MỸ GIÚP PHÁP TÁI CHIẾM VIỆT NAM

Một phần của tài liệu việt nam trong chính sách của mỹ từ 1940 đến 1956 (Trang 58 - 62)

CHƯƠNG 2: MỸ GIÚP PHÁP ĐẶT LẠI ÁCH THỐNG TRỊ Ở VIỆT

2.1. MỸ GIÚP PHÁP TÁI CHIẾM VIỆT NAM

2.1.2. MỸ GIÚP PHÁP TÁI CHIẾM VIỆT NAM

Trong cuộc hội đàm ngày 24-8-1945 tại Washington, D.C. với De Gaulle và Georges Bidault, tổng thống Mỹ Truman hứa: "Trong mọi trường hợp, đối với Đông Dương, chính phủ tôi không chống lại việc chính quyền và quân đội Pháp quay ữở lại xứ ấy" [138, III, 249-250].

Được Truman "bật đèn xanh" nên ngay ngày hôm sau, tại chính thủ đô của nước Mỹ, De Gaulle tuyên bố: "Lập trường của Pháp về Đông Dương rất đơn giản: Pháp có ý định thu hồi chủ quyền của mình trên toàn Đông Dương. Dĩ nhiên là sự khôi phục đó sẽ kéo theo một thể chế mới, nhưng đối với chúng tôi, chủ quyền của Pháp là vấn đề hàng đầu" [143, 74].

Về mặt pháp lý, nghị quyết Hội nghị Potsdam không giao cho Pháp mà lại giao cho Anh và Trung Hoa dân quốc tiếp quản miền nam và miền bắc của Đông Dương từ tay Nhật Bản, do đó Pháp phải nói chuyện với hai nước này.

Với Anh, việc thương lượng không khó, vì lâu nay Anh vẫn tích cực ủng hộ việc Pháp tái chiếm Đông Dương, do sợ phong trào đòi độc lập ở đây lây lan sang các thuộc địa của Anh ở Nam Á và Đông Nam Á. Ngày 24-8-1945, Pháp và Anh đạt -được một thoa ước theo đó Anh công nhận chủ quyền của Pháp ở Đông Dương. Một tháng rưỡi sau, ngày 9-10, Anh

58

ký với Pháp một thoa ước khác, đồng ý nhường mọi quyền theo Hiệp định Potsdam ở miền nam Đông Dương (từ vĩ tuyến 16° trở xuống) cho Pháp.

Với Trung Hoa dân quốc, dù De Gaulle đã hai lần gặp thủ tướng kiêm ngoại trưởng Tống Tử Văn (một lần hồi tháng 8-1945 ở Washington, lần sau ngày 19-9 tại Paris), việc thương lượng chưa có kết quả.

Ngày 2-9-1945, giữa lúc nhân dân Việt Nam vui mừng cử hành lễ tuyên bố nền độc lập, tướng MacArthur và tướng Leclerc gặp nhau tại Tokyo khi họ đến đây để thay mặt chính phủ hai nước Mỹ và Pháp dự buổi ký văn bản đầu hàng của Nhật. MacArthur đã nói riêng với Leclerc: "Nếu tôi có điều gì để khuyên anh thì lời khuyên đó là: Anh hãy mang quân sang [Việt Nam], mang thêm nhiều quân hơn nữa, nhiều chừng nào mà anh có thể làm được" [134, 150].

Pháp đã chuẩn bị quân viễn chinh từ lâu, nhưng thiếu nghiêm trọng tàu bè để chở số quân ấy sang tái chiếm Việt Nam. Do đó, trong tháng 10-1945, Truman cấp 7 tàu chiến để chở hơn 13.000 lính Pháp đến Sài Gòn. Đến tháng 12, Truman lại cấp thêm 8 tàu chiến nữa để chở Sư đoàn Bộ binh thuộc địa số 9 (9PèmeP DIC) và một tiểu đoàn dù gồm 5.000 quân sang Sài Gòn [37ter, I, 75]. Ngoài ra "Washington còn cung cấp tiền bạc cho Paris để giúp Pháp mua 75 tàu chở quân của Mỹ" [82,8]. Nhà báo Mỹ Harold Isaacs - có mặt ở Sài Gòn lúc đó - kể lại: "Một loạt tàu của Mỹ, treo cờ Mỹ, do thủy thủ Mỹ điều khiển. Từ những tàu này, lính Pháp lên bờ, mặc quân phục do Mỹ sản xuất, mở các cuộc tiến công đầu tiên với vũ khí, xe tăng, xe vận tải và xe jeep do Mỹ cho thuê cho mượn" [80, lói]. Để tránh tiếng, ngày 15-1- 1946 Bộ ngoại giao Mỹ khuyên cáo Bộ chiến tranh Mỹ không nên "dùng tàu thủy hay máy bay mang cờ Mỹ để chở quân của bất cứ quốc tịch nào đến hay đi từ (...) Đông Dương thuộc Pháp" [102, I, 17]. Nhà sử học Mỹ Joseph Buttinger nhận định: "Việc Mỹ giúp tàu bè chuyên chở khiến cho Pháp có đủ quân lính tới Sài Gòn để đánh bại cuộc cách mạng trong Nam" [46, 343]. Sau khi chiếm Sài Gòn trong đêm 22 rạng 23-9-1945, Pháp đánh nống ra các tỉnh Nam Bộ, nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Tham vọng của Pháp không dừng lại ở vĩ tuyến 16°. Họ muốn chiếm toàn bộ Việt Nam. Tham vọng đó được Mỹ ủng hộ. Theo giáo sư Mỹ George McTurnan Kahin, "ít ra là từ cuối tháng 9-1945, Mỹ đã kêu gọi Trung Hoa để cho Pháp dễ dàng thu hồi quyền lực [ở Việt Nam]. Lúc đó, [tướng Mỹ Philip E. Gallagher] cam kết sẽ thúc đẩy [tướng Trung Hoa]

Lư Hán giúp Pháp lấy lại quyền kiểm soát nửa phía bắc của Việt Nam" [82, 19]. Được Mỹ

59

tán trợ, Pháp gửi nhiều nhân vật có thẩm quyền sang Trùng Khánh để thương lượng việc quân Pháp thay quân Trung Hoa chiếm đóng miền Bắc Việt Nam: d'Argenlieu gặp Tưởng Giới Thạch từ 10 đến 12-10-1945, Raoul Salan gặp Tseng Kai-min từ 8-1-1946 ... Kết quả:

ngày 28-2-1946, ngoại trưởng'Trung Hoa Wang Shih Chieh và đại sứ Pháp Jacques Meyrier ký hiệp ước, theo đó Pháp được đưa quân ra bắc vĩ tuyến 16° thay cho quân Trung Hoa, bù lại Pháp phải dành cho Trung Hoa một số quyền lợi kinh tế.

Nhưng, như giáo sư Kahin nhận định, "nước Pháp hậu chiến bị tàn phá nặng nề không có cả trang bị quân sự lẫn nguồn tài chính để có thể tiến hành một nỗ lực quân sự lớn ở Đông Dương" [82, 7]. Do đó, có được Mỹ giúp, Pháp mới chiếm lại Đông Dương được.

Trong cuộc hội đàm cuối tháng 8-1945 ở Washington, Truman đồng ý cho De Gaulle vay dài hạn 650 triệu đô-la [138, IU, 249]. Tháng 12 năm ấy, Pháp nhận được khoản tiền 550 triệu đô-la do Ngân hàng xuất-nhập khẩu ựmport-Export Banh) của Mỹ cho vay "để tài trợ cho phần bổ sung đặt hàng được thông qua với danh nghĩa cho thuê - cho mượn" [131, III, 156]. Tháng 5-1946, Mỹ xoa món nợ Ì tỷ 800 triệu đô-la của Pháp trong thời gian chiến tranh, đồng thời cho Pháp vay thêm 500 triệu đô-la thông qua Ngân hàng quốc tế tái thiết và phát triển BIRD [131,111,157]. "Năm 1947, Truman cho Pháp vay 160 triệu đô-la mua xe cộ và phụ tùng liên quan để dùng ở Đông Dương" [102,1, 51].

Theo Peter A. Poole, từ tháng 7-1945 đến tháng 7-1948rMỹ viện trợ cho Pháp 1,2 tỉ đô-la [25, 28], trong đó có những khoản tiền của Kế hoạch Marshall dành cho việc phục hồi kinh tế của Pháp. Nhưng ưong thực tế, "một phần đáng kể số tiền [của Mỹ] bơm vào nước Pháp để phục hồi nền kinh tế bị chiến tranh làm tiêu tan, lại bị bơm ra [ngoài nước Pháp] để duy trì đạo quân viễn chinh ỏ Đông Dương" [82, 8]. Nhà báo Mỹ Ellen J. Hammer viết:

"Những đồng đô-la của Kế hoạch Marshall đã nhả ra những đồng phrăng để chi dùng trong chiến tranh Việt Nam" [166, 260].

Graham Martin, cố vấn Tòa đại sứ Mỹ ở Pháp sau Thế chiến thứ II (ba mươi năm sau là đại sứ Mỹ cuối cùng ở Miền Nam Việt Nam tháo chạy khỏi Sài Gòn rạng sáng 30-4- 1975) nhận xét: "Quả thật, Pháp đã chi hết ở Việt Nam những gì chúng ta đã cho họ qua kế hoạch viện trợ và tái thiết Marshall. Có thể nói một cách khác rằng chúng ta đã chi cho chiến tranh của Pháp tại Đông Dương" [91, 39].

Không chỉ cung cấp đô-la, Mỹ còn cung cấp súng đạn và phương tiện chiến tranh. "Mỹ cung cấp cho Paris một lượng lớn vũ khí hiện đại - bề ngoài nói là để bảo vệ nước Pháp và

60

Tây Âu, nhưng với thoa thuận rằng một phần quan trọng [vũ khí ấy] có thể được dùng cho chiến dịch quân sự ở Đông Dương" [82, 8].

Để không mang tiếng "giúp thực dân Pháp tái chiếm thuộc địa", chính phủ Mỹ tuyên bố không bán vũ khí cho Pháp "trong những trường hợp có vẻ liên quan tới Đông Dương"

[82, 8], nhưng trong thực tế, "nhiều vũ khí của Mỹ gửi sang Pháp lại được chuyển hướng sang Việt Nam" [82, 8].

Giữa tháng 3-1946, Anh rút quân, chuyển miền Nam vĩ tuyến 16° lại cho Pháp. Anh giao cho Pháp nhiều trang bị quân sự trị giá hơn 70 triệu đô-la [193], ương đó có khoảng 800 xe jeep và xe vận tải quân sự mà Mỹ cung cấp chcrAnỉrtheo Đạo luật cho mượn - cho thuê (Lend-lease Act) trong thời kỳ Thế chiến thứ II [118, I, A-24]. "Tổng thống Truman đồng ý cách giải quyết đó, lấy cớ rằng không thể thực hiện được việc di chuyển các trang bị này [ra khỏi Việt Nam]" [102, I, 18]. Để tránh tiếng, ngoại trưởng Mỹ James Byrnes yêu cầu Pháp xóa đi các đấu hiệu của Mỹ vẽ trên các trang bị quân sự đó [82, 7].

Trước việc thực dân Pháp muốn áp đặt ách thống trị lên Việt Nam một lần nữa, người Việt Nam phải cầm súng bảo vệ nền độc lập mới giành được. Chính phủ Mỹ một mặt lên án những người kháng chiến: "Chúng tôi nhận thức rằng Việt Nam đã bắt đầu cuộc chiến hiện nay ở Đông Dương ngày 19-12 [-1946] và rằng hành động này khiến cho Pháp càng khó chấp nhận một thái độ rộng lượng và hoa giải" [102, I, 31], mặt khác ủng hộ cả về vật chất lẫn tinh thần cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp, vì trong quan điểm của họ, "cuộc viễn chinh mang tính thực dân được chỉ huy từ Paris đã được đổi thành cuộc thập tự chinh chống Cộng sản của cả Pháp lẫn Mỹ (a Franco - American anti-Communist crusade) "[51, 22].

Nhiều lần, chính phủ Hồ Chí Minh đề nghị Pháp mở cuộc đàm phán để sớm chấm dứt cuộc đổ máu. Trong công văn ngày 30-6-1948 gửi Bộ ngoại giao Mỹ, tổng lãnh sự Mỹ ở Sài Gòn George Abbot viết: nếu Pháp ngưng bắn với Hồ Chí Minh thì "những phần tử không Cộng sản [chỉ những người Việt Nam không tham gia chống Pháp] sẽ bị nuốt chửng theo kiểu Tiệp Khắc" [HO, 92]. Ngày 27-9-1948, Bộ ngoại giao Mỹ ra tuyên bố: "Chúng ta không yêu cầu Pháp thương thuyết trực tiếp với Hồ Chí Minh, ngay cả dù hiện nay có lẽ ông được một đa số đáng kể dân chúng Việt Nam ủng hộ, bởi vì lý lịch của ông như một người cộng sản và quá trình cộng sản của nhiều nhân vật có thế lực trong và xung quanh chính phủ của ông" [44,173].

61

Mỹ mong muốn thực dân Pháp chiến thắng nên 5 ngày sau khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, trong giác thư ngày 24-12-1946 gửi cho thứ trưởng Bộ ngoại giao Dean Acheson, vụ trưởng Vụ Viễn Đông John Carter Vincent bày tỏ mối lo lắng giùm cho Pháp: "Họ [tức Pháp] thiếu sức mạnh quân sự để tái chiếm Việt Nam, thiếu sự ủng hộ mạnh mẽ của công chúng cho một tiến trình như vậy và bị bất lợi vì chính phủ ở Paris yếu ớt và chia rẻ. Trong trường hợp như thế, chiến tranh đu kích có thể kéo dài bất tận" [110, 83].

Một phần của tài liệu việt nam trong chính sách của mỹ từ 1940 đến 1956 (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(212 trang)