Tinh hình thực tế trong 16 năm ấy buộc Mỹ phải nhiều lần thay đổi biện pháp:
• Từ giữa 1940 đến giữa 1945: Mỹ tìm mọi cách để ngăn cản Pháp lập lại ách thống
"trị ở Việt Nam sau Thế chiến. Để thực hiện điều đó, Mỹ không phản đối Nhật tiến vào Việt Nam, từ chối giúp Pháp chống lại Nhật (1940), mật đàm với Nhật để chia chác quyền lợi ở Việt Nam (1941), đòi đặt nước Việt Nam hậu chiến dưới sự uy trị quốc tế (1942-1945).
142
• Từ giữa 1945 đến giữa 1954: Mỹ công nhận "chủ quyền" của Pháp ở Việt Nam, siúp Pháp tái chiếm Việt Nam, chống lại cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, chống lại việc kết thúc chiến tranh bằns con đường thương lượng.
• Từ giữa 1954 đến giữa 1956: Mỹ loại Pháp ra khỏi Miền Nam Việt Nam, thay thế ảnh hưởng của Pháp bằng thế lực của Mỹ tại đó, phá hoại Hiệp định Genève một cách có hệ thống, nhen lại ngọn lửa chiến tranh ở Việt Nam.
Để thực hiện một chính sách nhất quán, Mỹ phải dùng nhiều sách lược khác nhau. Các tác giả cuốn The Indochina Story (Câu chuyện Đông Dương) gọi những sách lược khác nhau đó là "các biến thể" (varỉants) của một chính sách [51,XXVI]. Vì không thấy tính nhất quán đó, tiến sĩ Bernard B. Fall cho rằng trong thời kỳ 1940-1961 Mỹ có nhiều chính sách khác nhau đối với Việt Nam (danh từ policies để ở số nhiều) và chia vụn thời kỳ đó thành 6 giai đoạn:
1.Chống Vichy( 1940-45) 2.Ủng hộ Việt Minh (1945-46) 3.Không dính líu (1946-6/1950) 4.ủng hộ Pháp (1950-1954)
5.Dính líu không mang tính cách quân sự (1954-11/1961) 6.Dính líu trực tiếp và toàn diện (từ 1961 trở đi) [173, 118]
Một trons nhữns nguyên nhân khiến Bernard B. Fall và một số sử gia phương Tây khác không nhận ra bản chất đích thực của chính sách Mỹ đối với Việt Nam. Trong thời kỳ này là vì các nước thực dân - kể cả thực dân cũ lẫn thực dân mới - luôn che đậy ý đồ và hành động của mình dưới những chiếu bài hoa mỹ.
Chẳng hạn, khi đem quân xâm lược nước ta, thực dân Pháp tuyên bố nhằm "bảo vệ giáo sĩ và siáo dân", giúp Giáo hội "mở rộng nước Chúa" v.v... mặc dù triều đình Pháp lúc đó nổi tiếng "chống Thiên Chúa giáo, bài bác giáo sĩ (antireligieiux, anticlérical), trục xuất hàng ngàn tu sĩ" [36, 119]. Trong lúc họ đàn áp và bóc lột nhân dân ta một cách dã man, chủ trương ngu dân và đầu độc đồng bào ta bằng rượu cồn và thuốc phiện, thì họ vẫn rêu rao "sứ mệnh khai hóa" (mission civilisatrice) ở Việt Nam!
143
Huống chi thực dàn mới là thực dân giấu mặt! Không bao giờ những người cầm đầu chính phủ Mỹ thừa nhận họ có những chủ tâm đế quốc chủ nghĩa đối với các nước khác.
Ngay cả khi họ chiếm Philippines làm thuộc địa trong gần nửa thế kỷ (1899-1946), đàn áp đẫm máu các cuộc khởi nghĩa giành độc lập của nhân dân Philippines, tổng thống Mỹ William McKinley (1897-1901) vẫn nói một cách rất đạo đức giả: "Quả thực tôi chẳng muốn Philippines một tí nào, nhưng khi nước này rơi vào tay chúng ta như của trời cho thì chúng ta không có lựa chọn nào khác là giữ lấy nước đó, dạy dỗ và giúp đỡ nước đó hết mình" [133, 14].
Ở châu Mỹ la-tinh, Mỹ nêu ra chiêu bài "Châu Mỹ của người Châu Mỹ" (Amerìca for Americons), thực chất là muốn đóng cửa các nước Mỹ la-tinh đối với các đế quốc châu Âu và biến các nước đó thành "một khu vực dành riêng của Mỹ" (a preserve of the united States) [49bis, 9]. Song lúc muốn chen chân một cách muộn màng vào Trung Hoa, Mỹ nêu chiêu bài ngược lại, "chính sách Cửa mở" (the Open Door policy), để đòi mở cửa thị trường mênh mông này cho Mỹ-có "cơ hội đồng đều" (equal opportunities) với các đế quốc đã vào trước.
Từ lâu, Mỹ muốn bành trướng thế lực vào Việt Nam, nhưng vấp phải một trở ngại lớn:
thực dân Pháp đã là "người chủ" Việt Nam từ nửa sau thế kỷ XIX. Do đó, để có thể chen chân vào Việt Nam, Mỹ đề nghị với Nhật "trung lập hoa" Đông Dươns với lời cam kết cả Mỹ lẫn Nhật đều hưởng "quyền có mọi nguồn cung cấp và nguyên liệu từ Đông Dương trên cơ sở ngang bằng" [113, 85]. Rõ ràng Mỹ muốn sử dụng lại ở Việt Nam "chính sách Cửa mở" với nguyên tắc "Cơ hội đồng đều" mà Mỹ từng đề xướng khi muốn đặt chân lên đất Trung Hoa 4 thập niên trước.
Khi chiêu bài "trung lập hóa" thất bại vì không được Nhật hưởng ứng, Mỹ chuyển sang chủ trương đặt Đông Dương (trong đó có Việt Nam) sau Thế chiến dưới sự uy trị quốc tế. Để tạo cớ cho chủ trương mới này, Mỹ đưa ra chiêu bài ''chống thực dân" (anti- colonlalism). Trong những năm cuối đời mình, bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu, tổng thống Franklin D. Roosevelt đều lớn tiếng đả kích chủ nghĩa thực dân Pháp:
• "Người Pháp có mặt tại Đông Dương từ khoảng 1832 [sic] và họ đã làm rất ít để cải thiện điều kiện [sống] của người bản xứ" (nói tại cuộc họp của Hội đồng chiến tranh Thái Bình Dương, tháng 12-1942, trước mặt các đại biểu Mỹ, Trung Hoa, Philippines, Australia, New Zealand và Canada) [72, 71].
144
• "Người bản xứ Đông Dương đã bị chà đạp một cách: trắng trợn đến độ họ tự nghĩ:
Bất cứ điều gì cũng tối hơn là sống dưới sự cai trị thực dân của Pháp" (nói với con trai Elliott, tháng 1-1943) [141, 115].
• "Người Pháp đã có mặt ở đó gần một trăm năm, tuyệt đối chẳng làm một điều gì nhầm cải thiện số phận của dân chúng ... Cứ mỗi pound họ đem ra khỏi nơi ấy thì có lẽ họ chỉ đặt vào đó một shilling [tức 1/12 của pound]... Chúng ta phải giúp đỡ 35 triệu người dân Đông Dương" (nói ngày 21-7-1943 tại Nhà Trắng trước các thành viên của Hội đồng chiến tranh Thái Bình Dương) [44, 76].
• "Sau 100 năm Pháp cai trị Đông Dương, người dân [sống] tồi tệ hơn trước đó" (nói với nguyên soái Liên Xô Stalin ngày 28-11-1943 tại Hội nghị Teheran, Iran) [44,77; 72,81].
• " Pháp có được xứ này - 30 triệu dân - trong gần 100 năm, nhưng người dân [sống]
tồi rê hơn lúc bắt đầu (...). Pháp đã bòn rút xứ này trong 100 năm. Người dân Đông Dương có quyền [hưởng] một điều gì đó tối hơn thế" (viết trong thư đề ngày 24-1-1944 gửi ngoại trưởng Mỹ Cordell Hull) [102, I, 10].
• "Dưới sự cai trị của Pháp, Đông Dương chẳng có mội tiến bộ nào" (phát biểu tại Hội nshị Yalta, Liên Xô, giữa ba cường quốc Liên Xô - Mỹ -Anh, từ 4 đến 12-2-1945).
• 'Tứ khỉ Pháp có thuộc địa này, họ chẳng làm gì để cải thiện người bản xứ" (nói với nguyên soái Stalin và ngoại trưởng Liên Xô Molotov ngày 8-2-1945 tại điện Livadia) [189].
v.v... và v.v...
Ngày 27-10-1945 tại Central Park (New York), người kế vị Roosevelt là Truman tuyên bố: ''Chúng tôi tin rằng chủ quyền và sự tự quản sẽ được trao trả lại cho tất cả các dân tộc đã bị tước đoạt bằng vũ lực.
Chúng tôi tin rằns mọi dân tộc đã được chuẩn bị để tự quản phải được phép lựa chọn hình thức chính quyền của riêng họ bằng sự lựa chọn tự do, không có sự can thiệp nào từ bên ngoài. Điều đó đúng ở châu Âu, châu Á, châu Phi cũng như ở Tây bán cầu (...)
Chúng tôi sẽ từ chối thừa nhận bất cứ chính phủ nào do cường quốc bên ngoài dùng vũ lực áp đặt lên một dân tộc khác" [112, I, 589-560].
Để minh hoa cho tuyên bố nói trên, các tác giả Tài liệu Lầu Năm Góc cố làm cho người đọc tin rằng Truman cũng "chống chủ nghĩa thực dân" không kém người tiền nhiệm của mình. Theo các tác giả đó, "chính phủ Truman đã từ chối yêu cầu của Pháp xin Mỹ cấp
145
máy bay và tàu để chở quân Pháp đến Đông Dương, đồng thời cũng bác bỏ các yêu cầu xin Mỹ cấp vũ khí để giúp Pháp đánh Việt Minh" và "ngay cả khi Pháp thỏa thuận với vua Bảo Đại cho Việt Nam độc lập trong khối Liên hiệp Pháp, chính quyền Truman vẫn chưa chịu ủng hộ việc đó vì sợ Bảo Đại còn quá yếu và nhiễm phải chủ nghĩa thực dân của Pháp" [loi.
5-9] v.v... và v.v...
Trong hồi ký của mình, tổng thống Eisenhower tự đề cao nước Mỹ là "cường quốc chống chủ nghĩa thực dân mạnh nhất" (the most powerful of the anticolonial powers) [64, 451]. Giải thích vì sao Mỹ không thực hiện âm mưu can thiệp quân sự trực tiếp vào Việt Nam trong thời gian trước, trong và sau sự kiện Điện Biên Phủ, Eisenhower viết: "Lý do mạnh nhất để Mỹ từ chối đáp ứng các lời kêu cứu của Pháp là truyền thống chống chủ nghĩa thực dân của chúng ta" [64, 451]!
Một số nhà sử học ở Mỹ hay ở Miền Nam Việt Nam trước 1975 cả tin ở chiêu bài
"chống chủ nghĩa thực dân" của Mỹ. Chẳng hạn Stanley Karnow cho rằng: "Từng chiến đấu chống lại chủ nghĩa thực dân Anh, lẽ tự.nhiên Mỹ không thích đi nô dịch những dân tộc khác" [133, 13], hoặc Nguyễn Phương, (trưởng Ban sử học Trường Đại học văn khoa Huế trước 1975) không tiếc lời ca ngợi "Mỹ là một nước phản thực dân có tiếng". Theo ông,
"Trước kia là thuộc địa Anh, dân tộc Mỹ đã am hiểu nồi khổ thống [sic] của bọn dân bị trị.
Từ khi trở nên một cường quốc, Mỹ vốn bênh vực những quốc gia nhược tiểu", vì vậy,
"chính sách tổng quát của Mỹ là phản đế quốc, phản thực dân" [23, 10-11].
Song chính các nhà sử học Mỹ đã phản bác các ý kiến trên. Peter A. Poole viết: "Chính là chính sách sức mạnh, chứ không phải là việc chống chủ nghĩa thực dân, đã làm cho Roosevelt dính líu tới vấn đề Đông Dương vào lúc sắp nổ ra cuộc chiến tranh thế giới thứ hai" [25, 10], còn Neil Sheehan khẳng định: "Lịch sử phổ cập thường nói rằng Hoa Kỳ chống lại chủ nghĩa thực dân của người Âu ở châu Ả. Đó chỉ là huyền thoại (...). Hoa Kỳ với tư cách là một nước, qua chính phủ của mình, đã không hề tìm cách tháo dỡ hệ thống thuộc địa của các nước đế quốc châu Âu sau Thế chiến thứ hai" [28, 201].
Như thế, những lời tuyên bố "chống chủ nghĩa thực dân" khá hùng hồn của những người cầm đầu chính phủ Mỹ chỉ nhằm che đậy bản chất thực sự của họ, như chính khách Mỹ William z. Foster đã chỉ ra: "Nói rằng nước Mỹ chống chủ nghĩa thực dân thì chỉ là lừa dối người ta mà thôi. Chủ nghĩa thực dân kiểu đặc biệt của Phố U-ôn [Wall Street] ban cho các nước bị nó chiếm làm thuộc địa một cái bóng độc lập chính trị. Nó là một thứ chủ nghĩa
146
thực dân nhãn hiệu mới nhằm mục đích che mờ yêu sách của nhân dân đòi giải phóng dân tộc" [10, 507].
Mặt khác, cũng như các khẩu hiệu "Châu Mỹ của người châu Mỹ" và "'chính sách Cửa mở", chiêu bài "chống chủ nghĩa thực dân" ở Việt Nam trong những năm 1940-1945 và 1954-1956 nằm trong ậm mưu của Mỹ "chia lại thế giới đã bị chia rồi" ựedivision oỊthe already divided world). Theo nhà sử học Mỹ gốc Pháp Bernard B. Fall, các nhà cầm quyền Mỹ chỉ trích chủ nghĩa thực dân Pháp "vì Pháp đã cai trị Đông Dương một cách tồi tệ, nên bước lô-gíc tiếp theo là ngân cản Pháp đòi lại chủ quyền của họ tại xứ này và thay bằng một chính quyền khác” [173,125] do Mỹ dựng lên. Viên tướng Pháp Henri Navarre cũng chỉ ra:
"Cái gọi là chống chủ nghĩa thực dân mà Mỹ rêu rao chẳng qua chỉ là một chính sách rất thực dụng với những động cơ rất phức tạp và hoàn toàn vụ lợi. che đậy dưới nhãn hiệu "giải phóng các dân tộc bị áp bức". Chính sách đó trước hết nhằm xây dựng một đế quốc Mỹ (...) trên sự đổ nát của các đế quốc châu Âu" [140, 319].
Một số tác giả Việt Nam có cùng suy nghĩ như trên. Theo Võ Việt Quốc, "mối quan tâm của các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ không phải là giành độc lập và chủ quyền quốc gia cho Việt Nam, nhưng là mưu toan loại bỏ ảnh hưởng của Pháp ra khỏi Việt Nam để bành trướng thế lực của họ", nói một cách khác, để "thay ách thực dân Pháp bằng cái ách của cái gọi là
"thế giới tự do" có lẽ còn nặng nề hơn và khó thoát hơn, vì ách này giàu thế lực hơn Và tinh vi hơn" [155, 7-8]. Phạm Xanh cũng cho rằng việc Roosevelt đả kích thực dân Pháp "không phải là thiện ý của ông đối với số phận của Đông Dương, mà chính là một sách lược thể hiện một âm mưu, một dã tâm của thế lực bành trướng Mỹ muốn có chân tại Đông Dương mà xưa nay chưa thực hiện được" [158, 28].
Vì "chống chủ nghĩa thực dân" chỉ là chiêu bài không hơn không kém, nên khi nó không còn phù hợp với tình hình mới, chính phủ Mỹ không ngần ngại vất bỏ nó để thay bằng chiêu bài khác. Vào cuối chiến tranh thế giới lần thứ II, Mỹ không nhữns không chống chủ nghĩa thực dân mà, ngược lại, còn giúp lập lại chủ nghĩa thực dân - dưới một hình thức tinh vi hơn, kín đáo hơn - ở Việt Nam đến độ - như John J. Sbrega nhận xét - Mỹ "trở nên gắn bó chặt chẽ với việc phươns Tây đàn áp những nguyện vọng độc lập chính đáng của người châu Á" [172, 107]. Trong thư xin từ chức gửi tổng thống Truman ngày 26-11-1945, đại sứ Mỹ tại Trung Hoa Patrick J. Hurley chỉ trích chính phủ Mỹ "bỏ rơi các lý tưởng của Hiến chương Đại Tây Dương và bảo đảm một cách rõ ràng cho việc lập lại đế quốc ở châu Á" [105, 115]. Ngày 13-12-1945, Charles Yost, cố vấn chính trị của Mỹ ở Thái Lan, viết
147
cho ngoại trưởng James F. Byrnes: "Nhân dân Indonesia và Đông Dương cảm thấy vỡ mộng trước việc Mỹ không ủng hộ yêu sách đòi độc lập của họ. Họ nghĩ rằng Mỹ có ý định chiều theo Anh, Pháp và Hà Lan" [105, 116].
Bỏ chiêu bài "chống chủ nghĩa thực dân", Mỹ xoay một vòng 180°, công nhận "chủ quyền" của Pháp ở Việt Nam, ủng hộ và giúp đỡ Pháp lập lại ách thống trị thực dân tại Việt Nam. Ngoài những lý do liên quan đến chiến tranh lạnh trên trường quốc tế, đến nội tình chính trị ở Pháp như đã trình bày ở chương 2 của Luận án, theo Noam Chomsky, giáo sư Viện công nghệ Massachusetts, Mỹ muốn "buộc Đông Dương phải nằm trong hệ thống toàn cầu do Mỹ lãnh đạo". Thế nhưng những người lãnh đạo cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam "muốn có sự phát triển độc lập", "phát triển bên ngoài ảnh hưởng của Mỹ - một điều [Mỹ] không thể chấp nhận được". Do đó, "người Việt Nam phải bị trừng phạt vì dám chống lại sức mạnh của Mỹ". Trong thâm tâm, Mỹ sợ "sự phát triển thành công của Việt Nam sẽ tạo ra một mẫu hình mới cho các quốc gia khác trong khu vực". Chính vì sợ "con virút [Việt Nam] sẽ xâm nhập toàn khu vực" nên Mỹ tìm cách "triệt phá nó, sau đó tiêm kháng sinh để bệnh tật không lan ra được. Đó cũng là chiến lược căn bản của Mỹ đối với thế giới thứ ba" [6, 50-51].
Trong bối cảnh chiến tranh lạnh lúc đó, Mỹ xem "phát triển bên nsoài ảnh hưởng của Mỹ" là theo Cộng sản và chống Mỹ. Do đó, Mỹ chủ trương "loại trừ càng xa càng tốt ảnh hưởng của Cộng sản ở Đông Dương" [44,172]. Mỹ giương lá cờ "chống Cộng sản, bảo vệ Thế giới tự do" ở Việt Nam, giúp Pháp tiến hành-cuộc chiến tranh 1945-1954 chống lại nhân dân ba nước Đông Dương. Mỹ không xem đó là cuộc chiến tranh tái chiếm thuộc địa mà là, một bộ phận của cuộc "thánh chiến chống Cộng sản" (the anti-Communist crusade) do Mỹ phát động trên quy mô toàn cầu. Nhà yêu nước Hồ Chí Minh bị ngoại trưởng Mỹ Dean Acheson xem như là "kẻ tử thù của nền độc lập bản xứ ở Đông Dương'' (the mortai enemy of native independence in Indochina) [175, 244]. Ngược lại, Mỹ không tiếc lời ca ngợi "công trạng" của Pháp ở Đông Dương;
"Thế giới tự do phải biết ơn Pháp và các lực lượng của Các quốc gia liên kết [Đông Dương] về những hy sinh to lớn của họ cho chính nghĩa tự do, chống lại xâm lăng cộng sản"
(phó tổng thống Nixon, 23-12-1953) [179, 12]
148
"Bằng nhiều cách, Mỹ bày tỏ thiện cảm của mình đối với cuộc chiên đấu hào hùng mà lực lượng Pháp và Các quốc gia liên kết đang tiến hành ở Đông Dương" (ngoại trưởng Dulles, 29-3-1954) [180, 540]
Giữa lúc quân viễn chinh Pháp đang hấp hối trong tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, đích thân Eisenhower viết thư cho các tướng lĩnh Pháp để "kính chào lòng dũng cảm và sức chịu đựng của viên chỉ huy [tướng De Castries] và các chiến sĩ đang bảo vệ Điện Biên Phủ", bày tỏ lòng "ngưỡng mộ sậu sắc nhất đối với cuộc chiến đấu gan dạ và tháo vát mà quân đội Pháp, [Quốc gia] Việt Nam và các thành viên khác của Liên hiệp Pháp đang tiến hành ở đó", ca ngợi "những chiến sĩ này, trung thành với những truyền thống vĩ đại của họ, đang bảo vệ chính nghĩa tự do của con người và đang chứng minh,bằng một cách đúng đắn nhất những phẩm chất mà sự sống còn của Thế giới tự do tuy thuộc vào đó" [64, 430].
Thực chất của cái "Thế giới tự do" mà những nhà cầm quyền nước Mỹ ra sức bảo vệ là gì? Một tác giả Mỹ, Neil Sheehan, giải thích: Thế giới đó "gồm những nước được bảo trợ bằng sức mạnh quân sự của Mỹ, thừa nhận quyền lãnh đạo của Mỹ trong các vấn đề quốc tế, và hội nhập vào một trật tự kinh tế trong đó đồng đô-la đóng vai trò đồng tiền trao đổi chủ yếu và nền kinh doanh Mỹ chiếm ưu thế", vẫn theo Neil Sheehan, tại những nước đó, Mỹ dựng lên "những chính phủ địa phương ngoan ngoãn tuân theo ý muốn của Mỹ, và nếu có thể được, sẽ do Mỹ giật dây gián tiếp ở hậu trường. Washington muốn có những chế độ bản xứ hoạt động như những đại diện cho quyền lực của Mỹ. Mục đích là thống trị các nước đồns minh và phụ thuộc, thực hiện ý muốn của nước đế quốc trong các vấn đề thế giới mà không cần đến cấu trúc của chủ nghĩa thuộc địa kiểu cũ" [28, 176-177].
Thay cho cấu trúc của chủ nghĩa thuộc địa kiểu cũ là cấu trúc của chủ nghĩa thực dân kiểu mới được Henri Navarre mô tả như sau: "Không có toàn quyền, không có côns sứ, cũng không có cao uy. Chỉ có đại sứ Mỹ, nhưng sẽ không làm 21 được nếu viên đại sứ đó không đồng ý. Dân các nước được Mỹ viện trợ cứ tưởng rà nơ mình được tự do vì họ được những người cùng nòi giống với họ cai trị. Họ có biết đâu rằng những người này chỉ là những con rối dưới bàn tay điều khiển của đại sứ Mỹ" [147, 330-331].
Mỹ muốn Việt Nam trở thành một nước "tự do" như thế. Và khi người Việt Nam không chấp nhận một nền "tự do" theo kiểu Mỹ, "muốn có sự phát triển độc lập", Mỹ hai lần "trừng phạt" Việt Nam – như Noam Chomsky đã nói.
149