CHƯƠNG 4: MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG CHÍNH SÁCH BÀNH TRƯỚNG THẾ LỰC CỦA MỸ (từ giữa năm 1954 đến cuối
4.3. MỸ PHÁ HOẠI HIỆP ĐỊNH GENÈVE, NHEN LẠI NGỌN LỬA CHIẾN TRANH Ở VIỆT NAM
4.3.2. MỸ TRẢ THÙ VÀ PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ NHỮNG NGƯỜI VIỆT NAM YÊU NƯỚC
Ở Miền Nam Việt Nam, đối thủ mà Mỹ cho là nguy hiểm nhất, cần phải tiêu diệt, không phải là những phần tử và tổ chức thân Pháp, mà là những cá nhân và lực lượng đã từng kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ trong suốt chín năm. Chính những người này sẽ bỏ phiếu cho Hồ Chí Minh một khi cuộc tổng tuyển cử được tổ chức theo quy định của Hiệp định Genève.
Vì vậy, bất chấp khoản c điều 4 Hiệp định Genève cấm "dùng cách trả thù hay phân biệt đối xử nào đối với những cá nhân hay tổ chức vì lý do hoạt động của họ trong lúc chiến tranh", Mỹ giúp chính quyền Ngô Đình Diệm phát động "chiến dịch tố Cộng" từ 11-4-1955.
Đối tượng của chiến dịch này là những người yêu nước từng chiến đấu cho độc lập tự do.
Một cựu đại tá Mỹ, Art Brandstatter, hiệu trưởng Trường quản trị cảnh sát (School of Polìce Ảdminisĩration) ở bang Michigan (Mỹ) được cử sang Sài Gòn để giúp tổ chức và huấn luyện bộ máy cảnh sát, công an và mật vụ cho chế độ Diệm theo mô hình và phương pháp của Mỹ.
Một sĩ quan cấp tướng từng giữ chức tham mưu trưởng của quân đội Ngô Đình Diệm thuật lại: "Họ bắt bớ, giam cầm một cách tuy tiện ở những trại tập trung trong thời gian không hạn định, không có những bảo đảm hay giới hạn về mặt luật pháp, và bắn giết những người bị nghi là có xu hướng Cộng sản. Việc họ dùng những cuộc bố ráp của cảnh sát và tra tấn theo kiểu Gestapo được mọi người ở khắp nơi biết đến và chỉ trích" [101, 73].
Tài liệu Lầu Năm Góc thừa nhận: "Trong cái gọi là chiến dịch tố Cộng bắt đầu tử mùa hè 1955, có từ 5 đến lo vạn người bị bắt vào các trại giam" [101, 71]. Một tác giả Mỹ, Alexander Kendrick, cho biết: "Hơn 50.000 người bị bắt, 75.000 người bị giết" [101, 73].
Đó là một trong những nguyên nhân chính khiến cho ngọn lửa chiến tranh bùng lên trở lại.
133
Mỹ đẩy nhanh việc rút quân Pháp ra khỏi Miền Nam Việt Nam. Quân số Pháp giảm dần: 65.000 (giữa năm 1955), 35.000 (cuối năm 1955), 15.000 (2-1956), 3.000(3-1956)...
Ngày 2-6-1955, đại tướng Paul Ély về Pháp. Thay ông là tướng Pierre Jacquot trong chức vụ tổng chỉ huy và Henri Hoppenot trong chức vụ cao ủy.
Ngày 10-4-1956. quân Pháp diễu hành lần cuối cùng trên đường phố Sài Gòn.
Nửa tháng sau, 26-4, Bộ tổng chỉ huy Quân viễn chinh Pháp ở Miền Nam Việt Nam chính thức giải thể. Tướng Pierre Jacquot làm lễ cuốn cờ.
Ngày 30-6, nhữns người lính Pháp cuối cùng rút khỏi Việt Nam, chấm dứt gần một thế kỷ hiện diện quân sự của Pháp trên đất nước này (1858-1956).
Việc Mỹ đẩy quân Pháp ra khỏi Miền Nam Việt Nam không chỉ vì muốn loại bỏ ảnh hưởng của Pháp ở đây mà còn có dụng ý chính trị. Pháp là một bên ký Hiệp định Genève 1954 về Việt Nam, có trách nhiệm thi hành những điều khoản về tổng tuyển cử dự kiến tổ chức vào tháng 7-1956. Một khi quân Pháp rút hết khỏi Miền Nam Việt Nam trước thời hạn tháng 7 ấy, Mỹ và chính quyền Diệm có cớ để tuyên bố không có trách nhiệm thi hành Hiệp định đó. Nhà sử học Mỹ Marvin E. Gettleman, giáo sư Viện đại học bách khoa Brooklyn, gọi đó là "một trong những thủ đoạn kỳ dị nhất của bọn đế quốc hiện đại" [69, 161].
TIỂU KẾT
Trong chỉ thị ngày 6-9-1954, Bộ chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng nhạn định:
Sự thành công của Hội nghị Genève chứng tỏ "đế quốc Mỹ thất bại trong việc kéo dài và mở rộng chiến tranh Đông Dương" [8,XVII,273]. Mỹ không cam chịu thất bại, ngược lại Mỹ chuyển "từ âm mưu phá hoại Hội nghị Giơnẽvơ đến phá hoại việc thi hành Hiệp định đình chiến" [8, XV, 412].
Nhằm chuẩn bị cho những âm mưu sắp tới, Mỹ không tham gia vào bản Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị để sau này có cớ nói rằng "chúng không bị chút gì ràng buộc ở Miền Nam" [8, XV, 148] bởi các quyết định của Hội nghị.
Hành động phá hoại đầu tiên của Mỹ là "phá hoại sự thực hiện thống nhất" Việt Nam nhằm "chia cắt lâu dài nước ta" [8, XVII, 247], "biến Miền Nam thành một nước riêng hoàn toàn phụ thuộc Mỹ" [8, XV, 56]. Mỹ giúp Diệm "cắt đứt quan hệ Bắc - Nam"[8, XVII, 221],
"cự tuyệt hiệp thương bàn về tổng tuyển cử thống; nhất nước nhà, tổ chức tuyển cử riêng rẽ ở Miền Nam" [8, XVII, 60]. "Do sự phá hoại của Mỹ - Diệm, tháng 7-1955 không có hiệp
134
thương, tháng 7-1956 chưa có tổng tuyển cử" [8, XVII, 248]. Chỉ thị số 09/CT-TW ngày 17- 2-1956 của Ban bí thư nhận xét: "Âm mưu của chúng là cứ ỳ ra, để đến tháng 7-1956 không có tổng; tuyển cử thì tự nhiên Hiệp nghị Giơnevơ không còn giá trị nữa " [8, XVII, 57].
Bất chấp Hiệp định Genève, Mỹ - Diệm "tiến hành liên tiếp những chiến dịch tố Cộng"
[8, XVII, 221], "đàn áp khủng bố đồng bào Miền Nam, trả thù những người đã tham gia kháng chiến ở đó" [8, XV, 413]. Đó là nguyên nhân trực tiếp làm bùng lên một lần nữa ngọn lửa chiến tranh ở Miền Nam.
Để che đậy bàn tay xâm lược của mình, Mỹ chủ trương "quốc tế hoa chiến tranh Đông Dương" [8, XV, 165] bằng cách lập ra Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á SEATO. Đặc biệt Mỹ muốn "dùng người châu Á đánh người châu Á" [8, XV, 163] nhưng Mỹ chỉ lôi kéo được ba nước châu Á là Pakistan, Thái Lan và Philippines tham gia tổ chức quân sự này.
Với việc ký Hiệp định Genève, Pháp không giữ được Việt Nam trong quỹ đạo của Mỹ, do đó Mỹ quyết định "hất cẳng Pháp và bọn thân Pháp về mọi mặt kinh tế, chính trị, quân sự" [8, XVII, 71] khỏi Miền Nam Việt Nam. Mỹ -Diệm loại bỏ các tay chân Pháp (Nguyễn Văn Hình, Lê Văn Viễn ...), "tiêu diệt các giáo phái vù trang" Hoa Hảo, Cao Đài Tây Ninh [8, XVII, 221] và truất phế Bảo Đại. Đồng thời, "Mỹ đã đưa Ngô Đình Diệm là tay sai đắc lực của Mỹ lên nắm chính quyền bù nhìn" [8, XV, 163]. Để "củng cố địa vị của bù nhìn Ngô Đình Diệm" [8, XV, 409], Mỹ cử cố vấn sang Miền Nam Việt Nam giúp Diệm "xây dựng bộ máy đàn áp và thống trị, Đảng cần lao nhân vị, Phong trào cách mạng quốc gia, bộ máy chính quyền, quân đội, công an" [8, XVII, 222]. Bất chấp sự ngăn cấm của Hiệp định Genève, Mỹ ''chuyển vũ khí vào Miền Nam, xây dựng căn cứ quân sự" [8, XVII, 221] ở đó.
Trong âm mưu biến Miền Nam thành một thuộc địa kiểu mới, "Mỹ không đặt quan cai trị (...), không cho quân chiếm đóng" [8,XVIỊ220-221] như thực dân Pháp trước kia, mà chỉ dùng hệ thống cố vấn và "dùng chính sách viện trợ để nắm lấy quân đội, chính quyền và kinh tế của Miền Nam" [8, XVII, 421].
Mỹ "tìm mọi cách chèn ép và nắm dần cơ sở kinh tế Pháp. Các công ty khai thác của Mỹ đã đặt cơ sở kinh doanh, bỏ vốn vào một số cơ sở của Pháp" [8, XVII, 221]. " Mỹ và phe Mỹ nhập khẩu hàng hóa, đầu tư (....), biến Miền Nam thành thị trường độc quyền của Mỹ" [8, XVII, 221].
135
Đồng thời Mỹ dùng nhiều biện pháp chính trị, tài chính để "thúc ép Pháp rút quân khỏi Miền Nam" [8, XVII, 221]. Cuối cùng "Bộ tổng chỉ huy các lực lượng Liên hiệp Pháp sẽ giải tán trong vòng tháng.4-1956" [8, XVII, 146] tức 3 tháng trước ngày tổng tuyển cử.
Pháp rút lui, Mỹ - Diệm tuyên bố "không bị ràng buộc" bởi Hiệp định Genève. "Thế là vấn đề (...) thống nhất Việt Nam bằng tổng tuyển cử tự do trong cả nước như Hiệp định Giơnevơ đã quy định sẽ không thực hiện đúng kỳ hạn" [8, XVII, 249]. Nước ta bị chia cắt, không phải trong 2 năm mà kéo dài đến 21 năm.
136