CHƯƠNG 2: MỸ GIÚP PHÁP ĐẶT LẠI ÁCH THỐNG TRỊ Ở VIỆT
2.1. MỸ GIÚP PHÁP TÁI CHIẾM VIỆT NAM
2.1.1. MỸ MUỐN LOẠI BỎ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Trong con mắt những người cầm đầu nước Mỹ sau Thế chiến thứ hai, "Việt Nam sắp sửa trở thành một con tốt trên bàn cờ lớn toàn cầu của cuộc chiến tranh lạnh mới phát sinh giữa hai khối Đông và Tây" [97, 65].
Chỉ một tuần sau khi chiến tranh kết thúc, ngày 21-8-1949, chủ tịch Chính phủ lâm thời Pháp De Gaulle cùng ngoại trưởng Georges Bidault bay sang Washington, D.C. gặp tổng thống Mỹ Truman và ngoại trưởng James F. Byrnes.
Khác với thái độ lạnh lùng và nghi kỵ thời Roosevelt, trong cuộc hội đàm ngày 24-8, Truman "cho rằng từ nay trở đi, sự chống đối giữa thế giới tự do và thế giới Xô-viết vượt lên trên tất cả. Vì vậy, điều chủ yếu là tránh những chuyện tranh cãi giữa các nước [tư bản chủ nghĩa] với nhau và những xáo động cách mạng để tất cả những gì không phải là cộng sản không trở thành cộng sản" [131, III, 245].
Rõ ràng Mỹ muốn lôi kéo Pháp tham gia vào một liên minh chống Cộng -đo Mỹ cầm đầu - nhằm ngăn chặn sự bành trướng ảnh hưởng của Liên Xô ở châu Âu, như một tuyên bố sau này của Bộ ngoại giao Mỹ khẳng định: "Chúng ta sẽ có lợi khi duy trì ở vị trí cầm quyền một chính phủ Pháp hữu nghị [với Mỹ] để giúp chúng ta trong việc xúc tiến những mục đích của chúng ta ở châu Âu" [72, 321].
Nửa thế kỷ sau, Robert McNamara cũng thừa nhận: lúc đó Mỹ "sợ rằng một sự rạn nứt trong quan hệ Mỹ - Pháp có thể làm cho việc ngăn chặn Liên Xô bành trướng ở châu Âu trở nên khó khăn hơn" [19,31]-
Hơn nữa, lúc đó, "một sự tiếp quản [chính quyền] của Cộng sản ở Pháp là một khả năng thực sự", như nhận định của Tài liệu Lầu Năm Góc [102, I, 76]. Đảng cộng sản Pháp đã tích cực tham gia cuộc kháng chiến giải phóng nước Pháp khỏi ách chiếm đóng của Đức quốc xã, 75000 đảìig viên hy sinh, trong đó hàng vạn người bị xử bắn, nên Đảng cộng sản Pháp được mệnh danh là "Đảng của những người bị xử bắn" (le Parti des fusillés) [146,111,295]. Vì vậy, trong cuộc bầu cử Quốc hội lập hiến ngày 21-10-1945, Đảng được cử tri Pháp tin tưởng, dồn nhiều phiếu nhất (hơn 5 triệu phiếu), trở thành "chính đảng lớn nhất trong nước" như Tài liệu Lầu Năm Góc thừa nhận [102, I, 76]. Nhiều cán bộ của Đảng giữ các ghế bộ trưởng trong các chính phủ liên hiệp của De Gaulle, Félix Gouin, Georges
55
Bidault, Paul Ramadier; tổng bí thư của Đảng Maurice Thorez có lúc làm phó thủ tướng.
Robert S. McNamara viết: "Đối với những người vạch ra chính sách ở Washington, bao gồm cả tổng thống Truman (...), nước Pháp vừa được giải phóng có thể gặp nguy cơ bị Cộng sản tiếp quản bằng các cuộc bầu cử hay các biện pháp khác” [97, 64]. Nhà sử học Mỹ gốc Pháp Bernard B. Fall nhận xét tương tự: "Trong số các cường quốc thực dân ở Viễn Đông (Anh, Hà Lan, Mỹ và Pháp), Pháp là nước duy nhất có thể rơi vào sự kiểm soát của cộng sản. Đế quốc thực dân của Pháp khi đó sẽ đi theo chính quốc và gia nhập khối Xô- viết" [137, 228].
Trong khi đó, ở Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh do Hồ Chí Minh đúng đầu, Cách mạng tháng Tám thành công. Mặc dù biết
"Hồ Chí Minh - dưới bĩ đanh Licius - đã cung cấp cho tổ chức tình báo Mỹ oss những tin tức tình báo về lực lượng Nhật Bản và (...) các du kích quân của ông đã cứu thoát 17 phi công Mỹ bị bắn hạ" [190, 22], đại sứ Mỹ ở Trung Hoa Patrick J. Hurley "tỏ ra không vừa lòng với Hồ Chí Minh và việc cộng sản nắm chính quyền ở Việt Nam" [105, 265] vì -theo ông - Việt Minh là "một ổ Cộng sản" [105, 232], là "sự mở rộng của mối đe doa đỏ ở phương Đông của Mao Trạch Đông" [105, 238]. Tuy Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoa bao gồm các nhà yêu nước thuộc nhiều khuynh hướng chính trị khác nhau, giám đốc tổ chức tình báo Mỹ oss William J. Donovan cho rằng "các lãnh tụ của Chính phủ lâm thời An Nam [sic] bị các phần tử cộng sản làm cho chệch lối" [44, 142].
Cuối cùng, "Bộ ngoại giao [Mỹ] kết luận rằng một chính phủ ở Đông Dương bị Việt Minh thống trị có thể có hại cho quyền lợi của Mỹ" [74, 207].
Cuối tháng 11-1946, đại sứ Mỹ ở Pháp Jefferson Caffery thông báo với Bộ ngoại giao Mỹ rằng người Pháp có "chứng cứ rõ ràng rằng Hồ Chí Minh liên lạc trực tiếp với Mockba, nhận những lời khuyên cáo và chỉ thị của Liên Xô" [44, 145].
Đầu tháng 12 năm đó, Bộ ngoại giao Mỹ cử Abbott L. Moffat, vụ trưởng Vụ Đông Nam Á, sang Đông Dương để tìm hiểu tại chỗ. Ngày 3-12, ông đến Sài Gòn, tiếp xúc với các viên chức Pháp. Ngày 5-12, từ-Washington, D.C., thứ trưởng Bộ ngoại giao Dean Acheson gửi điện sang nhắc nhở ông phải "lưu ý: lý lịch rõ ràng của Hồ Chí Minh như là một tay sai của Cộng sản quốc tế, không có bằng chứng hiển nhiên nào về việc ông Hồ công khai từ bỏ những mối liên kết với Mockba, tình hình chính trị lộn xộn ở Pháp và sự ủng hộ của Đảng cộng sản đối với ông Hồ". Acheson nhấn mạnh: "Việc thiết lập một Nhà nước ở
56
Đông Dương bị cộng sản thống trị và định hướng theo Mockba là tình huống không đáng mong ước nhất" [102, I, 20-21].
Trong báo cáo ngày 15-12 gửi về Washington, "Moffat cho rằng Việt Minh là một tay sai của Liên Xô (...), nước Việt Nam dân chủ cộng hoa bị một nhóm nhỏ cộng sản kiểm soát, nhóm này có thể có liên lạc trực tiếp với Liên Xô và Trung Cộng, và có lẽ đang tìm cách thành lập một quốc gia cộng sản ở Việt Nam" [74,203]. Moffat đề nghị: "Cần phải duy trì người Pháp để chống lại ảnh hưởng của Liên Xô và Trung Cộng ở Đông Nam Á" [74, 205].
Về nước, Moffat phát biểu trước uỷ ban đối ngoại của Thượng viện Mỹ: Hồ Chí Minh
"là một người cộng sản tin tưởng rằng chủ nghĩa cộng sản sẽ mang lại niềm hy vọng tốt đẹp nhất cho dân tộc Việt Nam" [103, II, 7].
Chỉ thị ngày 3-2-1947 của ngoại trưởng Mỹ George C. Marshall gửi đại sứ J. Caffery viết: "Chúng ta phải thấy rằng Hồ Chí Minh có liên hệ trực tiếp với cộng sản và rõ ràng rằng chúng ta không thích thú gì khi thấy chính quyền của đế quốc thực dân [Pháp] bị thay thế bởi triết lý và những tổ chức chính trị bắt nguồn từ Kremlin và bị Kremlin kiểm soát" [102, I, 4].
Tháng 7-1947, lãnh sự Mỹ ở Sài Gòn Charles S. Reed báo cáo: "Không có bằng cớ cho thấy Hồ Chí Minh đã từ bỏ sự đào tạo cộng sản của ông", do đó "sự lãnh đạo sinh động của ông có thể đưa đến sự ra đời của một quốc gia cộng sản ở Việt Nam đối kháng với quyền lợi của Mỹ" [44, 167].
Tháng 6-1948, tại một hội nghị ở Bangkok (Thái Lan), tổng lãnh sự Mỹ ở Sài Gòn George Abbott nói: "Xung quanh Hồ Chí Minh là một nhóm những người cộng sản An Nam [sic] tuy ít nhưng có năng lực. Ông Hồ cùng với họ kiểm soát một cách có hiệu quả chính phủ và quân đội Việt Minh" [44, 172].
Tháng 7-1948, một tài liệu của Bộ ngoại giao Mỹ viết: "Hồ Chí Minh là cộng sản. Hồ sơ trong một thời gian dài và được nhiều người biết đến của ông tại Quốc tế cộng sản trong những thập niên 30 và 40, việc tờ báo L’Humanité của Đảng cộng sản Pháp từ 1945 liên tục ủng hộ ông, việc Đài phát thanh Mockba ca ngợi ông (trong 6 tháng qua đài này ngày càng chú ý tới Đông Dương) và việc sách báo ở Nga gần đây cũng như tờ báo Daily Worker [của Đảng cộng sản Anh] gọi ông là "người cộng sản hàng đầu" khiến cho bất cứ kết luận nào
57
khác [với kết luận "Hồ Chí Minh là cộng sản"] chỉ là chuyện lấy ước mơ làm sự thật" [102, I, 4-5].
Với nhận định như thế, phía Mỹ không trả lời ít nhất 8 thông điệp mà Hồ Chí Minh đã gửi cho tổng thống hay ngoại trưởng Mỹ trong khoảng thời gian từ tháng 10-1945 đến tháng 2-1946 đề nghị Mỹ can thiệp để ngăn chặn bàn tay xâm lược của Pháp và giúp đỡ nhân dân Việt Nam bảo vệ nền độc lập.
Tuyên bố ngày 27-9-1948 của Bộ ngoại giao Mỹ đi đến kết luận: chính sách của Mỹ là
"loại trừ càng xa càng tốt ảnh hưởng của Cộng sản ở Đông Dương" [44, 172].
Robert McNamara viết trong hồi ký: "Mỹ coi Đông Dương là một bộ phận cần thiết ương chính sách ngăn chặn của chúng ta, một bức tường thành quan trọng trong chiến tranh lạnh" [19, 43]. Trước mắt, Mỹ đang tập trung lực lượng và chú ý cho việc ngăn chặn Cộng sản ở châu Âu - khu vực ưu tiên số một theo chủ trương "Châu Âu trước hết" - nên Mỹ quyết định giúp Pháp chiếm lại và giữ lây "bức tường thành" ấy, để duy trì Việt Nam trong vùng ảnh hưởng của Mỹ.