CHƯƠNG 3: MỸ CHỦ TRƯƠNG KÉO DÀI CHIẾN TRANH Ở
3.3. MỸ PHÁ HOẠI HỘI NGHỊ GENÈVE 1954 VỀ ĐÔNG DƯƠNG
3.3.3. MỸ TÌM CÁCH PHÁ HOẠI HỘI NGHỊ GENÈVE (8-5 - 20-7-1954)
Tuy phải miễn cưỡng ngồi vào bàn thương thuyết, "Mỹ không muốn bị liên đới về bất cứ phương diện nào" với kết quả của Hội nghị và Dulles cho biết Mỹ có thể "xem xét khả năng đơn phương rút khỏi Hội nghị" [102, I, 145].
Do đó, Eisenhowcr quyết định "hạ thấp phái đoàn Mỹ xuống thành một phái bộ quan sát" [164, 23J, chỉ thị cho Dulles về Mỹ ngày 5-5-1954 (ba ngày trước khi Hội nghị Genève về Đông Dương khai mạc). Trong khi những người cầm đầu các phái đoàn tham dự Hội nghị đều là các ngoại trưởng, chỉ có trưởng phái đoàn Mỹ là một thứ trưởng Bộ ngoại giao - tướng Walter Bedell Smith, nguyên cục trưởng Cục tình báo trung ương CIA. Smith tạm trú tại một khách sạn ở Genève "như một khách vãng lai, phái đoàn của ông ta lúc nào cũng sẵn sàng ra đi" [137, 112].
Hai ngày sau khi Hội nghị khai mạc, ngày 10-5-1954 chính phủ Laniel lo sợ các đại đoàn chủ lực Việt Minh từ Điện Biên Phủ thừa thắng tiến xuống đồng bằng sông Hồng, lại kêu cứu Mỹ.
Eisenhovver chộp ngay cơ hội ấy. Tối hôm đó, ông ta triệu tập Dulles, đô đốc Radford và bộ trưởng quốc phòng Charles E. Wilson đến Nhà Trắng, phân công cho Radford và
103
Wilson soạn thảo một kế hoạch mới nhằm can thiệp quán sự vào Việt Nam và yêu cầu Dulỉcs vận động Quốc hội ủng hộ kế hoạch ấy.
Nửa tháng sau, kế hoạch được soạn xong (26-5) và đệ trình lên tổng thống (28-5).
Theo kế hoạch, Hải quân và Không quân Mỹ cùng với Lục quân Philippincs và Thái Lan được gửi sang Việt Nam tăng cường cho quân Pháp và quân Bảo Đại nhằm "tiến hành những hoạt động phối hợp Hải-Lục-Không quân để tiêu diệt các lực lượng của địch" [97, 46]. Lực lượng can thiệp sẽ gồm "8 sư đoàn tác chiến, được yểm trợ bởi 35 tiểu đoàn công binh cùng pháo binh và hậu cần mà một công việc khổng lồ như thế đòi hỏi" [70bis, 47,48].
Kế hoạch đó không loại trừ việc "sử dụng vũ khí nguyên tử bất cứ lúc nào điều đó phục vụ cho lợi ích quân sự của chúm; ta" [102, I, 127]. Nhân dịp này, Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân của Radíord đề nghị tăng quân số MAAG ở Đông Dương từ 150 lên 2.250 người, tức là tăng 15 lần [102, I, 127].
"Tổng thống đã duyệt y những phương hướng lớn" của kế hoạch [13, 197].
Trong khi đó, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, bộ đội Việt Nam liên tiếp mở thêm nhiều đợt tiến công. Đại sứ Jean Chauvel phải thừa nhận: "Chúng ta khó giữ được Hà Nội.
Bộ chỉ huy cho biết gửi thêm hai sư đoàn nữa cũng không giữ được thủ phủ Bắc Kỳ"
[149,146].
Một lần nữa, kế hoạch can thiệp quân sự của Mỹ bị phá sản ngay trước khi triển khai vì "tình hình quân sự ở châu thổ sông Hồng gần Hà Nội vào cuối tháng 5 - đầu tháng 6 đã xấu đi đến mức Washington cảm thấy bây giờ có can thiệp thi cũng vô ích" [101,13].
Tại Genève, phái đoàn Pháp - do ngoại trưởng Georges Bidault cầm đầu - "chỉ tìm kiếm một cuộc ngưng bắn, hy vọng chấm dứt các trận đánh [để] xoa dịu dư luận Pháp và cứu chính phủ Laniel đang lung lay, hoãn việc thỏa hiệp chính trị lại một thời gian sau"
[86,75]. Thái độ tiêu cực của chính phủ Laniel đẩy Hội nghị Genève vào thế bế tắc, có thể thất bại. Những người yêu chuộng hoa bình ở Pháp rất bất bình. Ngày 12-6, Quốc hội Pháp bỏ phiếu không tín nhiệm Laniel, cử thủ lĩnh 47 tuổi của Đảng xã hội cấp tiến Pierre Mendès France lập chính phủ mới.
Nhậm chức ngày 19-6, viên thủ tướng mới long trọng hứa sẽ từ chức nếu không đạt được một cuộc ngưng bắn ở Đông Dương trong vòng một tháng, lấy ngày 20-7-1954 làm hạn chót. Để thực hiện lời hứa đó, ông kiêm nhiệm hai chức vụ ngoại trưởng và trưởng Đoàn đại biểu chính phủ Pháp tại Hội nghị Genève.
104
Trước quyết tâm của P.-M. France, chính phủ Mỹ không khỏi lo sợ Dulles tâm sự với Douglas Dillon, đại sứ Mỹ ở Paris: "Chúng ta biết rất ít những gì mà các nhà lãnh đạo Pháp thực sự nghĩ trong đầu ... Chúng ta sợ rằng người Pháp chấp nhận một sự dàn xếp mà không tham khảo trước ý kiến của chúng ta khiến cho Đông Dương hầu như chắc chắn sẽ rơi vào tay Cộng sản chỉ trong vòng vài tháng" [133, 117]. Do đó, Mỹ "quyết định rằng tốt hơn hết đối với Mỹ là ngưng tham gia nhiều vào Hội nghị Genève" [64, 442]. Trưởng phái đoàn Mỹ Walter B. Smith nhận được chỉ thị bỏ Hội nghị về nước (21-6), giao phái đoàn lại cho đại sứ U. Alexis Johnson. Một lần nữa, phái đoàn Mỹ lại bị giáng cấp (downgradeđ). Ngày 10-7, Duiles tuyên bố rằng Mỹ "không muôn tham dự một cách đầy đủ về mặt ngoại giao tại một hội nghị mà Mỹ không thể tán thành kết quả của hội nghị đó" [64, 446]. Dulles còn "tính đến việc rút phái đoàn Mỹ khỏi Genòve", tẩy chay Hội nghị, để sau này có cớ không phải thi hành những hiệp ước của hội nghị.
Tại Hội nghị Genève, có nhiều ý kiến cho rằng nôn giải quyết chiến tranh ở Việt Nam bằng cách chia cắt lãnh thổ như trường hợp Triều Tiên. Mỹ cực lực phản đối đề nghị đó.
Sau khi "mất" Trung Hoa 5 năm trước đó, Mỹ không muốn "mất" thêm Bắc Việt Nam như một hiệu ứng của "thuyết đô-mi-nô". Dulles chở rằng "việc Cộng sản [Việt Nam] kiểm soát dù chỉ một phần của Đông Dương sẽ là sự kiện mở đầu chợ việc [họ] thống trị toàn bộ vùng này" [142].
Tuy nhiên, khi giải pháp chia cắt được nhiều nước tham dự Hội nghị Genève - trong đó có Pháp và Việt Nam dân chủ cộng hoa - tán thành, Mỹ đành chấp nhận, yêu cầu đường phân chia phải nằm ở phía trên vĩ tuyến 20° (tức giữa Bắc Bộ và Trung Bộ). Sau khi gặp Churchill và Eden, Eisenhower và Dulles hạ thấp yêu cầu, chỉ đòi đường phân chia không được nằm quá xa ở phía nam của đường kẻ từ Đồng Hổi chạy về hướng tây (điểm 2 của Tuyên bố chung Mỹ - Anh ngày 29-6-1954), tức khoảng vĩ tuyến 17°30. Cuối cùng, Hiệp định Genève 1954 về Việt Nam quyết định giới tuyến quân sự tạm thời nằm ở vĩ tuyến 17°.
Khi chấp nhận "mất" Miền Bắc Việt Nam, Mỹ muốn Việt Nam bị chia cắt lâu đài thành hai nước riêng biệt (như trường hợp hai nước Triều Tiên) và muốn Hội nghị Genève - theo vết Hội nghị Bàn Môn Điếm một năm trước đó - dừng lại ở việc giải quyết các vấn đề thuần tuy quân sự (đình chiến, tập kết quân đội, chia đôi lãnh thổ ...) mà thôi. Điểm 4 của Tuyên bố chung Mỹ - Anh ngàv 29-6-1954 viết: Hiệu định Genèvc phải "không có những điều khoản chính trị có thể dẫn tới việc mất các khu vực còn lại [Miền Nam Việt Nam, Lào, Cam-bốt] vào tay Cộng sản kiểm soát" [60, 133].
105
Thế nhưng, phái đoàn Việt Nam dân chủ cộng hòa đã đấu tranh để Hội nghị chấp nhận rằng: việc phân chia lãnh thổ Việt Nam thành hai vùng tập kết của hai quân đội - Quân đội nhân dân Việt Nam và Quân đội Liên hiệp Pháp - chỉ nhằm mục đích trước mắt là tách rời hai quân đội ấy ra để "tránh những việc xung đột có thể làm cho chiến sự xảy trở lại" (điều I, Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam), vĩ tuyến 17° là "giới tuyến quân sự chỉ có tính chất tạm thời, hoàn toàn không thể coi là một ranh giới về chính trị hay về lãnh thổ" (Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève), một cuộc tổng tuyển cử bằng phiếu kín sẽ tổ chức vào tháng 7-1956 để nhân dân hai miền Nam Bắc tự do quyết định tương lai chính trị của nước Việt Nam thống nhất.
Mỹ không chấp nhận giải pháp đó. Ngày 13-7, Dulles và P.-M. France gặp nhau tại điện Matignon ở Paris, lần đầu tiên kể từ khi P.-M. Prance giữ chức thủ tướng Pháp. P.-M.
France đề nghị ngoại trưởng Dulles hay thứ trưởng Smith trở lại Genève cầm đầu phái đoàn Mỹ, vì chỉ còn một tuần nữa là đến hạn cuối cùng P.-M. France phải đạt được ngưng bắn hay phải từ chức. Dulles trả lời một cách lạnh lùng: "Thế nào đi nữa, điều mà các anh sẽ ký kết ở Genève là xấu. Chúng tôi không muốn, bằng sự có mặt của chúng tôi, tán trợ cho một Yalta mới" [136, 245]. Theo lời kể của một viên chức Bộ ngoại giao Pháp, cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa ngoại trưởng hai nước Mỹ - Pháp kết thúc trong sự bất đồng ý kiến sâu sắc:
"Dulles đập bàn. Mendès France cũng đập bàn ... Dulles bỏ đi một cách giận dữ" [4, 265].
Ngày 16-7, Eisenhower chỉ thị cho Smith trở lại Genève, không phải để góp phần vào thành công của Hội nghị, mà để "tìm hết cách ngăn cản việc đi đến một hiệp định" [5, 47].
Ngày 19-7, một ngày trước khi Hiệp định Genève được ký kết, "được thông báo về những dự thảo cuối cùng của Hiệp định, J.F. Dulles nổi giận đùng đùng, tuyên bố rằng những dự thảo đó ít phù hợp với "Bảy điểm" [của Tuyên bố chung Mỹ - Anh] ngày 29-6"
[136, 253]. "Bằng bất cứ giá nào cũng phải ngăn cản một giải pháp trước nửa đêm 20 tháng 7" [5, 47]. Trong trường hợp đó - theo tính toán của Mỹ - P.-M. France sẽ từ chức theo lời hứa, một chính phủ khác lên nắm quyền ở Paris sẽ có thái độ cứng rắn hơn đối với Việt Minh, quyết tâm tiếp tục chiến tranh Đông Dương tới khi đạt được một chiến thắng quân sự.
"Suốt trong ngày 20 tháng 7, hoạt động ngoại giao rất sôi nổi, những dự thảo Hiệp định được luân chuyển giữa các phái đoàn. Nhiều thì giờ quý đã bị mất đi vì W,B. Smith không chịu hợp tác trong bất kỳ công việc nào, nằm khoèo tại buồng khách sạn và mọi dự thảo đều phải gửi đến đó" [4, 267].
106
Bất chấp những cản trở mà Mỹ cố tình dựng lên, Hội nghị Genève cuối cùng vẫn đạt tới những Hiệp định đình chỉ chiến sự ở ba nước Đông Dương trong đêm 20 rạng sáng ngày 21-7-1954.
Trước đó, trong điện gửi cho Smith, Dulies chỉ thị: "Mỹ sẽ không cùng ký với Cộng sản bất cứ tuyên bố nào" và yêu cầu Smith "đưa ra một tuyên bố đơn phương hay, nếu có thể, một tuyên bố đa phương" [102, I, 152]. Do đó, khi trưởng phái đoàn các nước tham dự Hội nghị nhất trí thông qua Bản tuyên bố cuối cùng của Hội nghị, thì Smith phát biểu một cách lạc lõng: "Chính phủ [Mỹ] không sẵn sàng tham gia vào bản Tuyên bố của Hội nghị như đã được đệ trình" [181] và đưa ra một bản Tuyên bố đơn phương của riêng Mỹ.
Mỹ từ chối ký kết vì "Mỹ không muốn bị ràng buộc vào bất cứ văn kiện nào" [13, 303]
của Hội nghị nhằm sau này rảnh tay dể vi phạm.
Hành động cuối cùng này của Mỹ nhằm phá hoại Hội nghị Genève chính là bước chuẩn bị đầu tiên để phá hoại Hiệp định Genève...
TIỂU KẾT
Tuy được Mỹ giúp, Pháp càne: đánh càng thua. "Trước những thất bại nặng nề và liên tiếp của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ rất lo ngại" [8, XV, 30], sợ Pháp thương thuyết với Việt Nam dãn chủ cộng hòa khiến Mỹ không còn cơ hội vào Việt Nam. Đo đó, Mỹ tăng thêm viện trợ và "cử O'Daniel làm trưởng Đoàn cố vấn quân sự Mỹ ở Đông Dương" [8, XV, 75]
để "thúc đẩy thực dân Pháp tiếp tục chiến tranh, không cho Pháp lùi bước" [8, XV, 30].
Thông tư ngày 27-12-1953 của Ban bí thư Trung ương Đảng vạch rõ:"Dã tâm thâm độc của đế quốc Mỹ : giúp Pháp đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Việt Nam, dùng thanh niên Pháp đánh nhân dân Việt Nam, dùng người Việt Nam đánh người Việt Nam, để cho Mỹ hưởng lợi" [8, XIV, 554].
Được Mỹ chi thêm đô-la và vũ khí, Pháp đề ra Kế hoạch quân sự Navarre. Do đó, Ban bí thư ra chỉ thị: "Đánh mạnh vào Kế hoạch quân sự Nava tức là đánh mạnh vào kế hoạch tiếp tục chiến tranh xâm lược của đế quốc Pháp -Mỹ" [8, XV, 55].
Khi bộ đội Việt Nam bao vây Điện Biên Phủ, Mỹ "đã đưa thêm sang Đông Dương một số máy bay B.29, cho phi công Mỹ lái máy bay tiếp cứu cho Pháp ở Điện Biên Phủ" [8, XV, 75]. Trước nguy cơ quân Pháp ở tập đoàn cứ điểm này bị tiêu diệt, "Mỹ lại chủ trương "liên hiệp hành động" [với Anh và các nước khác] để cứu Pháp ở Điện Biên Phủ, nhưng Anh
107
không chịu và các nước khác cũng không chịu, Mỹ lại thất bại" [8, XV, 154]. Cuối cùng Điện Biên Phủ thất thủ.
Trong chỉ thị ngày 11-5-1954, Ban bí thư nhận định: "Thất bại thảm hại của địch ở Điện Biên Phủ cũng như ở các chiến trường khác là một thất bại chiến lược, vì giữa lúc đế quốc Pháp - Mỹ đẩy mạnh chiến tranh mưu giành lại thế chủ động thì kế hoạch của chúng đà bị ta phá tan, Kế hoạch Nava bị thất bại về cơ bản" [8, XV, 100].
Tuy Mỹ không muốn nhưng cuối cùng vẫn phải cùng Pháp, Anh ngồi vào bàn Hội nghị Genève để tìm một giải pháp chấm dứt chiến tranh Đông Dương. Ban bí thư xem đó
"là một thắng lợi của ta (...) vì bọn đế quốc đã phải nhận bàn với đại biểu của chính phủ ta mà trước đây chúng vẫn tỏ ra không chịu" [8, XV, 106].
Mỹ ỆỊ Pháp vì thua trên chiến trường mà phải nhượng bộ trên bàn đàm phán, nên Mỹ
"ráo riết hoạt động phá hoại Hội nghị Giơnevơ" nhằm "phá hoại việc lập lại hoa bình ở Đông Dương" [8, XV, 10, 111].
Hành động phá hoại đầu tiên của Mỹ là hạ thấp vai trò của đoàn đại biểu chính phủ Mỹ tại Hội nghị. "Bộ trướng ngoại giao Mỹ (John F. Dulles) họp mấy ngày [để bàn vấn đề Triều Tiên] rồi chuồn [về Mỹ]. Nhưng các đại biểu khác cứ tiếp tục họp như thường và đưa Hội nghị Giơnevơ đến một số kết quả" [8, XV, 164].
Chính phủ hiếu chiến Laniel - Bidault thiếu thiện chí trong đàm phán nên bị Quốc hội Pháp bỏ phiếu không tín nhiệm. Từ 19-6-1954, "chính phủ Pháp do phe chủ hoa [đứng đầu là Mendès France] nắm (...) và đang nói chuyện với ta" ở Hội nghị Genève [8, XV, 166- 167]. Mỹ sợ Mendès France nhượng bộ ta nên "dùng áp lực đối với chính phủ" này [8, XV, 184]. Đồng thời Mỹ "chuẩn bị, nếu đàm phán đạt được hiệp định đình chiến, thì phá việc thi hành hiệp định đó" [8, XV, 185] "hòng gây lại chiến tranh" [8, XV, 187].
Bất chấp những hành động phá hoại của Mỹ, Hiệp định Genève được ký kết, kết thúc chiến tranh Đông Dương. Nửa nước Việt Nam được giải phóng, hai miền Nam - Bắc sẽ thống nhất sau 2 năm tạm thời chia cắt. Đó là những điều nằm ngoài mong đợi của Mỹ.
108