SAU KHI CHIẾN TRANH TRIỀU TIÊN BÙNG NỔ

Một phần của tài liệu việt nam trong chính sách của mỹ từ 1940 đến 1956 (Trang 74 - 80)

CHƯƠNG 2: MỸ GIÚP PHÁP ĐẶT LẠI ÁCH THỐNG TRỊ Ở VIỆT

2.2. MỸ GIÚP PHÁP ĐẨY MẠNH CHIẾN TRANH CHỐNG VIỆT NAM

2.2.2. SAU KHI CHIẾN TRANH TRIỀU TIÊN BÙNG NỔ

Tại cuộc họp chung của Ủy ban quân vụ và Uỷ ban đối ngoại (thuộc Thượng viện Mỹ), đại tướng Georơe C. Marshall, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, nhận định: "Tôi nghĩ có một mối quan hệ rất trực tiếp" giữa Chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh Đông Dương [84,43] vì phía sau hai cuộc chiến ấy đều có bóng dáng của nước Trung Hoa mới. "Triều Tiên và Đông Dương được xem là hai trận đánh sinh đôi (twin battles) trong cùng một nỗ lực của Cộng sản quốc tế nhằm chiếm châu Á" [51, 23], cho nên đối với Mỹ, "Việt Nam và Triều Tiên (...) được xem là hai đoạn phụ thuộc lẫn nhau của cùng một con đê chống lại sự bành trướng của Trung Cộng" [80, 38], nói một cách khác, "các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên và Đông Dương được xem như hai mặt của cùng một cuộc chiến chống lại Cộng sản"

[72, 362-363].

74

Theo tướng Marshall, "tiêu diệt quân Trung Cộng trong các cuộc hành quân ở Triều Tiên có thể hạn chế hành động của các lực lượng Trung Cộng trên biên giới Đông Dương [84,43], bù lại, "nỗ lực quân sự [của Pháp] ở Việt Nam lúc này làm nhẹ bớt gánh nặng của Mỹ ở Triều Tiên" [130, 279]. Vì - vậy, tổng thống Mỹ Truman cho rằng cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương "cũng là một cuộc chiến đấu cho tự do" [84, 43] giống như cuộc chiến tranh của Mỹ ở Triều Tiên.

Cho nên, ngày 27-6, tức chỉ hai ngày sau khi chiến tranh Triều Tiên bắt đầu, Truman tuyên bố "đã chỉ thị đẩy nhanh việc cung cấp viện trợ quân sự cho các lực lượng của Pháp và các Quốc gia liên kết ở Đông Dương". Đặc biệt, ông quyết định "gửi [sang Đông Dương]

một phái đoàn quân sự để có những mối quan hệ cộng tác mật thiết với các lực lượng này [của Pháp và các nước Đông Dương]" [112, II, 386].

Thi hành quyết định của Tru man, 35 cố vấn quân sự Mỹ trong Phái đoàn cố vấn viện trợ quân sự" (Military Assistance Advisory Group, viết tắt MAAG) dặt chân lên Việt Nam.

Đây là những quân nhân Mỹ đầu tiên hoạt động tại Việt Nam, mở đầu cho sự hiện diện quân sự của Mỹ trên đất nước này. Gần hai thập niên sau, số lính Mỹ ở Việt Nam tăng lên tới hơn nửa triệu. Nhà sử học Mỹ Theodore Draper nhận định việc cử phái đoàn cố vấn này sang Việt Nam là "bước ngoặt thứ nhất" (turnỉng point number Ị) [57,24] trong quá trình dính líu của Mỹ vào Việt Nam. Sự dính líu càng sâu đòi hỏi số quân Mỹ ở Việt Nam càng đông, số thương vong do đó cũng càng nhiều. Vì vậy, các tác giả cuốn Roots of Involvment (Nguồn gốc của sự dính líu) gọi quyết định của Truman trong ngày 27-6-1950 là "một quyết định gây tai hoa" [82, 62].

Tuy đang bận chiến tranh Đông Dương nhưng để đáp lễ, chính phủ Pháp vẫn gửi một tiểu đoàn sang Triều Tiên "sáp nhập vào Sư đoàn bộ binh số 2 của Mỹ, tham dự các trận đánh ở Chipyong-ni, Wonju, núi Trọc ..." [136,129].

Ngày 10-10, thiếu tướng Francis G. Brink được cử sang Việt Nam cầm đầu MAAG, trụ sở đặt tại Sài Gòn.

Trước đó, ngày 15-7, Truman cử một phái đoàn do thiếu tướng Graves B. Erskine (đại diện Bộ quốc phòng) và John Melby (đại diện Bộ ngoại giao) để nghiên cứu cách viện trợ quân sự cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác nhằm "ngăn chặn bước tiến của Cộng sản ở khu vực này" [72, 353].

75

Ngay từ khi Pháp bắt đầu tiến hành việc tái chiếm Việt Nam (1945), Mỹ không ngừng chi viện cho các nỗ lực chiến tranh của Pháp. Tuy nhiên, để tránh tiếng, Mỹ viện trợ một cách gián tiếp thông qua Paris (indirect assistance via Paris): vũ khí và dụng cụ chiến tranh được chở sang Pháp rồi Pháp chuyển sang Việt Nam. Song từ nay, hàng viện trợ của Mỹ được giao ngay tại Việt Nam, vừa đỡ tốn kém tiền bạc và mất thì giờ, vừa tránh được những cuộc bãi công phản đối cuộc "chiến tranh nhơ bẩn" (la sale guerre) ở Đông Dương của công nhân các bốn cáng Pháp. Ngày 30-6-1950, chuyến tàu đầu tiên từ Mỹ vượt Thái Bình Dương sang thẳng Việt Nam cập cảng Sài Gòn, chở 48 máy bay chiến đấu Hellcat, 8 máy bay vận tải C.47, 36 tàu LCVP có thể di chuyển trên kênh lạch, một lượng vũ khí, quân trang, quân dụng đủ để trang bị cho 12 tiểu đoàn Quân đội quốc gia của Bảo Đại.

Ngày 16-9, bộ đội Việt Nam tấn công cụm cứ điểm Đông Khê, mở đầu chiến dịch Biên giới. Sau hơn một tháng (16-9 - 22-10-1950), theo một tác giả Mỹ gốc Pháp, "quân Pháp mất hơn 7000 người, 13 đại bác, 123 súng cối, 450 xe, 3 đội thiết giáp, 940 súng liên thanh, 1200 súng trung liên và hơn 8000 súng" [136, 34].

Trong một giác thư khẩn cấp gửi ngoại trưởng Acheson, Livingston Merchant - một chuyên viên Mỹ về những vấn đề quân sự của Pháp - nhấn mạnh: "Tinh hình quân sự ở Việt Nam là cực kỳ nghiêm trọng", đề nghị "viện trợ quân sự [của Mỹ cho Pháp] phải được ưu tiên cao nhất", gợi ý "chúng ta [tức Mỹ] phải tăng cường một tuyến phòng thủ thứ hai ở Thái Lan, Mã Lai, Lào, Cam-Bốt, Philippines và Indonesia" [38, 858-859].

Acheson "đồng ý tăng nhiều viện trợ quân sự [che Pháp]" [38, 859]. Súng đạn, phương tiện chiến tranh các loại được chở tới tấp sang Việt Nam:

28-10-1950 : 40 máy bay Heỉlcat 5-11 : 11 máy bay Privateer 24-12 : 30 máy bay B.26 1-2-1951 : 40 máy bay Beercat

2-3 : 1 tàu công binh xưởng và 6 tàu tuần tiễu 26-3 : 46 máy bay Beercat v.v... [34, tr.79,80,83,86,88,89]

Ngày 23-12-1950, Mỹ ký Hiệp ước viện trợ phòng thủ hỗ tương (Mutual Defense Assistance Agreemeni) với Pháp và ba nước Đông Dương. Theo lời Acheson "viện trợ quân

76

sự của chúng ta trong năm 1951 đạt đến hơn nửa tỷ đô-la" [38,859] và sang năm 1952

"chúng ta đóng góp hơn Ì phần 3 chi phí chiến tranh ở Đông Dương" [38, 861].

Theo một tác giả Mỹ, từ giữa năm 1950 đến cuối 1952 (lúc Truman rời Nhà Trắng), Mỹ đã cung cấp cho Pháp 539.847 tấn trang thiết bị quân sự (trị giá 334,7 triệu đô-la) qua các cảng Sài Gòn và Hải Phòng [82, 37].

Ngoài viện trợ vũ khí và đô-la, Mỹ còn đặt ra chương trình cho Pháp mượn trang thiết bị quân sự để dùng trong chiến tranh Việt Nam. Chẳng hạn, tháng 1-1951 MỸ cho Pháp mượn chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên; năm sau, cho mượn 54 máy bay vận tải C.47 và 28 lính cơ khí của Không quân Mỹ để bảo trì và sửa chữa số máy bay này. Mỹ cũn£ thường xuyên cung cấp các máy bay chiến đấu F.6F và F.8F để thay thế những máy bay cùng loại bị hư hỏng trong quá trình sử dụng, giúp Pháp luôn luôn có được 4 phi đội máy bay chiến đấu ở Đông Dương [82, 37].

Từ đầu 1952, Mỹ lập thêm "Chương trình Lisbon" (Lisbon Program) nhằm cung cấp đô-la cho Pháp mua trang bị chiến tranh do các nhà máy của Pháp sản xuất rồi đưa sang sử dụng trong chiến tranh Đông Dương. Kinh phí của chương trình này trong năm 1952 là 200 triệu đô-la (và tăng lên 500, rồi 785 triệu đô-la trong các năm sau đó) [82, 37].

Càng lún sâu vào chiến tranh Triệu Tiên, Mỹ càng cần có Pháp ở Đông Dương để

"chia lửa". Vì vậy, một thông cáo của Bộ ngoại giao Mỹ cho rằng Pháp đang có một "vai trò hàng đầu ở Đông Dương" giống như vai trò mà Mỹ đảm nhận ở Triều Tiên, rằng chiến tranh ở Đông Dương là một bộ phận của cuộc chiến đấu trôn toàn thế giới chốn ạ lại "những mưu đồ chinh phục và phá hoại của Cộng sản" [177, 1010]. Đối với Mỹ, "duy trì một Đông Dương không cộng sản là một điêu quan trọng sống còn cho quyền lợi của phương Tây, đặc biệt là của Mỹ" [102,I,78].

Pháp lợi dụng thời cơ này để vòi tiền của Mỹ. Trong chuyên sang Mỹ từ 7 đến 21-9- 1951, tướng De Lattre de Tassigny, cao uy kiêm tổng chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương tuyên bố: "Chiến tranh Đông Dương không phải là một cuộc chiến tranh thuộc địa, vì Đông Dương không còn là một thuộc địa nữa. Cũng như chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Đông Dương ỉa một cuộc chiến đấu chống lại chuyên chính cộng sản" [46,11,809]. De Lattre kể công: "Pháp đã đảm nhiệm công cuộc chiến đấu ở Đông Dương với một sự tốn kém kinh khủng về nhân mạng cũng như về tài sản [46, 11,809]. De Lattre doa: Nếu Mỹ không tăng viện trợ, Bắc Kỳ có thể thất thủ. "Việc Bắc Kỳ thất thủ sẽ mở cửa phần còn lại của Đông

77

Nam Á cho Cộng sản, sau đó họ sẽ chiếm Trung Đông, Bắc Phi và tràn ngập châu Âu từ phía nam" [140,107]. Không những thế "nước Pháp lúc nào cũng có thể dọa chấm dứt chiến tranh và rút khỏi Đông Dương" [102,1,78]. Do đó, Mỹ phải đáp ứng một cách rộng rãi những yêu cầu tăng viện trợ của Pháp, vì trong con mắt chính quyền Truman, "Đông Dương đã trở thành một vấn đề quân sự, do đó [Mỹ] giám quan tâm tới chính sách thuộc địa của Pháp" [72,331].

TIỂU KẾT

Sau Chiến tranh thế giới thứ II, Mỹ trở nên giàu và mạnh hơn, "chỉ một minh Mỹ có bom nguyên tử, động một chút là chúng đưa bom nguyên tử ra doa thế giới" [8,XII, 606- 607]. Mỹ có tham vọng làm bá chủ hoàn cầu nhưng lúc này hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới ra đời, phong trào giải phóng dân tộc phát điển ở các nước chuộc địa, (le (lo;.! quyền lợi của phe đố quốc lu' bản chủ nghĩa. Do đó, Mỹ "giúp tiền và vũ khí cho các đế quốc Anh, Pháp, Hà [Lan] và bù nhìn, dùng những bọn đó đàn áp phong trào dân tộc giải phóng" [8, XII, 56]. Để giữ Việt Nam nằm trong quỹ đạo của "thế giới tự do" do Mỹ chỉ huy, Mỹ viện trợ cho Pháp ngày càng nhiều nhằm "lợi dụng quân đội Pháp làm chiến tranh cho chúng" [8, XII, 72], "dùng xương máu của người làm chiến tranh cho mình" [7, XIV, 40]. Vì vậy dần dần "thực dân Pháp đã biến thành tay sai của đế quốc Mỹ và đánh thuê cho Mỹ" [8, XII, 101].

Nhưng càng đeo đuổi chiến tranh ở Việt Nam, "quân đội Pháp ngày càng hao mòn. tài chính Pháp ngày càng kiệt quệ, phong trào chống chiến tranh ngày càng lan rộng trong nhân dân Pháp (...). Thực dân Pháp đã phải công khai thú nhận rằng chúng đã kiệt quệ rồi, chúng không thể kéo dài chiến tranh nữa nếu không có Mỹ giúp" [17, VI, 81].

Sau khi Cách mạng Trung Quốc thành công (10-1949) và chiến tranh Triều Tiên bùng nổ (6-1950) "Mỹ tiến lên một bước: trực tiếp can thiệp vào Việt Nam" [17, VI, 81], "chở thẳng vũ khí [từ Mỹ] vào Việt Nam" [8, XI, 441] và cử Phái đoàn cố vấn viện trợ quân sự M AAG sam:;. "Thế là ngày nay, ta đã có một kẻ địch chính lá giặc Pháp, lại thêm một kẻ địch nữa là bọn can thiệp Mỹ" [17, VI, 81]. "Cho nên, muôn được hoàn toàn giải phóng, các dân tộc Đông Dương không những phải dẩy mạnh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, mà còn phải chống chính sách .can thiệp của đế quốc Mỹ (...). Không tích cực chống bọn can thiệp Mỹ thì không thể hoàn toàn tiêu diệt thực dân Pháp xâm lược. Trái lại, không kiên

78

quyết chống thực dân Pháp xâm lược thì không thể phá tan chính sách can thiệp của đế quốc Mỹ ở Đông Dương" [8, XI, 442].

Mỹ "bắt cá hai tay" [17, VI, 664]: vừa "dùng quân đội Pháp đánh thêu cho chúng" [8, XI, 442], vừa buộc Pháp thi hành "giải pháp Bảo Đại". Đây là một "chính sách thâm độc, dùng người Việt hại người Việt, chia để trị" [8, XII, 118], "chia rẽ dân tộc ta hòng làm yếu lực lượng kháng chiến của ta để cướp nước ta" [8, XII, 118]. Mỹ "lôi kéo bù nhìn, võ trang cho nguy quân, đặt cố vấn, tổ chức gián điệp, tuyên truyền về chính trị và văn hoa" [8, XII, 101], "bày trò độc lập thống nhất giả hiệu định lừa gạt dân ta" [8, XII, 111]. Để "gây thế lực ở Việt Nam" [8, XII, 101], Mỹ tìm cách "mua chuộc bọn thân Pháp, biến dần tay sai của Pháp thành tay sai của Mỹ (...). Mỹ giục Pháp đề cao bù nhìn (...) và xây dựng nguy quân để Mỹ dần dần nắm thẳng bù nhìn và nguy quân" [8, XIV, 40], dự phòng "nếu thực dân Pháp bại thì chúng nắm thẳng lấy nguy quyền và nguy quân, nhảy vào Đông Dương tiếp tục đánh chiếm Việt Nam" [8, XII, 101].

Không phải Pháp không thấy dã tâm đó của Mỹ, "Thực dân Pháp và đế quốc Mỹ tuy có mâu thuẫn với nhau về quyền lợi, nhưng nhất trí về chủ trương nô dịch Việt Nam" [8, XII, 101], vả lại, mỗi khi Pháp lên tiếng phàn nàn "thì Mỹ giật cái dây thòng lọng "viện trợ"

ở cổ thực dân Pháp, khiến cho thực dân Pháp lại phải im miệng" [8, XIV, 40].

79

Một phần của tài liệu việt nam trong chính sách của mỹ từ 1940 đến 1956 (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(212 trang)