MỸ KHUYẾN CÁO DÙNG "GIẢI PHÁP BẢO ĐẠI"

Một phần của tài liệu việt nam trong chính sách của mỹ từ 1940 đến 1956 (Trang 62 - 71)

CHƯƠNG 2: MỸ GIÚP PHÁP ĐẶT LẠI ÁCH THỐNG TRỊ Ở VIỆT

2.1. MỸ GIÚP PHÁP TÁI CHIẾM VIỆT NAM

2.1.3. MỸ KHUYẾN CÁO DÙNG "GIẢI PHÁP BẢO ĐẠI"

Đúng như lo lắng của John C. Vincent, chiến lược chiến tranh chớp nhoáng của Pháp ở Việt Nam thất bại, Pháp đứng trước nguy cơ ngày càng lún sâu trong vũng lầy chiến tranh.

Trước tình hình đó, "Mỹ tỏ ra quan tâm ngày càng tăng đến cuộc xung đột ở Việt Nam"

[102, ì, 28]. Không chỉ quan tâm, Mỹ còn phê phán Pháp. Trong bức điện gửi cho đại sứ Mỹ ở Paris tháng 2-1947, ngoại trưởng George C. Marshall viết: "Các báo cáo của chúng ta chỉ ra rằng Pháp thiếu am hiểu phía bên kia [tức những người kháng chiến Việt Nam], ở Sài Gòn thiếu nhiều hơn ở Paris, và tiếp tục có quan điểm và phương pháp thực dân đã lỗi thời một cách nguy hiểm ở khu vực đó" [101, 7-8].

Lỗi thời vì Pháp chỉ sử dụng biện pháp quân sự đơn thuần hòng lập lại ách thống trị thực dân ở Việt Nam.

Nguy hiểm vì thất bại của Pháp sẽ dẫn tới việc thiết lập chính phủ dân tộc dân chủ do Đảng cộng sản Đông Dương lãnh đạo.

Trong khi đó, ngày 4-7-1946 Mỹ đã trao trả độc lập cho thuộc địa Philippines. Với Manuel Roxas - một người thân Mỹ, chống Cộng, có thành tích "ủng hộ chính phủ do Nhật Bản bảo trợ trong Thế chiến thứ hai" [45, 1548] và với những hiệp ước mà Mỹ ký với ôữg ta, Mỹ "vẫn có thể duy trì vị trí kinh tế ưu ữĩế" [127, 397] và sự hiện diện quân sự của họ ở Philippines như trước. Hiệp ước thương mại Mỹ - Philippines bảo đảm việc buôn bán giữa hai nước được miễn thuế nhập khẩu (trong khi hàng hoa Philippines nhập khẩu vào Mỹ không đáng kể thì hàng hoa Mỹ tràn vào Philippines một cách tự do, không bị đánh thuế, chi phối mạnh mẽ thị trường nước cộng hoa non trẻ này). Hiệp ước phòng thủ chung (14-3- 1947) cho phép Mỹ có 23 căn cứ quân sự trên lãnh thổ Philippines trong 99 năm, nhân viên quân sự Mỹ thuộc các căn cứ ấy được hưởng đặc quyền ngoại giao [129, 321], nằm ngoài thẩm quyền xét xử của luật pháp Philippines. Hiệp ước viện trợ quân sự (21-3-1947) giao cho các cố vấn Mỹ trách nhiệm đào tạo và huấn luyện quân đội Philippines. Chính phủ

62

Roxas cộng tác chặt chẽ với Mỹ, cấm Đảng cộng sản, Liên minh nông dân toàn quốc và Đại hội các tổ chức công nhân Philippines hoạt động, đàn áp thẳng tay phong trào Hukbalahap (ra đời từ 1942 trong cuộc kháng chiến chống phát-xít Nhật)...

Mỹ xem "giải pháp Roxas" là khôn ngoan, vừa có tiếng (được tiếng "không thực dân"), vừa"có miếng (duy trì mọi quyền lợi như trước) và muốn Pháp áp dụng một giải pháp tương tự ở Việt Nam. Ngày 17-6-1947, người phát ngôn Bộ ngoại giao Mỹ tuyên bố: "Mỹ mong muốn một cách sâu sắc rằng một giải pháp ôn hòa sẽ được tìm thấy ở Đông Dương"

[127, 393].

Không chỉ mong muốn, Mỹ còn nhập cuộc một cách tích cực. Truman cử nhà ngoại giao kỳ cựu William c. Bullitt - từng làm đại sứ tại Liên Xô trong thập niên 30 và tại Pháp trước Thế chiến thứ hai - sang Việt Nam.

Sau khi nghiên cứu tình hình tại chỗ, Bullitt viết trên tạp chí Lỉfe ra ngày 26-12-1947:

"Trong một trăm người Việt Nam, chưa có tới một người theo Cộng sản". Thế nhưng "hiện nay, hàng triệu người Việt Nam đang đi theo Hồ Chí Minh vì ông là biểu tượng của cuộc kháng chiến chống Pháp". Theo Bullitt, "cuộc kháng chiến của họ là một tấn bi kịch đen tối, bởi vì Cộng sản đã nắm lấy quyền lãnh đạo cuộc kháng chiến giành độc lập của họ". Do đó,

"điểm trọng yếu trong vấn đề Việt Nam là phải thiết lập cho được sự cộng tác giữa người Pháp và những người quốc gia Việt Nam để loại trừ Cộng sản". Bullitt khuyên Pháp "cho phép những người Việt Nam quốc gia, không cộng sản chuẩn bị những tổ chức chính trị, kinh tế và quân sự hoàn chỉnh để kiểm soát đất nước, (...) giao cho những người Việt Nam quốc gia nhiệm vụ lôi kéo những phần tử quốc gia - đang chiếm hai phần ba lực lượng của Hồ Chí Minh - và cộng tác với những lực lượng quốc gia để nghiền nát những người cộng sản không thể hoa giải được". Bullitt tin tưởng rằng, nếu Pháp làm theo lời khuyên đó, "họ vẫn có thể duy trì tất cả những quyền lợi đích thực của họ ở Việt Nam" và người quốc gia Việt Nam có thể sẽ "cấp cho Pháp một căn cứ quân sự và hải quân, có thể là ở vịnh Cam Ranh" [162, 64-69].

Nhận định của Bullitt được chính phủ Washington tán thành. Bản Tuyên bố về chính sách ở Đông Dương ngày 27-9-1948 của Bộ ngoại giao Mỹ viết: "Trong khi phong trào dân tộc ở Việt Nam (Nam Kỳ, Trung Kỳ và Bắc Kỳ) đang lên mạnh và mặc dù đại đa số người Việt Nam không phải căn bản là cộng sản, yếu tố năng động nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp của các dân tộc bản xứ là một nhóm cộng sản do Hồ Chí Minh đứng đầu (...)

63

Nhóm này đã thành công trong việc bành ưướng ảnh hưởng để bao gồm hầu như tất cả các lực lượng vũ trang hiện đang đánh Pháp và do đó đã kiểm soát phong trào dân tộc ... Người cộng sản Hồ Chí Minh là nhân vật mạnh nhất và có lẽ có nang lực nhất ở Đông Dương ...

đang được đa số đáng kể nhân dân Việt Nam ủng hộ" [118, VIII, 143-149].

Do đó, chính phủ Truman chỉ thị cho các nhà ngoại giao Mỹ ở Paris gây sức ép để Pháp "đạt tới một giải pháp không cộng sản (non-communist solution) ở Đông Dương xây dựng trên sự hợp tác với những người quốc gia chân chính của xứ ấy" [102, I, 4].

Rõ ràng Mỹ muốn biến cuộc chiến tranh thực dân (a colonial war) nhằm tái chiếm thuộc địa của Pháp thành một cuộc nội chiến (a civil war) giữa những người Việt kháng chiến chống Pháp và những người Việt "quốc gia" theo Pháp, dùng người Việt đánh người Việt. Nói một cách khác, Mỹ muốn "Việt Nam hóa" cuộc chiến tranh của Pháp.

Mỹ chọn Bảo Đại làm lãnh tụ của những người Việt "quốc gia" ấy.

Tháng 3-1946, Bảo Đại được Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoa cử đi theo một phái đoàn ngoại giao sang Trùng Khánh. Tại đây, "sau khi hội thảo với Tưởng, ông ta nhận được lời mời đến gặp viên đại sứ toàn quyền của Mỹ ở Trung Hoa, tướng George C.

Marshall, người sẽ trở thành ngoại trưởng mười tháng sau đó (...). Bảo Đại quyết định không quay trở lại Hà Nội" [82, 25], lưu lại Trùng Khánh một thời gian rồi sang Hồng Kông.

Mỹ chọn Bảo Đại trước hết vì Bảo Đại không bao giờ có thể trở thành cộng sản. Mặc dù trong và sau Cách mạng tháng Tám 1945, được chính quyền cách mạng đối xử một cách nhân đạo (không phải mất mạng như Louis XVI ở Pháp và Nicholas II ở Nga) và tạo điều kiện để phục vụ đất nước (cử làm cố vấn tối cao của Chính phủ), Bảo Đại đã đào ngũ và sống lưu vong.

Hơn nữa, Bảo Đại - theo nhận xét của Philippe Devillers - là một người "nhu nhược, không có ý chí, mềm mỏng và dễ sai khiến" [134, 397], từng làm tay sai cho Pháp, rồi làm bù nhìn cho Nhật, và ương tương lai có thể trở thành một con cờ của Mỹ nếu cần.

Chính phủ Truman giao cho Bullitt làm nhiệm vụ móc nối giữa Bảo Đại và Pháp nhằm thực hiện "giải pháp Bảo Đại" (the Bao Dai solution).

64

Tháng 8-1947, Bullitt sang Hồng Kông khuyên Bảo Đại về nước để đứng đầu phe quốc gia chống cộng, cam kết Mỹ sẽ hết lòng ủng hộ Bảo Đại như họ -đang ủng hộ Manuel Roxas ở Philippines.

Bảo Đại đồng ý, cử Trần Văn Tuyên về nước. Ngày 22-8 tại Sài Gòn, Trần Văn Tuyên tuyên bố: "Ngài Bảo Đại không xem mình là cố vấn tối cao của chính phủ Hồ Chí Minh nữa ... Cựu hoàng có thể sẽ lập một chính phủ. Việt Minh bị xem là bọn phiến loạn, sẽ bị đánh tan. Ngài tin rằng việc tuyên bố độc lập và thống nhất sẽ gây ra những vụ đào ngũ quan trọng trong hàng ngũ Việt Minh vì nhân dân ba kỳ không còn lý do gì để tiếp tục chiến đấu nữa" [134,193].

Thuyết phục được Bảo Đại, ngày 22-9, Bullitt đến Sài Gòn hội đàm với cao uy Pháp Emile Bollaert rồi bay sang Paris sạp những đại diện cao cấp của chính phủ Pháp để khuyên Pháp chấp nhận "giải pháp Bảo Đại".

Tài liệu Lầu Năm Góc nhận định: "Mỹ đã dính líu vào Đông Dương như một bên của cái tam giác rối loạn, cùng với Pháp và chế độ Bảo Đại. Quả thật, Mỹ đã có một vai trò trong cái "giải pháp Bảo Đại" ngay từ đầu" [102,1,62].

Về phía Pháp, sau khi cuộc tấn công lên Việt Bắc vào thu - đông 1947 thất bại, chiến lược chiến tranh chớp nhoáng bị phá sản, Pháp cảm thấy bị sa lầy trong cuộc chiến tranh hao người tốn của ở Đông Dương. Chi phí chiến tranh Đông Dương leo thang liên tục: từ 3 tỷ phrăng (1945) tăng vọt lên 27 tỷ (1946) rồi 53 tỷ (1947), trở thành gánh nặng quá sức chịu đựng đối với nền kinh tế - tài chính kiệt quệ của nước Pháp sau Thế chiến thứ hai. Đó cũng là nguyên nhân dẫn tới phong trào phản đối chiến tranh của nhân dân Pháp. Ngày 25- 3-1947, hàng triệu người Pháp xuống đường đòi chấm dứt chiến tranh, giảm ngân sách quân sự để cải thiện đời sống nhân dân. Hoa cùng tiếng súng kháng chiến của nhân dân ba nước Đông Dương, nhân dân các thuộc địa Pháp ở châu Phi cũng đứng lên đòi độc lập:

Madagascar (30-3-1947), Maroc (7-4-1947), Algérie (8-4-1947), Tây Phi thuộc Pháp AOF (19-4-1947)...

Do đó, Pháp cũng muốn sử dụng "lá bài Bảo Đại" (la carte Bao Dai) trong âm mưu

"dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh" hòng đánh bại cuộc kháng chiến do Hồ Chí Minh lãnh đạo, duy trì những quyền lợi thực dân ở Việt Nam. Song Pháp lại sợ Bảo Đại vuột khỏi tay mình và rơi vào quỹ đạo của Mỹ - vốn giàu hơn, mạnh hơn Pháp nên hấp dẫn Bảo Đại nhiều hơn. Một nhà ngoại giao Mỹ nói: "Pháp không vui vẻ

65

gì khi thấy người Mỹ chúng ta có những quan hệ tốt với Bảo Đại" [102, I, 60] vì "Pháp không muốn cho Mỹ cơ hội có được ảnh hưởng chính trị đối với Bảo Đại" [82, .66].

Vì vậy, những cuộc hội đàm với Bảo Đại của cao uy Bollaert tại vịnh Hạ Long (trong hai ngày 6 và 7-12-1947) và tại Genève (năm lần trong khoảng thời gian từ 7 đến 13-1- 1948) cũng như của các đại diện cấp cao Chính phủ Pháp tại Paris (trong tháng 2-1948) đều tiến triển rất chậm.

Trước sức ép của Mỹ, Bollaert ký với Nguyễn Văn Xuân (thiếu tướng trong Quân đội Pháp, thủ tướng Chính phủ trung ương lâm thời) - trước mặt Bảo Đại - Hiệp định Vịnh Hạ Long ngày 5-6-1948 "long trọng công nhận nền độc lập của Việt Nam". Nhưng trong thực tế, như Tài liệu Lầu Năm Góc nhận xét, "Pháp chẳng chuyển giao quyền lực chính trị có ý nghĩa nào cho phía Việt Nam" [102, I, 27]. Chính phủ Nguyễn Văn Xuân "không thể cai trị được [vì] không có nguồn tài chính riêng, không có quân đội, không có cảnh sát" trong khi

"các công chức Pháp vẫn ở nguyên vị trí" [134, 442]. Một kiểu "độc lập bánh vẽ" không hơn không kém.

Thấy Pháp không nhiệt tình với "giải pháp Bảo Đại", Truman bắt đầu sốt ruột. Một mặt ông cử Bullitt đi gặp Bảo Đại (lúc này đang có mặt ở Thụy Sĩ) vào cuối tháng 9-1948, khẳng định một lần nữa sự ủng hộ của Mỹ đối với "giải pháp Bảo Đại"; mặt khác chỉ thị cho đại sứ Caffery báo cho chính phủ Pháp rằng Mỹ muốn thấy Pháp áp dụng ở Việt Nam "một chính sách rộng rãi hơn" [134,443].

Trên tờ The New York Tỉmes ngày 25-1-1949, Mỹ đánh giá Bảo Đại là "lãnh tụ quốc gia có thể ngăn chặn ảnh hưởng của Cộng sản từ phương Bắc", là "niềm hy vọng duy nhất [đem lại] sự ổn định ở cái góc bị suy yếu về chiến lược và kinh tế đó của châu Á" [194].

Trước sức ép mới của Mỹ, một lần nữa Pháp lại "long trọng công nhận nền độc lập của Việt Nam" bằng một hiệp định mới, Hiệp định Élysée, giữa tọng thống Pháp Vincent Auriol và Bảo Đại ngày 8-3-1949. So với Hiệp định Vịnh Hạ Long, Hiệp định Élysée chẳng hơn gì.

Tài liệu Lầu Năm Góc nhận xét: "Pháp vẫn giữ quyền kiểm soát lực lượng vũ ưang và quan hệ đối ngoại của Việt Nam. Còn ưu thế kinh tế và quân sự của Pháp chẳng thay đổi gì,, ngay cả về nguyên tắc" [102, ì, 27]. Hai nhà sử học Mỹ George McT. Kahin và John W. Levvis viết: "Hiệp ước Élysée nếu được thực thi thì cũng chỉ ban cho một sự tự trị có giới hạn, chứ không phải một nền độc lập thực sự" [83, 28] vì chính phủ Việt Nam "không có quyền điều

66

khiển ngân quỹ, kế hoạch kinh tế, ngoại thương, thuế quan và giao thông của chính họ" [83, 29].

Tuy vậy, đây là lần đầu tiên người cầm đầu cao nhất của nước Pháp chịu ký một hiệp định với Bảo Đại. Như thế, từ nay Pháp không thể rút lui khỏi lộ trình thực hiện "giải pháp Bảo Đại". Do đó, ngay ngày Hiệp định được chính thức công bố (21-6-1949), Bộ ngoại giao Mỹ phải "ngậm bồ hòn làm ngọt" lên tiếng tán thành: "Chính phủ Mỹ hy vọng rằng Hiệp định ngày 8-3[-1949] giữa tổng thống Auriol và Bảo Đại - người có những cố gắng chân thành để thống nhất mọi phần tử quốc gia chân chính ở Việt Nam - sẽ tạo ra cơ sở cho việc thực hiện ngày càng tiến tới những nguyện vọng chính đáng của nhân dân Việt Nam" [174, 75]. Chính phủ Mỹ "cường điệu biện pháp tự trị mà Paris ban cho (...) Việt Nam, trình bày những việc Pháp định làm này như những đảm bảo thực tế rằng Pháp đã từ bỏ mọi tham vọng đế quốc" [84,55].

Trước đó, ngày 10-5-1949, Bộ ngoại giao Mỹ điện cho tòa lãnh sự Mỹ ở Sài Gòn, nhấn mạnh: "Giải pháp Bảo Đại là phương tiện duy nhất để bảo vệ Việt Nam thoát khỏi những ý đồ xâm lược của Trung Cộng" [102, ì, 63] (mặc đù mãi đến 1-10-1949, tức gần 5 tháng sau, cách mạng Trung Quốc mới thành công!) và dự kiến: "Vào thời điểm thích hợp và trong những hoàn cảnh thích hợp, Bộ ngoại giao sẽ sẩn sàng làm phần việc của mình bằng cách công nhận chính phủ Bảo Đại và đồng ý với bất cứ yêu cầu viện trợ kinh tế và vũ khí của chính phủ ấy" [102, I, 63].

Ngày 1-7-1949, Quốc gia Việt Nam (État du Viêtnam) ra đời, do Bảo Đại làm quốc trưởng kiếm thủ tướng. Tuy Pháp "không trao cho Việt Nam quyền hạn và thế lực thực sự, Quốc gia Việt Nam trở thành một vật để nguy trang cho việc Pháp tiếp tục cai trị ở Đông Dương" [102, I, 59] như Tài liệu Lầu Năm Góc nhận định, Truman vẫn gửi tới Bảo Đại một thông điệp nhiệt liệt chào mừng việc thành lập của Quốc gia Việt Nam. Báo The New York Times viết: Mỹ "hy vọng rằng Quốc gia mới do Bảo Đại cầm đầu sẽ trở thành một pháo đài chống Cộng" ở Đông Nam Á [50, 86].

Tuy nhiên, Quốc hội Pháp chưa chịu phê chuẩn Hiệp định Élysée. Truman cảm thấy khó chịu trước sự chần chừ của Pháp, cử ngoại trưởng Dean Acheson sang Paris (tháng 9- 1949). "Cuộc trao đổi đầu tiên của ông ta với bộ trưởng ngoại giao Pháp R. Schuman là vấn đề Đông Dương" [25, 29]. Acheson yếu cầu chính phủ Pháp tìm mọi cách hối thúc Quốc hội Pháp nhanh chóng phê chuẩn Hiệp định Élysée để chính phủ Bảo Đại có cơ sở pháp lý. Mặc

67

dù đang nhận viện trợ tiền bạc và vũ khí Mỹ để tiến hành chiến tranh ở Đông Dương,

"Schuman rất thận trọng trong khi bàn luận tình hình Đông Nam Á và không tỏ thái độ hoan nghênh đối với sự quan tâm của Mỹ" [25, 29].

Mười một tháng sau khi ký, Hiệp định Élysée mới được Quốc hội Pháp phê chuẩn ngày 2-2-1950. Đại sứ lưu động Philip c Jessup (đang có mặt tại Việt Nam) thay mặt Chính phủ Mỹ "bày tỏ đến Hoàng đế [sic] Bảo Đại những lời chúc mưng tốt đẹp nhất của chúng tôi vì sự phồn vinh và ổn định ở nước Việt Nam và hy vọng những quan hệ gần gũi hơn sẽ được thiết lập giữa Việt Nam và Mỹ" [102, I, 41]. Ngày 7-2, Mỹ là một trong những nước đầu tiên trên thế giới công nhận về mặt ngoại giao chính phủ Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại. Hơn thế nữa, "chính quyền Truman còn gây sức ép để các nước mới giành được độc lập trong vùng [châu Á] công nhận chính phủ Bảo Đại" [44, 181] nhưng phân lớn những nước này (như An Độ, Miên Điện, Thái Lan, Indonesia...) đều từ chối, vì họ cho rằng "chính phủ Bảo Đại chỉ là bù nhìn, không được nhân dân Việt Nam ủng hộ" [72, 330]. Điều đó làm cho ngoại trưởng Acheson nổi giận, ông nói: "Sự thờ ơ hoặc thiếu hiểu biết này có thể tỏ ra tai hại cho những nước này bởi vì chủ nghĩa cộng sản vẫn tiến lên không hề nao núng" [44, 181].

Thế là sau hơn hai năm rưỡi liên tục vận động của Mỹ (kể từ chuyến đi của William c.

Bullitt sang Hồng Rộng gặp Bảo Đại tháng 8-1947), "giải pháp Bảo Đại" trở thành hiện thực. Tuy nhiên quan điểm của Mỹ và Pháp về giải pháp ấy không phải hoàn toàn giống nhau. Pháp chỉ muốn Quốc gia Việt Nam là "một nước độc lập trên danh nghĩa" [44, 178], bị ràng buộc trong hai khuôn khổ "Các quốc gia liên kết" (États associés) và "Liên hiệp Pháp" (Union frangaise) dưới chiếc gậy chỉ huy của Paris, còn Bảo Đại chỉ là một bù nhìn không hơn không kém. Ngược lại, Mỹ đòi Pháp trao cho Quốc gia Việt Nam càng nhiều quyền hạn càng tốt - như Mỹ đã làm ở Philippines năm 1946 - để trước mắt, chính phủ Bảo Đại có thể ngăn chặn Cộng sản ở Việt Nam một cách hữu hiệu - như chính phủ Manuel Roxas chống phong trào Hukbalahap - và về lâu dài, Quốc gia Việt Nam thoát khỏi vòng kiểm soát của Pháp để nằm trong quỹ đạo của Mỹ.

Đồng thời với việc công nhận chính phủ Bảo Đại, Mỹ nâng tòa tổng lãnh sự ở Sài Gòn lên thành toa công sứ và đến tháng 7-1952 nâng tiếp lên thành toa đại sứ. Đổi lại, chính phủ Bảo Đại được mở một tòa đại sứ tại Washington, D.c. Các nhà nghiên cứu Mỹ Marvin Kalb và Elie Abel nhận xét: "Bức thông điệp ngoại giao [của Mỹ] thật rõ ràng: một quốc gia có chủ quyền bang giao với một quốc gia [có chủ quyền] khác. Ở Paris người ta tức giận khi

68

Một phần của tài liệu việt nam trong chính sách của mỹ từ 1940 đến 1956 (Trang 62 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(212 trang)