MỸ BIẾN MIỀN NAM VIỆT NAM THÀNH MỘT "KHU VỰC ẢNH HƯỞNG

Một phần của tài liệu việt nam trong chính sách của mỹ từ 1940 đến 1956 (Trang 119 - 124)

CHƯƠNG 4: MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG CHÍNH SÁCH BÀNH TRƯỚNG THẾ LỰC CỦA MỸ (từ giữa năm 1954 đến cuối

4.1. MỸ THAY ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁP BANG THẾ LỰC CỦA MỸ

4.1.2. MỸ BIẾN MIỀN NAM VIỆT NAM THÀNH MỘT "KHU VỰC ẢNH HƯỞNG

" (zone of influence) CỦA MỸ.

Song song với việc loại Pháp ra khỏi Miền Nam Việt Nam, Mỹ củng cố ảnh hưởng của mình tại đây.

4.1.2.1. MỸ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN VÀ QUÂN ĐỘI THÂN MỸ Ở MIỀN NAM VIỆT NAM:

Ngày 20-8-1954, chỉ 1 tháng sau Hiệp định Genève, Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ ra văn kiện NSC 5429/2 đề ra những việc cần làm tại Miền Nam Việt Nam trong thời gian trước mắt, trong đó có hai việc:

- thành lập "một chính quyền bản xứ hùng mạnh"

- "xây dựng một lực lượng quân sự bản xứ có khả năng bảo đảm an ninh trong nước"

[102,1,204].

119

"Sống lưu vong 4 năm tại Mỹ và châu Âu, Diệm ít được nhân dân Việt Nam biết tới"

[103, li, 13]. Hơn thế nữa, theo tạp chí Eastern World xuất bản ở Anh, "một nửa dân số [Miền Nam Việt Nam] chống lại Diệm" [192]. Một tờ báo khác của phương Tây, tờ Paris- Presse xuất bản ở Pháp, nhận xét tương tự: "Đại đa số dân chúng [Miền Nam] chống Diệm, nhấtnông dân" [207]. Do đó, tuy được Mỹ đặt lên ghế thủ tướng Quốc gia Việt Nam, theo lời của NVilliam Colby (sau này là người chỉ huy cơ quan CIA ở Miền Nam Việt Nam),

"ông ta chỉ kiểm soát không hơn cái dinh của ông ta" [91, 70]. Một tác giả khác cũng đồng ý với nhận định đó của Colby: "Quyền lực của ông ta năm 1954 chỉ trải rộng trên không quá một tá khối nhà ở trung tâm Sài Gòn" [51, 29]. Trong thư ngày 18-8-1954 gửi Bộ trưởng quốc phòng Charles Wilson, Dulles thừa nhận: chính phủ của Diệm "còn lâu mới mạnh hay ổn định", vì vậy cần phải: "một là củng cố chính phủ ấy bằng những phương tiện thuộc tính chất chính trị và kinh tế; hai là ủng hộ chính phủ ấy bằng cách củng cố quân đội chống đỡ chính phủ ấy". [102, I, 216]

Vì vậy, Mỹ phải bỏ nhiều công sức và tiền của để giúp đỡ Diệm, vì - như Tài liệu Lầu Năm Góc nhận xét - "không có sự giúp đỡ của Mỹ, hầu như chắc -chắn là Diệm không thể củng cố được chỗ đứng của mình ở Miền Nam trong thời gian 1955-1956" [101, 25].

Trước khi Diệm về tới Sài Gòn, chính phủ MỸ cử đại tá tình báo Edward G. Lansdale - người từng giúp Ramon Magsaysay ở Philippines - sang Miền Nam Việt Nam, lập ra một tổ chức bí mật mang tên "Phái bộ quân sự Sài Gòn" (SMM). Khi Lansdale sắp lên đường, Dulles đã tóm tắt nhiệm vụ của viên sĩ quan tình báo này ở Miền Nam Việt Nam là "Làm những gì mà anh đã làm ở Philippines" [28, 181]. Lansdale được chính phủ Mỹ trao cho quyền hạn rộng rãi: "Ông sẽ hợp tác nhưng độc lập với vị đại sứ Hoa Kỳ và vị tướng đang phụ trách Cơ quan viện trợ quân sự của Mỹ cho Nam Việt Nam. Ông sẽ báo cáo trực tiếp về Washington, thông qua các kênh liên lạc của OA" [28, 181].

Lansdale trở thành quân sư chính của Diệm, hầu như .ngày nào cũng vào Dinh Độc Lập để bày mưu tính kế với Diệm [91, 70].

Từ 8-11-1954, đặc sứ J. Lawton Collins được tăng cường sang Miền Nam với nhiệm vụ "phối hợp và điều khiển một chương trình ủng hộ chính phủ [của Diệm] nhằm làm cho chính phủ ấy có thể:

(a) đẩy mạnh an ninh trong nước, ổn định chính trị và kinh tế;

(b) xác lập và duy trì sự kiểm soát trên toàn lĩnh thổ;

120

căng thẳng gia tăng, hầu như đêm nào, chúng tôi cũng gặp [Diệm], mỗi buổi làm việc của chúng tôi với ông ta kéo dài nhiều tiếng đồng hồ" [101, 20].

Chính phủ Diệm "còn lâu mới mạnh hay ổn định nên tổ chức và huấn luyện lại quân đội của Diệm là "một trong những biện pháp hữu hiệu nhất làm cho chính phủ Việt Nam có thể trở nên mạnh” [102, I, 216].

Ngày 17-11-1954, tướng J. Lawton Collins tuyên bố ông sẽ giành lại từ tay Pháp quyền "huấn luyện Quân đội Việt Nam theo đúng những phương pháp đặc biệt của Mỹ, những phương pháp này đã tỏ ra hữu hiệu tại Nam Triều Tiên, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ và ở nhiều nơi khác trên thế giới" [41, 231]. Tướng Collins - mà Tài liệu Lầu Năm Góc "xem như người tiên phong (precursor) cho việc Mỹ tiếp quản hoàn toàn Đông Dương" [102, I, 224] - đến gặp tướng Paul Ély (tổng ủy kiêm tổng chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương) và

"trao cho Ély bản dự thảo hiệp định theo đó Pháp sẽ trao lại cho Mỹ hầu hết trách nhiệm về mặt quân sự còn tồn tại ở Đông Dương. Mặc dù Ély đã biết Mỹ có ý đồ tiến hành những hoạt động như vậy, song ông ta vẫn bị choáng váng trước tốc độ mà Washington đề ra nhằm thanh toán sự có mặt về quân sự của Pháp" ở Đông Dương [25,62].

Cuối năm 1954, Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ lên kế hoạch xây dựng lại quân đội của Diệm. Theo dự kiến của Hội đồng này, quân đội của Diệm gồm 234.000 người, gồm đủ ba quân chủng: Hải, Lục, Không quân. Hội đồng cũng đề nghị chính phủ Mỹ chi 420 triệu đô-la để huấn luyện và duy trì đạo quân này, chưa kể số tiền 23,5 triệu đô-la để huấn luyện và trang bị cho Hải quân và Không quân của Diệm vốn còn rất yếu so với Lục quân [102, I, 216]. Tuy nhiên Dulles cho quân số như thế là quá đông, vĩ theo ông ta,

"nhiệm vụ của Quân đội quốc gia Việt Nam là bảo đảm an ninh nội bộ" [102, I, 217], còn việc chống xâm lăng từ bên ngoài đến sẽ do quân Mỹ và quân các nước khác trong SEATO đảm trách. Vì vậy, trong các ngày 19 và 20-1-1955, chính phủ Mỹ quyết định giảm quân số của Diệm xuống còn 100.000 người vào tháng 12-1955 và dành cho đạo quân này số tiền viện trợ 214,5 triệu đô-la [102, I, 225]. Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ dường như không hài lòng với quyết định ấy, ngày 11-5 nhận định: "Quân đội quốc gia Việt Nam được xem là không có khả năng duy trì an ninh nội bộ, lại càng kém khả năng hơn trong việc chống lại xâm lăng từ bên ngoài tới nếu không có sự giúp đỡ quân sự từ ngoài (...)

• Quân đội quốc gia Việt Nam sẽ tan rã nếu không có sự yểm trợ về tinh thần và về vật chất" [102, I, 2S8].

121

Ngày 13-12-1954, Collins ký với Paul Ély biên bản thỏa thuận theo đó từ đầu năm 1955, việc huấn luyện quân đội của Diệm sẽ do Phái bộ cố vấn viện trợ quân sự Mỹ (MAAG) đảm trách, trên danh nghĩa vẫn đặt dưới sự "giám sát tổng quát" (general supervỉsỉon) của đại tướng Paul Ély (Pháp), nhưng trong thực tế do tướng O'Daniel (chỉ huy MAAG) toàn quyền chỉ đạo.

Ngày 20-1-1955, Phái đoàn liên lạc về huấn luyện và đào tạo TRIM được thành lập để

"huấn luyện và tổ chức lại quân đội của Diệm theo đường lối của Mỹ" [102, I, 206]. Sách Quân sử (tức lịch sử quân đội của Diệm) viết: "Phái bộ này ra đời do sự thỏa thuận của Mỹ - Pháp, thực ra do Mỹ [chỉ huy], nhưng [vì] còn sự hiện diện của Pháp nên có Pháp [tham dự]

(...) ở cấp trung ương có một Bộ tham mưu hỗn hợp [Mỹ - Pháp]; ở các cấp địa phương và đơn vị có các toán cố vấn TRIM toàn là người Mỹ" [7,212]. Ban đầu, Mỹ sử dụng một số sĩ quan Pháp làm nhiệm vụ huấn luyện quân sự, nhưng số huấn luyện viên Pháp ngày càng giảm dần. Thay vào đó, các cố vấn của MAAG đảm" nhiệm mọi việc, từ tổ chức, huấn luyện, cố vấn đến trang bị, trả lương cho quân đội của Diệm.

TEM bắt đầu hoạt động từ 12-2-1955 [102, I, 25], đến khi quân viễn chinh Pháp rút khỏi Miền Nam Việt Nam, TRIM bị thay thế bằng Tổ chức huấn luyện vũ khí chiến đấu CATO gồm toàn cố vấn Mỹ.

Theo sách Quân sử nói trên, "Ngày 1-6-1955, việc huấn luyện theo lối Mỹ trong quân đội được bắt đầu (...) Ngày 29-9-1955, các sĩ quan Việt đầu tiên du học Hoa Kỳ được gửi tới Trường Fort Benning theo học các lớp cơ giới, xa vận bộ binh và hoàn bị sĩ quan. Ngoài ra cũng trong năm này, một số sĩ quan khác được gửi đi Philippines theo học các khóa về điện ảnh, tin tức, y tế, công binh và quân nhu, và tới Hawaii để quan sát các tổ chức quân sự cửa Mỹ" [7, 213].

Từ 1954 trở về trước, Quân đội quốc gia Việt Nam chỉ có những đơn vị từ cấp tiểu đoàn (gọi là BVN) trở xuống. Nay Mỹ muốn quân đội của Diệm phải thành lập những sư đoàn theo mô hình của Mỹ. Ngày 22-3-1955, O'Daniel nói: "Điều cần phải làm bây giờ và cũng là điều khó khăn nhất, đó là lập những đơn vị lớn từ những đơn vị cấp tiểu đoàn.

Nhiều đơn vị này đã tác chiến tốt với tư cách la tiểu đoàn riêng rẻ. Thế nhưng nay phải xây dựng những đơn vị mẫu, nghĩa là sư đoàn, vì chỉ có sư đoàn mới đáp ứng được những đòi hỏi của chiến lược hiện đại, dù cho chiến đấu tập trung hay chiến đấu bằng những tiểu đoàn phân tán" [161].

122

Theo kế hoạch giảm quân số của Mỹ, trong bốn tháng (từ tháng 3 đến tháng 6-1955), 58.445 quân bị giải ngũ. Vào giữa năm 1955, do phải đối phó với sự chống đối từ nhiều phía (Bình Xuyên, Cao Đài Tây Ninh, Hòa Hảo ...) neo việc giải ngũ phải tạm ngưng. Quân số của Diệm vào ngày 1-7-1955 là 155.677 người [7, 213], gồm:

- 10 sư đoàn và 19 trung đoàn bộ binh - 1 liên đoàn dù

- 4 trung đoàn thiết giáp - 11 tiểu đoàn pháo binh

cùng một số đơn vị Không quân và Hải quân đang xây dựng. Ngoài lực lượng chính quy nói trên, Mỹ còn giúp xây dựng Bảo an đoàn (8-4-1955) và Dân vệ đoàn (28-8-1955) thành những lực lượng lĩnh thổ để từng bước đưa quân chủ lực làm nhiệm vụ cơ động [37, 674].

Quân đội của Diệm được cải tổ toàn diện, từ hình thức đến nội dung, theo kiểu mẫu của Mỹ. Các vết tích của một thời chịu ảnh hưởng Pháp bị xóa bỏ triệt để. Ngày 26-10- 1955, tên gọi "Quân đội quốc gia Việt Nam" cũng bị đổi thành "Quân đội Việt Nam cộng hoa ".

Tướng Collins cho biết: "Mỹ định cung cấp 2 tỷ đô-la cho việc trang bị và cố vấn lực lượng vũ trang Miền Nam Việt Nam" [51,25]. "Mục tiêu chính của viện trợ này là củng cố uy quyền của Diệm bằng cách cung cấp cho ông ta lực lượng vũ trang được trang bị tốt và những đơn vị cơ động của cảnh sát quân sự" [204].

Tài liệu Lầu Năm Góc kết luận: "Không có viện trợ của Mỹ trong những năm sau đó, chắc chắn là chế độ Diệm (...) không thể sống sót được (...). về cơ bản, [chế độ] Miền Nam Việt Nam là một sản phẩm do Mỹ tạo ra" [101, 25].

4.1.2.2. MỸ TĂNG QUÂN VÀ ĐỔ VŨ KHÍ VÀO MIỀN NAM VIỆT NAM.

Lúc Hiệp định Genève 1954 về Việt Nam được ký, ở Việt Nam có 342 quân nhân Mỹ thuộc Phái bộ cố vấn viện trợ quân sự MAAG.

Điều 16 của Hiệp định Genève "cấm tăng thêm vào Việt Nam mọi bộ đội và nhân viên quân sự". Giác thư ngày 22-9-1954 của Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ gọi Hiệp

123

định Genève là "một trở ngại lớn cho việc đưa [vào Miền Nam Việt Nam] đủ số nhân viên của MAAG và vũ khí cùng trang bị bổ sung" [102,1,216].

Ngay sau khi Hiệp định được ký, O'Daniel - chỉ huy MAAG - đề nghị tăng nhanh số cố vấn quân sự của MAAG trước ngày 11-8-1954, nhưng đề nghị này không được thực hiện, vì ngày 11-8-1954 là ngày lệnh ngưng bắn có hiệu lực ở Nam Bộ, trong khi điều 16 cũng như các điều khoản khác của Hiệp định đã có hiệu lực từ 24 giờ ngày 22-7-1954 (giờ Genève).

Cơ hội để Mỹ tăng gấp đôi số quân nhân Mỹ ở Miền Nam Việt Nam là vào tháng 6- 1956. lúc quân Pháp rút hết khỏi nơi đó. Viện cớ "giúp Việt Nam thu hồi và phân phối lại những trang bị do Pháp bỏ lại" [101,23], Mỹ gửi tới Sài Gòn khoảng "400 sĩ quan, trong đó có 80 sĩ quan cao cấp" [192] núp dưới danh nghĩa "Phái đoàn tạm thời thu hồi trang bị"

(Temporary Equipment Recoven Mission. viết tắt TERM). Thực ra, nhiệm vụ và tính chất của phái đoàn nàv không đúng như tên gọi của nó, mà - như Tài liệu Lầu Năm Góc thừa nhận - nó sẽ "đóng lại [Miền Nam Việt Nam] như một bộ phận vĩnh viễn của MAAG để giúp vào công tác tình báo và hành chính" [101,23]. Tài liệu Lầu Năm Góc sợi hành động trên của Mỹ chỉ là "một thủ đoạn được nguy trang để tăng thêm số người Mỹ ở [Miền Nam]

Việt Nam" mà thôi [101, 23].

Sau một chuyến qua Miền Nam Việt Nam, nghị sĩ người Anh William Warbey cho biết: "khoảng 2000 sĩ quan Quân đội Mỹ hiện đang có mặt ở Miền Nam Việt Nam dưới cái lốt của nửa tá tổ chức khác nhau như MAAG, TRIM, CATO, TERM..." [192].

Bất chấp điều 17 Hiệp định Genève 1954 về Việt Nam "cấm tăng viện vào Việt Nam mọi thứ vũ khí, đạn dược và những dụng cụ chiến tranh khác", Mỹ vẫn bí mật trang bị cho quân đội Diệm những vũ khí và chiến cụ mới. Chẳng hạn, ngày 23-9-1956, tàu Presỉdent Pỉerce của Mỹ chở 5.000 tấn vũ khí đã cập bến Sài Gòn [135,40].

Một phần của tài liệu việt nam trong chính sách của mỹ từ 1940 đến 1956 (Trang 119 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(212 trang)