CHƯƠNG 4: MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG CHÍNH SÁCH BÀNH TRƯỚNG THẾ LỰC CỦA MỸ (từ giữa năm 1954 đến cuối
4.2. MỸ NÚP DƯỚI BÓNG SEATO ĐỂ CAN THIỆP QUÂN SỰ TRỰC TIẾP VÀO VIỆT NAM
4.2.1. MỸ ÂM MƯU QUỐC TẾ HÓA SỰ CAN THIỆP QUÂN SỰ VÀO VIỆT NAM Trước nguy cơ Pháp thua ngày càng đến gần, chính phủ Eisenhower rất muốn đưa quân Mỹ sang để ngăn chặn việc Việt Nam "rơi vào tay Cộng sản".
124
Tuy nhiên, Mỹ không dám can thiệp một mình vì sợ dư luận thế giới lên án là đế quốc, thực dân. Eisenhower nói với đại sứ Pháp Henri Bonnet ngày 24-4-1954 tại bang Kentucky:
"Nếu bây giờ tung ra một hành động quân sự, Mỹ sẽ có vẻ như là những tên đế quốc. Để vào cuộc, sự can thiệp của Mỹ phải nằm trong một công cuộc tập thể" [154,54]. Vào cuối tháng 4 năm đó, trong thư gửi tướng Alfred M. Gruenther, tư lệnh Các lực lượng vũ trang NATO, Eisenhower cũng viết: "Không một cường quốc phương Tây nào có thể can thiệp quân sự vào châu Á, trừ phi với tư cách là thành viên của một sự phối hợp siữa các cường quốc. Sự phối hợp đó phải bao gồm các dân tộc bản xứ ở châu Á. Dự tính một điều gì khác là chúng-ta tự để cho mình có thể bị buộc tội là đế quốc hay thực dân, hay chí ít là gia trưởng, có thể bị phản đối" [64,426]. Do đó, khi nói chuyện với Dulles và tướng Robert Cutler (trợ lý đặc biệt của tổng thống Mỹ), Eisenhower đi đến quyết định: "Mỹ sẽ không bao giờ can thiệp một mình ... Phải có một loại hành động tập thể và mang tính khu vực"
[101,42].
Mỹ từng có kinh nghiệm về quốc tế hóa sự can thiệp quân sự của mình trong chiến tranh Triều Tiên đầu thập niên 50. Hồi đó, Mỹ núp dưới lá cờ Liên Hiệp Quốc để lôi kéo 15 nước đồng minh, gồm 6 nước châu Âu (Anh, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg, Hy Lạp), 3 nước châu Á (Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan, Philippines), 2 nước châu Mỹ (Canada, Colombia), 2 nước châu Phi (Ethiopia, Nam Phi) và 2 nước châu Đại Dương (Australia, New Zealanđ), gửi quân - dù với số lượng tượng trưng - sang Triều Tiên tham chiến bên cạnh quân Mỹ.
Lần này, Mỹ cũng muốn quốc tế hóa sự can thiệp quân sự của Mỹ vào Việt Nam để
"có thể chứng tỏ rằng hành động ở Việt Nam không phải chỉ là công việc của Mỹ mà còn được sự ỏng hộ của các nước có liên quan khác" [1, 47].
Mỹ gọi đó là thuyết an ninh tập thể (theory of collective security), Ngày 19-5, Eisenhower giải thích: "Chính nhờ một hệ thống an ninh tập thể mới có thể thiết lập những nền tảng chính trị cần thiết để chống lại sự xâm lăng của Cộng sản" [137, 180].
4.2.2. CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN SEATO
Tháng 4-1953, tức bốn tháng sau khi bước vào Nhà Trắng, Eisenhower lôi kéo được bốn nước - gồm hai nước thành viên của NATO (Anh và Pháp) và hai nước thành viên của ANZUS (Australia và New Zealand) - đến cảng Trân Châu (Pearl Harbor) trên quần đảo Hawaii để lập ra "Cơ quan tham mưu của năm cường quốc" (Five Power Staff Agency) với mục đích "đảm bảo việc tiếp xúc thường xuyên giữa các thủ đô có liên quan cũng như phối
125
hợp các nỗ lực quân sự ở Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương" [13, 61]. Trụ sở của Cơ quan này đặt tại Singapore, thuộc địa của Anh. Cơ quan này đã nhiều lần hội họp, khi thì tại cảng Trân Châu (15 đến 30-6-1953, 21-9 đến 2-10-1953), khi thì tại Singapore (2-1954) v.v...
Nhưng vào cuối tháng 3 - đầu tháng 4-1954, khi Điện Biên Phủ bị bộ đội Việt Nam bao vây và có nguy cơ thất thủ, thì 5 "cường quốc" nói trên lại không đạt tới "hành động thống nhất" như Mỹ mong muốn.
Ngày 4-4-1954, Eisenhower viết thư đề nghị thủ tướng Anh Winston Churchill "thành lập một nhóm hay Hên minh mới, đặc biệt, bao gồm những quốc gia có mối quan tâm sống còn đến việc ngăn chặn sự bành trướng của Cộng sản trong khu vực [Đông Nam Á] (...) Điều quan trọng là liên minh đó phải mạnh và nó phải sẵn sàng tham gia vào cuộc chiến đấu khi cần" [64, 419,420].
Nhưng Anh quyết định "sẽ không làm gì cả cho đến sau Hội nghị Genève" [171, 33].
Australia và New Zealand ban đầu định nghe lời Mỹ, nhưng sau khi thấy Anh không tán thành chủ trương của Mỹ, hai nước châu Đại Dương này chuyển theo lập trường của London.
Ngay cả chính phủ Pháp, tuy đã từng nhiều lần tha thiết đề nghị Mỹ can thiệp quân sự vào Việt Nam để cứu vãn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, nhưng không muốn "quốc tế hóa" chiến tranh Đông Dương. Như lời thuật của tướng Robert Cutler ngày 7-5-1954, "trong một thời gian dài, [Mỹ] đã cố gắng làm cho Pháp "quốc tế hóa" vấn đề [chiến tranh Đông Dương], nhưng Pháp không sẩn sàng làm như vậy" [101, 42]. Theo lời Dulles giải thích với các lãnh tụ Quốc hội Mỹ ngày 5-5, "một số người Pháp nghĩ rằng quốc tế hóa [chiến tranh Đông Dương] chẳng qua chỉ là một âm mưu [của Mỹ] nhằm [làm cho] Pháp mất ảnh hưởng" ở Đông Dương [127, 101], nói một cách khác, Pháp sẽ mất đi vai trò độc quyền điều khiển cuộc chiến tranh ở đó nhằm phục vụ lợi ích của mình mà sẽ lệ thuộc ngày càng sâu vào Mỹ và cuối cùng trở thành một thứ "lính đánh thuê" không hơn không kém để phục vụ chính sách ngăn chặn Cộng sản của Mỹ. Do đó, như nhận xét của Eisenhower, "một số cố vấn của tôi cảm thấy rằng Pháp hiện nay đi tới chỗ họ chẳng thà bỏ Đông Dương hoặc mất Đông Dương như hậu quả của một thất bại quân sự, còn hơn là cứu Đông Dương bằng một cuộc can thiệp quốc tế" [64, 418].
126
Thất bại trong việc vận động các nước đồng minh của Mỹ tham gia một "hành động thống nhất" (unỉted action) để cứu Điện Biên Phủ khỏi sụp đổ, cuối tháng 6-1954 Mỹ đề nghị thành lập một "mặt trận thống nhất" (united front) để che đậy bàn tay can thiệp của Mỹ vào Việt Nam và các nước khác vùng Đông Nam Á.
Sau cuộc gặp cấp cao Mỹ - Anh tại Washington từ 25 đến 29-6, thái độ của Churchili có phần mềm mỏng hơn. Nếu đầu tháng 4 Anh thẳng thừng bác bỏ đề nghị "hành động thống nhất" của Mỹ thì ba tháng sau Anh đồng ý cử người cùng Mỹ chuẩn bị cho việc thành lập một "mặt trận thống nhất", song với điều kiện: mặt trận ấy chỉ ra đời sau khi Hội nghị Genève kết thúc - dù thành công hay thất bại. Ngày 12-7, trước Hạ viện Anh, Churchill giải thích: "Anh sẽ tiếp tục côns việc chuẩn bị cho sự phòng thủ tập thể ở Đông Nam Á, dù cho một hiệp định có đạt được ở Genève hay không; bản chất của sự chuẩn bị này sẽ tuy thuộc vào kết quả của Hội nghị. Khái niệm về một hệ thống phòng thủ tập thể không xung khắc với việc giải quyết mà chúng ta mong đợi ở Genève" [176].
Trong khi đó, ở Pháp, sau khi chính phủ hiếu chiến Laniel - Bidault sụp đổ, thủ tướng mới Pierre-Mendès France quyết tâm đạt cho kỳ được một cuộc ngưng bắn ở Đông Dương trước ngày 20-7. Trong hai ngày 12 và 13-7, ngoại trưởng ba nước Mỹ, Pháp, Anh họp tại Paris. Theo lời thuật lại của một viên chức Bộ ngoại giao Pháp, "Dulles khăng khăng đòi thành lập ngay tổ chức SEATO và can thiệp ngay vào Đông Dương. Mendès France trả lời không tán thành" [4,625].
Ngày 20-7, Hiệp định Genève được ký kết, chấm dứt chiến tranh trên ba nước Đông Dương. Nhưng "đối với chính quyền Eisenhower, Hiệp định Genève (...) thường được xem như là một tai hoa tiềm tàng" [81, 58-59]. Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ xem Hiệp định Genève là "một thảm họa" vì nó không chỉ "đã hoàn thành một bước tiến quan trọng của Cộng sản" với việc Miền Bắc Việt Nam được giải phóng, mà theo lập luận của thuyết đô- mi-nô, nó còn "có-thể đẫn tới việc mất cả Đông Nam Á" [loi, 14]. Vì vậy, trong cuộc họp báo ngày 21-7, khi chữ ký trên các văn kiện của Hội nghị Genève chưa ráo mực, Eisenhower thông báo: "Mỹ sẽ tích cực tiếp tục thảo luận với các nước tự do khác nhằm thành lập một tổ chức phòng vệ tập thể ở Đông Nam Á để ngăn ngừa Cộng sản xâm lăng thêm nữa" [64,176].
Hai ngày sau, 23-7, Dulles lặp lại ý đó trong một cuộc họp báo khác: "Trong hơn một năm trời, Mỹ chủ trương phải có hành động thống nhất trong khu vực [Đông Nam Á],
127
nhưng trong những điều kiện trước đây, điều đó tỏ ra không thực tế. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng hiện nay sẽ là thực tế để tiến hành dàn xếp chung nhằm tăng cường an ninh của các dân tộc tự do ở Đông Nam Á. Cần bước những bước nhanh chóng theo hướng đó". Dulles kêu gọi: "Nếu ngày nay, các dân tộc tự do có quyền lợi trong khu vực này cộng tác với nhau để lợi dụng những cơ hội hiện tại dưới ánh sáng của kinh nghiệm quá khứ thì lúc đó cái mất hiện nay sẽ dẫn tới cái được trong tương lai" [181, 163-164].
4.2.3. SEATO VÀ VIỆT NAM.
Mỹ không muốn làm sống lại "Cơ quan tham mưu của năm cường quốc" vì hai lý do.
Trước hết, Mỹ muốn thành lập một "tổ chức liên minh phòng thủ" như tổ chức NATO ra đời 5 năm trước đó, chứ không phải chỉ là một "cơ quan tham mưu" đơn thuần.
Hơn nữa, theo Eisenhower, "Cơ quan tham mưu của năm cường quốc" là "một tổ chức của người da trắng, lại đi định đoạt các vấn đề của các nước Đông Nam Á" [101. 41], do đó, Eisenhower muốn có "một liên minh chính trị rộng rãi, bao gồm cả những nước Đông Nam Á đang cần được bảo vệ" [64,40].
Mỹ tìm cách lôi kéo càng nhiều nước da vàng càng tốt gia nhập vào liên minh phòng thủ để tổ chức này ít nhiều mang màu sắc địa phương. Tuy nhiên, nhiêu nước quan trọng; ở châu A như An Độ, Ceylon, Miên Điện, Indonesia cự tuyệt lời mời của Mỹ. Mỹ chỉ lôi kéo được ba nước da vàng Thái Lan, Philippines và Pakistan - là những nước đã ký hiệp ước quân sự với Mỹ lần lượt vào các ngày 17-10-1950, 31-8-1951 và 19-5-1954 - cùng năm nước của Cơ quan tham mưu cũ đến Manila (thủ đô Philippines) ngày 8-9-1954 ký Hiệp ước phòng thủ tập thể Đông Nam Á (Southeast Asian Collective Defense Treaty), thường gọi tắt là Hiệp ước Manila (Manila Pact) lập ra Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (Southeast Asian Treaty Organliation, viết tắt là SEATO).
Mặc dù điều 19 Hiệp định Genève 1954 về Việt Nam cấm hai miền Nam, Bắc Việt Nam "gia nhập liên minh quân sự", mặc dù Cam-bốt, Lào và Miền Nam Việt Nam không ký vào Hiệp ước Manila và không phải là thành viên của tổ chức SEATO, song dưới sức ép của Mỹ, đoạn 3 điều IV của Hiệp ước Manila và bản Nghị định thư đính kèm Hiệp ước này đã mở rộng các điều khoản của Hiệp ước đến Căm-bốt, Lào, và "lãnh thổ tự do dưới quyền của Quốc gia Việt Nam" (the free territory under the jurisdiction of the State of Vietnam) và như thê, tự ý "đặt 3 xứ này dưới cái ô bảo hộ (umbrella of protection)” của SEATO [80, 71].
128
Sự ra đời của SEATO là một trong những bước đầu tiên của Mỹ nhằm xóa bỏ Hiệp định Genève. "Trong con mắt của Dulles, Hiệp định [Genève] hồi tháng 7 không được kể tới nữa; hiệp ước Manila ngày 8-9 lập ra SEATO đáp ứng được mọi điều" của Mỹ [136, 357].
Việc Mỹ đặt Miền Nam Việt Nam dưới cái ô bảo hộ của SEATO bị các tác giả cuốn The United States in Vietnam (Nước Mỹ ở Việt Nam) lên án là "đã vi ' phạm một cách rõ ràng tinh thần của Hiệp định [Genève]" vì Mỹ tự ý "ban quy chế quốc gia cho một lãnh thổ mà trong thực tế không là gì khác hơn một trong hai vùng tập kết tạm thời; do đó họ đã phớt lờ điều khoản quy định rằng đất nước [Việt Nam] sẽ phải được thống nhất trong thời gian hai năm" [83,63].
Núp dưới bóng SEATO, Mỹ tự cho mình cái quyền can thiệp quân sự trực tiếp vào Việt Nam, xóa bỏ Hiệp định Genève và nhen lại ngọn lửa chiến tranh ở đó. Dulles không dấu điếm ý đồ đó khi thừa nhận: "Mục đích chính của SEATO là nhằm cung cấp cho tổng thống của chúng ta quyền hợp pháp để can thiệp vào Đông Dương" [43, 220] (các từ chính và hợp pháp in nghiêng trong nguyên văn), "hợp pháp" ở cả trong nước Mỹ lẫn trên trường quốc tế. Khi Hiệp ước Manila được Quốc hội Mỹ phê chuẩn ngày 19-2-1955, chính phủ Eisenhovver muốn người dân Mỹ tin rằng "Quốc hội đã cho phép [Chính phủ] can thiệp quân sự trực tiếp" vào Đông Dương và muốn dư luận thế giới nghĩ rằng "sự dính líu quân sự của Mỹ ở Đông Dương được quốc tế đồng ý" [80, 72]. Luật gia Mỹ Joseph Amter gọi
"SEATO là một sự giả mạo và lừa dối để làm ra vẻ là Mỹ có sự ủng hộ quốc tế trong hành động của họ ở Việt Nam" [1,47].