Mao Trạch Đông chiến thắng ở Trung Quốc" [97,93].

Sự kiện thứ nhất - xảy ra ngày 3-9-1949 - đã phá vỡ thế độc quyền về vũ khí hạt nhân của Mỹ lúc đó. Hay tin ấy, thượng nghị sĩ Arthur Vandenberg, chủ tịch Uỷ ban đối ngoại của Thượng viện Mỹ, thảng thốt nói: "Bây giờ đã là một thế giới khác rồi!" [40, 108]. Một nhà ngoại eiao cao cấp Mỹ, John Foster Dulles, giải thích: "Bằng cách chấm dứt một cách nhanh chóng độc quyền của chúng ta, Liên Xô đã làm thay đổi một cách triệt để tình thế chiến lược có lợi cho họ. Khả năng của Mỹ ném bom nước Nga bây giờ đã bị trung hoa một cách lớn lao bởi khả năng của Liên Xô ném bom nguyên tử xuống Mỹ và Tây Âu. Có lẽ tình hình còn hơn là bị trung hoa nữa, vì nền kinh tế của chúng ta có lẽ dễ bị thương tổn bởi một cuộc tấn công bằng vù khí nguyên tử hơn nền kinh tế của Liên Xô"[60, 151].

Trong vòng một năm, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới có thêm 3 nước thành viên mới: Cộng hoa dân chủ nhân dân Triều Tiên (9-9-1948), Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1- 10-1949) và Cộng hòa dân chủ Đức (7-10-1949). Đặc biệt, thắng lợi vang dội của cách mạng Trung Quốc - một quốc gia rộng lổn với dân số bằng 1/4 nhân loại - là một đòn nặng nề giáng xuống chính sách ngăn chặn Cộng sản của Mỹ. Được Washington ủng hộ và giúp đỡ nhưng chế độ Quốc dân đảng Trung Hoa không tránh khỏi sụp đổ tan tành. Tưởng Giới Thạch phải dẫn tàn quân tháo chạy ra đảo Đài Loan, núp dưới cái ô quân sự của Mỹ.

Mặc dù từ 1945 đến 1949, Mỹ viện trợ cho chế độ Tưởng Giới Thạch hơn, 3 tỷ đô-la [122, 757] nhưng nhiều chính khách Mỹ - nhất là những người thuộc Đảng cộng hoa đối lập - vẫn lớn tiếng chỉ trích chủ trượng "Châu Âu trước hết", phê phán chính phủ Truman quá chú ương phòng thủ châu Âu mà không quan tâm đúng mức việc ngăn chặn Cộng sản ở châu Á.

Do đó, Truman quyết định xem xét lại toàn bộ chính sách của Mỹ đối với châu Á, trong đó có chính sách đối với Đông Dương.

71

Khi chỉ mới hơn một nửa lãnh thổ Trung Quốc nằm ở phía bắc sông Trường Giang được giải phóng, Bộ ngoại giao Mỹ đã chỉ đạo cho Ban tham mưu hoạch định chính sách (Policy Planning Staff, viết tắt PPS) nghiên cứu tình hình Đông Nam Á để đề xuất với chính phủ một chính sách phù hợp. Văn kiện PPS.51 dày 39 trang nhan đề Chính sách Mỹ đối với Đông Nam Á được thông qua ngày 29-3-1949 đánh giá cao tầm quan trọng của Đông Nam Á về mặt chiến lược ("Đông Nam Á là một cung đoạn quan trọng sống còn trên tuyến đường ngăn chặn [Cộng sản] trải dài từ Nhật Bản xuống phía nam đến tận bán đảo Ân Độ") cũng như về mặt kinh tế ("Đông Nam Á quan trọng đối với thế giới tự do vì đây là một nguồn nguyên liệu, kể cả cao su, thiếc, dầu lửa, và là một giao điểm của các đường giao thông thế giới từ đông sang tây, từ bắc xuống nam"), do đó "sự bành trướng của thế lực cộng sản ở Trung Quốc biểu hiện một thất bại chính trị nghiêm trọng đối với chúng ta. Nếu Đông Nam Á cũng bị Cộng sản lấy đi, chúng ta sè gặp một thảm bại chính trị to lớn, ảnh hưởng của thảm bại này sẽ được nhận thấy ở phần còn lại của thế giới, đặc biệt là ở Trung Đông và ở Australia lúc đó sẽ bị phơi bày một cách nguy hiểm" [74,335-336].

Ba tháng sau, Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ (National Securiry Council, viết tắt NSC) đưa ra văn kiện NSC.48/1 nhấn mạnh: "Bây giờ rõ ràng rằng Đông Nam Á là mục tiêu của một cuộc tấn công phối hợp do Kremlin chỉ huy ... Cuộc xung đột hiện nay giữa chủ nghĩa thực dân và nền độc lập của người bản xứ là yếu tố chính trị quan trọng nhất tại Đông Nam Á .,. Trong bất kỳ trường hợp nào, xung đột giữa chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa dân tộc tạo ra mảnh đất màu mỡ cho Cộng sản hoạt động phá hoại... Mỹ phải tiếp tục dùng ảnh hưởng của mình tìm cách giải quyết xung đột giữa chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa dân tộc sao cho thỏa mãn được nhơn2 yêu cầu cơ bản của cuộc xung đột này, đặt cơ sở cho sự ổn định về chính trị và cho công cuộc chống Cộng và tránh làm suy yếu các cường quốc thực dân vốn là đồng minh phương Tây của chúng ta" [102, ì, 37-38].

Ngày 6-10-1949, hai Viện của Quốc hội Mỹ phê chuẩn Đạo luật viện trợ phòng thủ hỗ tương (Mutual Defense Assistance Act) lập ra chương trình "cung cấp vũ khí, trang bị quân sự và giúp huấn luyện nhằm phòng thủ tập thể (collective defense) trên quy mô toàn thế giới" [102, I, 36], không chỉ ở châu Âu mà cả châu Á và những nơi khác nữa.

Để thành lập "tuyến đường ngăn chặn" (line of containmeni), Mỹ ký với các chính phủ một số nước châu Á - Thái Bình Dương một loạt hiệp ước phòng thủ hỗ tương tay đôi hay tay ba (như Mỹ-Đài Loan, 6-1950; Mỹ-Thái Lan, 17-10-1950; Mỹ-Philippines, 31-8-1951;

72

Mỹ-Australia-New Zealand, 1- 9-1951, Mỹ-Nhật, 18-9-1951 ...) cho phép Mỹ lập căn cứ quân sự và đóng quân trên lãnh thổ những nước ấy.

ơ Việt Nam, mặc dù Mỹ viện trợ Pháp một cách dôi dào qua "Kê hoạch Marshall", theo ngoại trưởng Mỹ Acheson "tình hình quân sự trở nên xấu hơn (...) Năm 1949, chế độ Việt Minh của Hồ [Chí Minh] thi hành quyền lực trên một phần lớn của đất nước" [38, 859].

Một tác giả Mỹ viết: "Theo các đánh giá chính thức vào cuối năm 1949, nếu thiếu viện trợ Mỹ thì lực lượng của Pháp ở Bắc Kỳ chỉ [có thể cầm cự] từ 6 đến 9 tháng nữa thôi" [83].

Vì vậy, đích thân Truman chủ tọa phiền họp ngày 30-12-1949 của Hội đồng an ninh quốc gia NSC để thông qua văn kiện NSC.48/2: "Phải đặc biệt chú ý đến vấn đề Đông Dương thuộc Pháp" [102, I. 39].

Gần hai tháng sau, NSC đưa ra văn kiện NSC.64 ngày 27-2-1950. Đây là văn kiện đầu tiên của NSC dành riêng cho vấn đề Đông Dương: "Đông Dương là một khu vực then chốt và đang bị trực tiếp đe dọa ... Việc Cộng sản đe dọa xâm lăng Đông Dương chỉ là một phần trong kế hoạch đã định trước của Cộng sản nhằm kiểm soát toàn bộ Đông Nam Á ... Do đó Bộ ngoại giao và Bộ quốc phòng phải ưu tiên chuẩn bị một chương trình gồm những biện pháp thực tế nhằm bảo vệ lợi ích an ninh của Mỹ ở Đông Dương" [102, I, 361]. Lần đầu tiên, NSC nêu lên điều mà sau này được gọi là "nguyên lý đô-mi-nô" (the domino principle): "Nếu Đông Dương bị một chính phủ cộng sản kiểm soát, các nước láng giềng như Thái Lan và Miến Điện có thể rơi vào ách thống trị của Cộng sản" [102,1,361]. Nguyên lý này được Hội đồng tham mưu trưởng liên quân nhắc lại trong một giác thư gửi Bộ trưởng quốc phòng Mỹ: "Không còn nghi ngờ gì nữa sự sụp đổ của Đông Dương sẽ dẫn tới sự sụp đổ của những quốc gia khác ở lục địa Đông Nam Á" [102, I, 187]. Để nắm tình hình tại chỗ, trong nửa đầu năm 1950, Truman liên tiếp cử 3 phái đoàn (do Philip C. Jessup, R. Allen Griffin và Robert Blum cầm đầu) sang Việt Nam, chưa kể chuyên đi của Kenneth P.

Landon, vụ trưởng Vụ Đông Nam Á thuộc Bộ ngoại giao Mỹ vào tháng 4-1950.

Để đòi Mỹ tăng viện trợ cho chiến tranh Đông Dương, Pháp lờ đi bản chất xâm lược của cuộc chiến mà chỉ nhấn mạnh mục đích "ngăn chặn Cộng sản". Ngày 29-1-1950, Frédéric Dupont tuyên bố trước Hạ viện Pháp: "Chiến tranh Đông Dương luôn luôn là một cuộc trắc nghiệm của Liên hiệp Pháp trước Cộng sản quốc tế. Nhưng từ khi Trung Cộng tiến đến biên giới Bắc Kỳ, Đông Dương trở thành biên giới của nền văn minh phương Tây và chiến tranh Đông Dương hoa nhập vào chiến tranh lạnh" [102, I, 64].

73

Gặp Dean Acheson tại Hội nghị ngoại trưởns Mỹ-Pháp-Anh tổ chức ở Washington, D.c. vào đầu tháng 9-1949, Robert Schuman than thở: "Nước Pháp đã chi phí cho chiến tranh Đông Dương mỗi năm gần 500 triệu đô-la, tức một nửa tổng ngân sách quân sự của mình" [133. loi]. Ông nói tiếp: "Quân Pháp đang ngăn chặn Cộng sản bành trướng ở Đông Nam Á, do đó Mỹ cần phải viện trợ quân sự nhiều hơn nữa cho Pháp và 3 nước Đông Dương" [72, 326].

Ngày 16-2-1950, đại sứ Mỹ tại Paris được mời đến trụ sở Bộ ngoại giao Pháp để nghe trình bày "tình hình cực kỳ nghiêm trọng ở Đông Dương". "Nước Pháp không thể tiếp tục vô thời hạn một mình đảm đương gánh nặng này". Phía Pháp doa: nếu Mỹ không tăng thêm viện trợ thì "Pháp có thể bị buộc phải xem xét lại toàn bộ chính sách của mình và có thể dự kiến rút lui khỏi Đông Dương" [194]. Thậm chí một viên chức Pháp còn nói thẳng ra rằng, thiếu viện trợ của Mỹ, Pháp có thể "để Đông Dương rơi vào tay Mockba" [133, 101].

Ngày 8-5-1950, sau khi hội đàm với R. Schuman ở Paris, Acheson cho biết: "Ngoại trưởng [Pháp] và tôi vừa trao đổi ý kiến về tình hình Đông Dương và nhất trí với nhau về tính chất khẩn cấp của tình hình ở khu vực đó cũng như sự cần thiết phải có hành động cứu chữa”[176].

Cùng ngày hôm đó, tại Washington, Truman thông báo chương trình viện trợ cho Pháp ở Đông Dương, bắt đầu bằng khoản tiền 10 triệu đô-la.

Một phần của tài liệu việt nam trong chính sách của mỹ từ 1940 đến 1956 (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(212 trang)