CHƯƠNG 1: VIỆT NAM TRONG CHÍNH SÁCH CỦA MỸ THỜI CHIẾN TRANH THẾ GIỚI LẦN THỨ II (từ giữa năm 1940 đến giữa
1.2. VIỆT NAM TRONG QUAN HỆ MỸ - PHÁP
1.2.1. MỸ TÌM MỌI CÁCH LOẠI PHÁP KHỎI VIỆT NAM
1.2.1.1. MỸ NGĂN CẢN PHÁP CÓ TIẾNG NÓI TẠI CÁC DIỄN ĐÀN QUỐC TẾ
Mặc dù tướng De Gaulle ngay từ 18-6-1940 đã hô hào kháng chiến chống Đức - Ý, thành lập Uy ban giải phóng dân tộc Pháp (Comité francais de libération nationale, 3-6- 1943 - chuyển thành Chính phủ lâm thời Pháp từ 2-6-1944), nhưng "nước Pháp tự do" (La France Libre, thành lập 18-6-1940 -đổi thành "nước Pháp chiến đấu" (La France Combattante) từ 13-6-1942) vẫn không được mời tham dự các hội nghị quốc tế giữa các cường quốc Mỹ - Anh - Liên Xô (tại Mockba từ 29-9 đến 1-10-1941 và từ 19-10 đến 3-11- 1943 [cấp ngoại trưởng], tại Teheran từ 28-11 đến 1-12-1943 [cấp nguyên thủ]) để bàn việc phối hợp hành động chống phe Trục phát-xít. Pháp cũng không có mặt trong số 26 nước ký
35
bản Tuyên bố của Các quốc gia liên hiệp ngày 1-1-1942 tại Washington, D.c. cam kết tiếp tục các nỗ lực chiến tranh và không ký hoa ước riêng rẻ với các nước phe Trục. Thâm ý của Mỹ là không cho Pháp chính thức tham gia Đồng minh chống phát-xít để Pháp không có cớ quay trở lại Đông Dương sau chiến tranh!
Ngày 25-8-1944, Paris được giải phóng khỏi ách chiếm đóng của Đức quốc xã. Chính phủ De Gaulle trở về Paris, cải tổ (9-9-1944) và được Mỹ công nhận (10-1944). Tuy vậy, Pháp cũng không được mời tham dự các hội nghị thượng đỉnh ở Yalta (Liên Xô) từ 4 đến 11-2-1945 và ở Potsdam (Đức) từ 17-7 đến 2-8-1945 với Mỹ, Anh, Liên Xô để bàn việc thiết lập một trật tự mới trên thế giới sau chiến tranh, thực chất là phân chia quyền lợi giữa các cường quốc với nhau. Do đó, mãi gần đến ngày Nhật đầu hàng Đồng Minh, De Gaulle mới biết Hội nghị Potsdam đã quyết định loại Pháp ra khỏi việc giải giới và hồi hương quân Nhật ở Đông Dương!
1.2.1.2. MỸ NGĂN CẢN PHÁP THAM CHIẾN Ở ĐÔNG DƯƠNG
Biết Mỹ muốn gạt Pháp ra khỏi Đông Dương, phe De Gaulle tìm mọi cách tham gia đánh Nhật ở đó đặng "vấy máu ăn phần". De Gaulle viết: "Biết được ác ý của các đồng minh, nhất là Mỹ, đối với địa vị của chúng ta ở Viễn Đông, tôi cho là cốt yếu rằng cuộc chiến ở đó không được kết thúc mà chúng ta không trở thành những người tham chiến (...) Nếu chúng ta tham chiến (...) thì máu của người Pháp đổ xuống mảnh đất Đông Dương sẽ là một danh nghĩa vĩ đại cho chúng ta. Vì vậy tôi muốn rằng quân đội của chúng ta chiến đấu [ở Đông Dương], mặc dù tình trạng của họ là vô vọng" [138, III, 195].
Tháng 9-1943, De Gaulle lập Đạo quân viễn chinh Pháp ở Viễn Đông CEFEO (từ 1-1- 1944 đổi tên thành Lực lượng viễn chinh Pháp ở Viễn Đông FEFEO) do tướng Roger C.
Blaizot chỉ huy. Nhưng De Gaulle "lực bất tòng tâm" không tìm đâu ra vũ khí và tàu bè để ưang bị và chở quân qua Đông Dương nên tháng 10-1943 đề nghị Tổng hành dinh Lực lượng Đồng minh AFHQ giúp đỡ. Lời đề nghị đó bị Mỹ thẳng thừng khước từ.
Cũng trong tháng 10-1943, trung tướng Pháp Émile-Marie Béthouart xin đại tướng Mỹ George Marshall cho Pháp tham gia Hội đồng chiến tranh Thái Bình Dương PWC, nhưng Mỹ không chấp thuận.
Sau ngày Paris được giải phóng, Chính phủ lâm thời Pháp do tướng De Gaulle đứng đầu đẩy mạnh hơn nữa việc chuẩn bị tái chiếm Đông Dương, vì "sự thu hồi ngay lãnh thổ đẹp đẽ này có thể sẽ tạo ra một món tiền bổ sung đáng kể cho việc phục hưng kinh tế của
36
nước Pháp" [151, 49]. Chính phủ lâm thời thành lập Uỷ ban hành động dải phóng Đông Dương (Comité d'action pour la libération de l’ Indochine) do bộ trưởng Bộ thuộc địa René Pleven cầm đầu. Đến 21-2-1945, Uỷ ban này được nâng lên thành Uỷ ban liên bộ về Đông Dương(Comité interministériel pour l’ Indochine, viết tắt COMININDO) gồm đại diện các Bộ thuộc địa, ngoại giao, quốc phòng, Bộ tổng tham mưu quốc phòng, Tổng nha tình báo DGER, do chính De Gaulle trực tiếp chỉ đạo.
Trước đó, ngày 13-9-1944, FEFEO được củng cố, gồm 2 sư đoàn, vẫn do tướng Blaizot chỉ huy. Nhưng nước Pháp vừa thoát khỏi ách chiếm đóng của Đức quốc xã, phải đối phó với muôn vàn khó khăn về kinh tế, xã hội (xem [138, 111, 3, 117, 235, 403, 407, 424, 449, 451]). FEFEO thiếu thốn mọi bề, từ súng ống đạn dược đến tàu thuyền. De Gaulle bay sang Washington xin Roosevelt giúp đỡ. Ngày 10-1-1945, Ban tham mưu trưởng Đồng minh (Combined Chiefs of Staff) từ chối, viện cớ không có tàu [134.146]. Gặp Stalin ngày 8-2-1945 tại điện Livadia, Roosevelt kể: "Tướng De Gaulle xin tàu để chở lực lượn2 Pháp sang Đông Dương (...) nhưng cho đến nay [tôi] không có thể tìm đâu ra tàu" [119,770].
Không nhờ được Mỹ, De Gaulle quay sang nhờ Anh. Đêm 4 rạng 5-7-1944, một máy bay Anh cất cánh từ Côn Minh (Vân Nam) chở thiếu tá Pháp De Langlade nhảy dù xuống Đông Dương, mang theo một lá thư viết tay của De Gaulle gửi tướng Eugène Mordant (tổng chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương từ 1940, nhưng đã ngả theo De Gaulle từ cuối 1943). Biết được chuyện ấy, Mỹ đã phản đối đô đốc Anh Louis Mounbatten vì mọi hoạt động của máy bay cất cánh từ Trung Hoa phải được tướng Mỹ Claire L. Chennault chấp thuận trước.
Ngày 12-9-1944, De Gaulle chỉ định tướng Mordant (đã xin nghỉ hưu từ 23-7-1944) làm tổng đại diện của chính phủ Paris tại Đông Dương, cầm đầu mạng lưới kháng chiến bí mật chống Nhật ở thuộc địa này. Ngày 16-10, Roosevelt chỉ thị ngoại trưởng Cordell Hull:
''Chúng ta không được làm gì cho các nhóm kháng chiến [của Pháp ở Đông Dương]"
[137,73].
Tháng 10-1944, thủ tướng Anh Winston Churchill đồng ý cho Pháp lập ở Kandy (trên thuộc địa Ceylon của Anh) một phái bộ quân sự do tướng Blaizot, tư lệnh FEFEO, cầm đầu [74, 123].
Một mặt, Roosevelt chỉ thị cho các cấp chỉ huy quân Mỹ ở châu Á không được tán thành sự có mặt của phái bộ quân sự Pháp nói trên (3-11-1944); mặt khác, phản đối Anh hành động mà không hỏi ý kiến của Mỹ. Mỹ lưu Ý Anh: phái bộ quân sự Pháp chỉ được
37
hoạt động tron 2 phạm vi Chiến trường Đông Nam Á (The Southeast Asian Theater, do Louis Mounbatten làm tư lệnh) chứ không được hoạt động ở Đông Dương, vì Đông Dương nằm trong Chiến trường Trung Hoa (The China Theater, do Tưởng Giới Thạch làm tư lệnh và một tướng Mỹ làm tham mưu trưởng kiêm cố vấn quân sự cho Tưởng) [44, 103].
Bị phản đối, Mounbatten chống chế: việc thành lập phái bộ quân sự Pháp đã được cả Churchill lẫn Roosevelt đồng ý miệng với nhau. Ngày 24-11, Roosevelt trả lời: "Cần lưu ý các bạn Anh của chúng tôi rằng ông Churchill và tôi không hề chính-thức thừa nhận phái bộ quân sự Pháp tại Bộ tư lệnh Đông Nam Á" [74, 130].
Ngày 4-1-1945, đại sứ Anh tại Mỹ Haliíax đề nghị với Roosevelt sử dụng một số quân Pháp vào việc phá hoại hệ thống giao thông của Nhật ở Đông Dương, nhưng Roosevelt không đồng ý.
Tháng 3-1945, Pháp xin Mỹ cho tướng Blaizot, tư lệnh FEFEO, sang làm việc tại Trùng Khánh. Ngày 13-3, tướng Albert C. Wedemever, tư lệnh quân Mỹ ở Trung Hoa kiêm tham mưu trưởng Chiến trường Trung Hoa, trả lời rằng "ông ta không nghĩ cần thiết cho ông ta có tướng Blaizot tại tổng hành dinh của ông ta" [116, 259].
Đầu tháng 4-1945, Pháp cử thiếu tá Jean Sainteny sang Côn Minh (Vân Nam) cầm đầu Phái bộ quân sự Pháp (mang mật danh M5) thuộc Tổng nha tình báo Pháp (DGER). Phía Mỹ đòi "các đơn vị [của M5] phải đặt dưới sự kiểm soát của Cơ quan tình báo chiến lược Mỹ OSS; mỗi đơn vị có một sĩ quan cao cấp Mỹ chỉ huy; chỉ dùng mật mã vô tuyến điện của OSS; mỗi đơn vị chỉ hoạt động trong những sứ mệnh do oss đỡ đầu nhằm chống lại các mục tiêu của Nhật" [105, 109-110]. Lẽ dĩ nhiên là phía Pháp không chấp nhận những điều kiện khe khắt đó.
Được sự đồng ý của Anh, ngày 13-5-1945 Pháp gửi Đội khinh binh can thiệp (Corps léger d' intervention - sau đổi tên thành Trung đoàn bộ binh thuộc địa số 5 [5PèP RIC]) sang Ceylon thuộc Anh. BỊ Mỹ ngăn cản, Đội khinh binh can thiệp không đi tiếp đến Đông Dương để tham chiến được. Jean Sainteny viết trong hồi ký: "Đội khinh binh can thiệp của chúng ta chỉ được sử dụng tới kể từ tháng 9-1945" [151, 49] nghĩa là sau khi Nhật.đã đầu hàng, chiến tranh đã kết thúc !
Ngày 18-5-1945, De Gaulle phái ngoại trưởng Georges Bidault sang Washington gặp tổng thống mới của Mỹ Harry S. Truman. Truman thuật lại cuộc gặp gỡ ấy trong hồi ký:
"Viên ngoại trưởng Pháp nêu vấn đề Pháp tham chiến chống Nhật" ở Đông Dương và đề 38
nghị Mỹ "giúp chuyên chở quân Pháp sang Thái Bình Dương". Truman trả lời: "Vấn đề chuyến chở lệ thuộc hoàn toàn vào việc bố trí chiến lược các đạo quân dưới quyền viên tướng tư lệnh của Mỹ [Arthur MacArthur] và vào khả năng của chúng tôi tìm được phương tiện và nguồn dự trữ cho việc chở quân". Truman còn đặt điều kiện: "Nếu quân Pháp được sử dụng, chúng tôi phải được Pháp đồng ý trước rằng họ phải đặt dưới sự chỉ huy của chúng tôi", rằng họ "phải tuân theo mệnh lệnh của viên tướng tư lệnh của chúng tôi". Truman kết luận: "Trừ phi Pháp đưa ra lời cam kết (...) và trữ phi quân Pháp được chỉ thị để tuân theo mệnh lệnh của viên tướng mà họ phục vụ, chúng tôi có lẽ không thể cung cấp việc chuyên chở, trang bị, máy bay và những vật tư khác để họ dùng" [117, I, 268-269].
Tuy điều kiện mà Truman đưa ra quá nghiệt ngã, nhưng nếu Pháp không tham chiến ở Đông Dương thì sẽ không có cơ hội trở lại thuộc địa này, nên ngày 26-5, Pháp đồng ý đặt hai sư đoàn của mình dưới sự chỉ huy của Bộ tư lệnh quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương [134, 147]. Để Mỹ dễ đồng ý, ngoại trưởng Pháp Bidault còn nói: "các sư đoàn ấy có thể được sử dụng ở bất cứ nơi nào tại Viễn Đông", chứ không nhất thiết chỉ ở Đông Dương" [105, 118].
Dù cho Pháp đã tự hạ mình đến thế, ngày 21-7, Ban tham mưu trưởng đồng minh viện cớ Mỹ đang gặp khó khăn về tàu bè, đề nghị Pháp chờ thêm vài tháng nữa Mỹ mới có thể chở các sư đoàn Pháp sang Viễn Đông [134,148].
Nhưng tình hình chiến trường châu Á - Thái Bình Dương trong tháng 8-1945 chuyển biến nhanh chóng. Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống . Hiroshima (6-8) và Nagasaki (9- 8). Trong hơn mười ngày (từ 8 đến 20-8), Hồng quân Liên Xô diệt và bắt sống hơn một triệu quân tình nhuệ Nhật trong đạo quân Quan Đông. Chính phủ Nhật chính thức xin đầu hàng không điều kiện (14-8). Thế là Pháp không còn cơ hội nào để "vấy máu ăn phần" ở Đông Dương nữa!
De Gaulle nhận định: "Mặc dù chính phủ Pháp không ngừng chạy chọt, Washington luôn đưa ra nhiều cớ khác nhau để chống lại việc chuyên chở sang Viễn Đông đạo quân mà chúng ta đã có sẩn ở châu Phi và Madagascar" [138, III, 195]. Jean Sainteny cũng viết:
"Trong khi người Anh chiến đấu ở Miến Điện, đối đầu với chiến trường cực tây của bọn bành trướng Nhật thì nước Pháp lại vắng mặt. Nước Pháp vắng mặt (hiểu theo nghĩa vật chất) do đồng minh có ý đồ xấu hay không thông hiểu, đã từ chối giúp chúng ta các phương tiện chuyên chở" [151,48].
39