MỸ ĐIỀU CHỈNH CHỦ TRƯƠNG UỶ TRỊ QUỐC TẾ Ở ĐÔNG DƯƠNG

Một phần của tài liệu việt nam trong chính sách của mỹ từ 1940 đến 1956 (Trang 46 - 51)

CHƯƠNG 1: VIỆT NAM TRONG CHÍNH SÁCH CỦA MỸ THỜI CHIẾN TRANH THẾ GIỚI LẦN THỨ II (từ giữa năm 1940 đến giữa

1.2. VIỆT NAM TRONG QUAN HỆ MỸ - PHÁP

1.2.2. MỸ CHỦ TRƯƠNG ĐẶT VIỆT NAM DƯỚI SỰ ỦY TRỊ QUỐC TẾ

1.2.2.3. MỸ ĐIỀU CHỈNH CHỦ TRƯƠNG UỶ TRỊ QUỐC TẾ Ở ĐÔNG DƯƠNG

Sau khi đánh đuổi quân Đức quốc xã ra khỏi lãnh thổ Liên Xô, từ tháng 7-1944, Hồng quân tiến về phía tây, phối hợp với lực lượng kháng chiến của Ba Lan, Ru-ma-ni, Bun-ga-ri, Nam Tư, Tiệp Khắc, An-ba-ni, Hung-ga-ri giải phóng các quốc gia Đông Âu này khỏi ách thống trị của Đức và tay sai, sau đó tiến thẳng về Berlin, hang ổ cuối cùng của tập đoàn Hitler. Ngày 1-5-1945, quốc kỳ Liên Xô tung bay trên nóc toa nhà Quốc hội Đức. Hitler tự sát, Đức quốc xã đầu hàng không điều kiện.

Một văn kiện của Mỹ nhận định: "Chiến tranh đã phá vỡ sự cân bằng lực lượng ở châu Âu, và Liên Xô trở thành đại cường quốc duy nhất trên châu lục đó" [26, 215]. Sau khi kẻ thù Quốc xã bị đánh quỵ, Mỹ xem Liên Xô là nguy cơ chính trước mắt.

Các viên chức Vụ châu Âu Bộ ngoại giao Mỹ khuyên cáo: "Mỹ phải cổ vũ cho tình đoàn kết của phương Tây để làm cho châu Âu vững vàng, chống lại ảnh hưởng của Liên Xô" [74,125].

Đầu năm 1945, Cơ quan tình báo Mỹ oss (tiền thân của CIA) lập luận: "Quyền lợi của Mỹ đòi hỏi phải duy trì các cường quốc châu Âu ở châu Á; nếu không thì Liên Xô sẽ bành trướng ảnh hưởng của họ có hại cho phương Tây" [74,125]. Ngày 2-4-1945, cơ quan này ra một giác thư nhan đề Những vấn đề và những mục tiêu của chính sách đối ngoại Mỹ: "Lúc này, chúng ta không có lợi lộc gì trong việc làm suy yếu hay thủ tiêu các đế quốc này [tức

46

Pháp, Anh, Hà Lan ...] hay đấu tranh cho các kế hoạch uy trị quốc tế, các kế hoạch này có thể gây ra sự xáo trộn và dẫn đến sự tan rã của các thuộc địa và đồng thời có thể khiến các nước châu Âu xa lánh chúng ta trong khi chúng ta cần sự giúp đỡ của họ để làm cân bằng với sức mạnh của Liên Xô... Chúng ta phải tránh bất kỳ chính sách nào có thể làm suy yếu vị thế của Anh, Pháp hay Hà Lan ở Nam Á hay tây nam Thái Bình Dương ... Không có cường quốc châu Âu nào có một vị thế mạnh ở Viễn Đông. Điều tối thiểu mà chúng ta có thể làm là tránh mọi hành động làm cho họ yếu hơn nữa; quyền lợi của chúng ta trong việc triển khai một sự cân bằng với Nga khiến chúng ta phải hành động theo chiều ngược lại"

[74,125-126].

Ngoài những khuyến cáo từ trong nội bộ, Roosevelt còn gặp những sức ép từ bên ngoài.

Trong một lần gặp đại sứ Mỹ ở Pháp Jefferson Caffery tháng 3-1945, chủ tịch Chính phủ lâm thời Cộng hoa Pháp De Gaulle trách Mỹ: "Như các anh biết rõ, Nga đang tiến nhanh... Chúng tôi không hiểu chính sách của các anh. Các anh đang nhằm cái gì? Các anh có muốn chúng tôi trở thành, chẳng hạn, một trong những bang liên hiệp dưới sự bảo hộ của Nga? ... Nếu công chúng ở đây [ở Pháp] hiểu được rằng các anh đang chống lại chúng tôi ở Đông Dương, họ sẽ thất vọng khủng khiếp và không ai biết điều đó sẽ dẫn tới cái gì. Chúng tôi không muốn trở thành cộng sản; chúng tôi không muốn rơi vào quỹ đạo của Nga, nhưng tôi hy vọng các anh không đẩy chúng tôi vào chỗ đó" [116, 259; 103, II, 7].

Trước đó mấy tháng (cuối tháng 11 - đầu tháng 12-1944), de Gaulle đã sang Mockba và ký với Liên Xô Hiệp ước liên minh và tương trợ.

Về phía Anh, trong một văn kiện về chính sách đối ngoại, Bộ ngoại giao Anh cũng cảnh báo: "Việc mất Đông Dương sẽ tàn phá nền kinh tế cũng như tinh thần dân tộc của Pháp, có thể dẫn họ đến chỗ liên kết với Nga để chống lại Mỹ và Anh [74, 143].

Trước tình hình đó, Roosevelt buộc phải điều chỉnh chủ trương uy trị quốc tế ở Đông Dương của ông ta.

Ngày 23-2-1945, nói chuyện với các nhà báo, Roosevelt cho biết ông sẽ mở rộng thành phần tham gia uy trị quốc tế ở Đông Dương, không chỉ có Mỹ và Trung Hoa, mà còn có cả Pháp, Philippines v.v...

47

Hai ngày sau khi nhận được báo cáo (đề ngày 13-3-1945) của đại sứ Mỹ tại Pháp gửi ngoại trưởng Mỹ (trong đó trích lời của De Gaulle nói với Caffery như đã dẫn ở trên), Roosevelt nói với Charles Taussig, cố vấn của tổng thống: "Nếu chúng ta được chính nước Pháp cam kết tự mình gánh vác mọi nghĩa vụ của sự uy trị thì lúc đó tôi sẽ đồng ý để cho Pháp giữ lại những thuộc địa này [tức Đông Dương và Nouvelle Calédonie]" [116, 259].

Ngày 3-4, được sự đồng ý của Roosevelt, ngoại trưởng Stettinius tuyên bố: "Cơ cấu về sự uy trị... phải được xác định như thế nào để cho phép đặt dưới sự uy trị những lãnh thổ lấy từ kẻ thù trong cuộc chiến tranh này ... và những lãnh thổ khác tự nguyện đặt dưới chế độ uy trị" [105, 119].

Khi tuyên bố như thế, người đứng đầu Bộ ngoại giao nước Mỹ biết chắc rằng Pháp không bao giờ có ý định tự nguyện đặt thuộc địa Đông Dương của họ dưới chế độ uy trị. Do đó, chủ trương đặt Đông Dương dưới sự uy trị quốc tế đã bị người cha đẻ của nó - tổng thống Franklin D. Roosevelt - khai tử 9 ngày trước khi ông ta chết một cách đột ngột vì bệnh xuất huyết não vào lúc 15 giờ rưỡi chiều 12-4-1945.

Phó tổng thống Harry S. Truman lên thay, có lập trường chống Liên Xô còn gay gắt hơn người tiền nhiệm. Vừa mới bước chân vào Nhà Trắng, ngày 23-4, Truman đã tuyên bố:

"Tôi chủ trương phải có sự cứng rắn trong chính sách của mình đối với nước Nga" [26, 215]. Do đó, ông ta tỏ ra hoa hoãn với các nước đế quốc Tây Âu nhằm tranh thủ sự ủng hộ của họ đối với chính sách chống Cộng sản của Mỹ.

Quan hệ giữa Mỹ với Pháp trở nên đầm ấm hơn trước.

Gặp ngoại trưởng Pháp Georges Bidault tại hội nghị Liên hiệp quốc ở San Francisco (25-4 - 26-6-1945), ngoại trưởng Mỹ Stettinius muốn chối bỏ chủ trương của Mỹ đối với Pháp dưới thời Roosevelt nên tuyên bố một cách quả quyết rằng "Mỹ chưa bao giờ đặt thành vấn đề - kể cả có ngụ ý - về chủ quyền của Pháp đối với Đông Dương" [119,VI,307].

Giữa tháng 5-1945, Bidault tới Washington, D.C., được Truman và Stettinius đón một cách nồng nhiệt, trong khi đô đốc William D. Leahy (cố vấn quân sự của Truman) và đại tướng George C. Marshall (tham mưu trưởng Lục quân Mỹ) niềm nở tiếp đại tướng Alphonse Juin (tổng tham mưu trưởng Bộ quốc phòng Pháp).

Ngày 7-6-1945, Truman "quyết định tán thành việc Pháp quay trở lại Đông Dương"

sau chiến tranh [116, 257].

48

Ngày 22-6, được sự chuẩn y của tổng thống, Bộ ngoại giao Mỹ chính thức ra tuyên bố:

"Mỹ công nhận chủ quyền của Pháp ở Đông Dương" [116,274].

Tuy nhiên, sợ phản ứng của các viên chức và tướng tá Mỹ ở Trung Hoa, Truman giữ thái độ lập lờ, "cẩn thận tránh thừa nhận có thay đổi hay vẫn tiếp tục chính sách" [116, 273]

về Đông Dương của người tiền nhiệm. Trong thư gửi đại sứ Mỹ tại Trung Hoa, thiếu tướng Patrick J. Hurley, quyền ngoại trưởng Joseph Grew viết: "Tổng thống yêu cầu tôi nói rằng không có thay đổi căn bản nào trong chính sách" của Mỹ đối với Đông Dương [116, 273].

Vì vậy; các viên chức chính trị và quân sự của Mỹ ở Viễn Đông như "Wedemeyer và Hurley vẫn tiếp tục nỗ lực thi hành chính sách của Roosevelt một thời gian dài sau khi Washington đã bỏ rơi nó" [115,50].

TIỂU KẾT

Từ giữa thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm chiếm nước ta. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 8 (5-1941) và Luận cương chính trị trình bày tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ li của Đảng (2-1951) nhận xét: Pháp muốn "biến Việt Nam (...) thành thị trường riêng của tư bản Pháp" [8,XII,67], "chiếm hẳn độc quyền cơ hội làm giàu cho bọn tư bản Pháp" [8,VII,103]. Mỹ không có bao nhiêu cơ hội làm ăn ở Việt Nam. Do đó, khi Nhật tiến vào Việt Nam, Mỹ từ chối lời kêu cứu của Pháp, đề nghị Nhật "trung lập hoa"

Đông Dương để Mỹ có dịp chen chân vào Việt Nam. Nhật không đồng ý. Thế là chiến tranh diễn ra giữa hai nước. Mỹ vừa đánh Nhật, vừa tìm cách loại Pháp ra khỏi Việt Nam bằng chủ trương "uy trị quốc tế". Anh và Pháp chống lại chủ trương đó.

Nghĩ rằng "trong cuộc chiến đấu giải phóng cho ta, cố nhiên là phải kiếm bạn đồng minh, dẫu rằng tạm thời, bấp bênh, có điều kiện" [8,VII,244], Đảng quyết định "lợi dụng sự mâu thuẫn của [một bên là] Trung Quốc - Mỹ và [bên kia là] Anh - Pháp Đờ Gôn để tranh thủ ngoại viện, ký hiệp ước với các nước Đồng minh [chống phát-xít] và để họ thừa nhận nền độc lập của dân tộc ta" [8,VII,390]. Đối với Mỹ, Đảng chủ trương "cần tranh thủ sự đồng tình của (...) Mỹ chống lại mưu mô của Pháp định khôi phục địa vị cũ ở Đông Dương"

[8,VII,427]. Mỹ lúc nào cũng hành động theo quyền lợi ích kỷ của họ, nên Đảng nêu hai khả năng:

Một là "nếu họ chịu giúp cách mạng Đông Dương thì ta có thể nhận cho họ hưởng một phần quyền lợi ở Đông Dương";

49

Hai là "nếu họ giúp cho bọn Đờ Gòn, Catờru khôi phục lại chính quyền của đế quốc Pháp ở Đông Dương, chúng ta phải cương quyết cự tuyệt và tiếp tục chiến đấu giành quyền độc lập" [8,VII,243-244].

Trong thực tế, có một thời gian ngắn ta hợp tác với Mỹ để chống lại kẻ thù chung là phát-xít Nhật. Nhưng khi Nhật đầu hàng, Mỹ quay sang chống Liên Xô, lôi kéo Pháp vào phe chống Cộng sản. Hội nghị toàn quốc của Đảng (8-1945) nhận định: "Sự mâu thuẫn giữa [một bên là] Anh, Mỹ, Pháp và [bên kia là] Liên Xô có thể làm cho Anh, Mỹ nhân nhượng với Pháp và để cho Pháp trở lại Đông Dương" [8,VII,427]. Đúng như dự đoán của Hội nghị, Mỹ từ bỏ chủ trương loại Pháp ra khỏi Việt Nam, ngược lại công nhận "chủ quyền" của Pháp ở Việt Nam.

50

Một phần của tài liệu việt nam trong chính sách của mỹ từ 1940 đến 1956 (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(212 trang)