MỸ VÀ "KẾ HOẠCH NAVARRE "

Một phần của tài liệu việt nam trong chính sách của mỹ từ 1940 đến 1956 (Trang 86 - 100)

CHƯƠNG 3: MỸ CHỦ TRƯƠNG KÉO DÀI CHIẾN TRANH Ở

3.1. MỸ VÀ "KẾ HOẠCH NAVARRE "

Ngày 7-5-1953, Pháp chọn đại tướng Henri Navarre, nguyên tham mưu trưởng tại Bộ tư lệnh Các lực lượng đồng minh ở Trung Âu, một viên tướng được Mỹ tín nhiệm, sang Đông Dương làm tổng chỉ huy quân Pháp.

Ngay sau đó, 1-6, Eiscnhower cử một phái đoàn quân sự do trung; tướng John W.

CVDanicl, tư lệnh quân Mỹ ở Thái Bình Dươnq, dẫn đầu, gồm Philip W. Bonsal, vụ trưởng Vụ Đông Nam Á thuộc Bộ ngoại giao, tướng Russel, tướng Carty, cùng 10 sĩ quan tham mưu Hải, Lục, Không quân Mỹ sang Sài Gòn để - theo lời của Eisenhower - "tăng cường sự hữu hiệu của các nỗ lực quân sự của những người bạn [Pháp] của chúng ta" [64, 218].

Được Mỹ hứa giúp đỡ mọi mặt, tướng Navarre soạn ra một kế hoạch đầy tham vọng hòng giành lại thế chủ động chiến lược trên chiến trường Đông Dương, chuyển bại thành thắng trong vòng 18 tháng.

Nhưng "để đạt được tối đa cơ may mà Kế hoạch Navarre mang lại, Pháp phải có dược cả trăm tỷ írancs mà kế hoạch này tiêu tốn. Không có viện trợ của Mỹ, Pháp đành rút lui"

[109,76]. Do đó, đầu tháng 7-1953, ngoại trưởng Georges Bidault được cử sang WashiniTton, mang theo Kế hoạch Navarre để xin những người cầm đầu nước Mỹ tăng viện trợ.

Chính phủ Mỹ vui mừng thấy Pháp quyết tâm theo đuổi chiến tranh ở Đông Dương và không còn ý định bỏ cuộc nửa chừng.

Eisenhower tính toán: "Theo dự kiến, lực lượng; Liên hiệp Pháp vào cuối năm 1954 sẽ lên tới 55 vạn quân. Lực lượng của Việt Minh ước đoán không quá 40 vạn quân. Do đó, nếu Liên hiệp Pháp có thể nhử được Việt Minh chiến đấu một cách công khai thì Liên hiệp Pháp có thể dành gục lực lượng chính quy của Việt Minh vào cuối thời gian có nhiều trận đánh của năm 1955, biến cuộc chiến ở Đông Dương thành những, cuộc hành quan càn quét mà phần lớn có thể do quân đội bản xứ tiến hành" [64, 410]. Trong bức điện gửi Dulles,

86

Eisenhower bày tỏ niềm tin rằng kế hoạch Navarre "đã hình dung một chiến thắng quan trọng vào mùa hò 1955" [64, 60].

Đốn lượt Dulles tuyên bố trước mội tiểu ban của Thượng viện Mỹ rằng Kế hoạch Navarre có mục đích "bỏ gãy tổ chức của cuộc xâm lăng cộng sản vào cuối mùa chiến đấu năm 1955 và do đó biến chiến tranh thành một cuộc du kích chiến. Đến năm 1956, các lực lượng bản xứ của ba Quốc gia liên kết -Việt Nam, Lào và Cam-bốt - có thể sẽ đương đầu phần lớn cuộc chiến tranh du kích này" [61,69].

Niềm lạc quan lan sang giới quân sự. Trước Tiểu ban quan hệ đối ngoại của Hạ viện, đô đốc Radford ca ngợi Kế hoạch Navarre là "một khái niệm chiến lược rộng rãi sẽ đảm bảo một bước ngoặt thuận lợi trong tiến trình chiến tranh trong vài tháng nữa" [102, I, 96]. Còn trung tướng O’Daniel đang có mặt ở Việt Nam tin rằng kế hoạch Navarre "có thể làm thay đổi chiều hướng [của chiến tranh] và dẫn đến thắng lợi quyết định đối với Việt Minh"

[102,1,77]. Ông không quên nhắc khéo chính phủ Mỹ: "Một chiến thắng của Pháp có thể xảy ra nếu Mỹ sẵn sàng yểm trợ về mặt vật chất" [102, I, 96].

Eisenhower cho thành lập "ưỷ ban đặc biệt về Đông Dương" (The Special Committee on Indochinci) gồm thứ trưởng Bộ ngoại giao Walter B. Smith (làm trưởng ban), thứ trưởng Bộ quốc phòng Roger M. Kyes, các tham mứu trưởng ba quân chủng và giám đốc Cơ quan tình báo trung ương (GIA) Allen Dulles, để - theo lời của Eisenhovver - "nghiên cứu nhiều biện pháp khả thi hơn nữa đặng ủng hộ Kế hoạch Navarre" [64, 413]. ông cũng ra lệnh lập

"Nhóm công tác đặc biệt về Đông Dương" (The Special Working Group on Indochina) do tướng hồi hưu Graves B. Erskine cầm đầu để "đánh giá nỗ lực quân sự của Pháp, đưa ra các khuyên cáo liên quan đến những đóng góp trong tương lai của Mỹ cho cố gắng đó, và lưu ý tới những tình huống bất ngờ nếu Mỹ trực tiếp can thiệp vào chiến tranh" [102, I, 90].

Cuối tháng 10 - đầu tháng 11-1953, Eiscnhovvcr cử phó tổng thống Nixon sang Việt Nam để nắm tình hình triển khai Kế hoạch Navarre. Đây là lần đầu tiên một viên chức ở cấp cao như thế troníỊ bộ máy cẩm quyền của Mỹ đích thân đến Việt Nam. Sau các cuộc thảo luận với tổng uy viên Maurice Dejean và tổng chỉ huy Henri Navarre (ở Sài Gòn) và với

"quốc trưởng" Bảo Đại (ở Đà Lạt), Nixon đến tận Ghềnh (Ninh Bình) để quan sát tận mắt cuộc hành quân Hải âu (opération Mouette) đang diễn ra ở đó. về lại Mỹ, Nixon tuyên bố trước Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ: "Chúng ta phải chọn lựa: hoặc là giúp đỡ Pháp bây

87

giờ, hoặc là sau này phải gánh lấy gánh nặng để ngăn ngừa một sự tiếp quản của Cộng sản "

[100, 30].

Lẽ dĩ nhiên chính phủ MỸ chọn giải pháp thứ nhất. Chính phủ đề nghị viện trợ quân sự cho Pháp 460 triệu đô-la, nhưng ngày 30-7-1953 Quốc hội cắt bớt 60 triệu đô-la, chỉ chấp thuận số tiền 400 triệu [34, 132]. Nhưng hơn một tháng sau, ngày 9-9, chính phủ Mỹ cấp thêm 385 triệu đô-la nữa [102, I, 77] để, theo lời Eisenhower, "tiếp tế và trang bị cho các lực lượng bổ sung của Pháp và bản xứ trong giai đoạn xây dựng" [64, 410]. Trước đó mấy ngày, ngày 5-9, Mỹ cho Pháp thuê hai bàng không mẫu hạm Beỉỉeau Wood và Langley (đổi tên lại thành La Fayette) [80? 446-447].

Mỹ không cho không ai bao giờ, ngược lại, "viện trợ Mỹ, cả về kinh tế lẫn về quân sự, đều kèm theo những điều kiện" [93, 27]: đó là Pháp phải "tạo điều kiện dễ dàng cho việc trao đổi thông tin với các quan chức quân sự Mỹ và lưu tâm tới những quan điểm của những quan chức đó trong khi triển khai và tiến hành các kế hoạch quân sự của Pháp ở Đông Dương" [102, I, 78].

Ngày 1-4-1953, Adlai E. Stevenson đã tuyên bố không úp mở: "Mỹ đã gánh chịu gánh nặng chiến tranh ngày một nặng nề hơn, do đó Pháp và Việt Nam [Bảo Đại] phải chấp nhận cho Mỹ tham gia nhiều hơn nữa vào việc điều khiển cuộc chiến" [126, 14].

Trong phiên họp ngày 29-1-1954 của Ủy ban đặc biệt về Đông Dương, thứ trưởng Bộ quốc phòng Kyes đặt điều kiện cho việc viện trợ: "Nếu chúng ta đáp ứng những yêu cầu khẩn cấp của Pháp thì Pháp phải bị ràng buộc bởi hai điều: một là phải thực hiện sự hợp tác tối đa [giữa Mỹ] với Pháp trong việc huấn luyện [quân Bảo Đại] và trong chiến lược; hai là phải tăng cường hoạt động của tướng O'Daniel bằng mọi cách có thể có được" [97, 34].

Trung tướng O'Daniel - được Eisenhower cử sang Việt Nam từ 1-6-1953 (như đã trình bày ở trước) - được giữ ở lại Việt Nam làm chỉ huy MAAG (từ tháng 2-1954) thay thiếu tướng Thomas Trapnell. Việc cử một trung tướng cầm đầu MAAG cho thấy chính phủ Mỹ muốn nâng cao hơn nữa tầm quan trọng của phái bộ quân sự này.

Tuy phải ngửa tay xin đô-la và súng đạn của Mỹ, đại tướng Navarre, tổng chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương, cũng như các viên chức quân sự và chính trị cao cấp khác của Pháp cảm thấy khó chịu trước việc Mỹ ngày càng tìm cách "xâm nhập ảnh hưởng của họ vào công việc của chúng ta [của Pháp]" [147,28]. Navarre viết: "Đổi lại sự gia tăng viện trợ mà chúng ta phải xin họ, Mỹ - thông qua tướng O'Daniel - quyết định làm cho những quan

88

niệm của họ chiếm tru thế trên mọi phương diện ... Lợi dụng quyền điều tra kiểm soát việc sử dụng các kinh phí và vật dụng do Mỹ cung cấp, ông ta tìm cách áp đặt quan điểm của ông ta trong mọi lãnh vực ... Nếu chúng ta không phản ứng, địa vị của chúng ta ngày càng tiến đến chỗ làm những tên lính đánh thuê đơn thuần. Tôi buộc phải báo cho Paris biết càng ngày tôi càng có cảm tưởng người chủ thực sự ở Đông Dương là viên chỉ huy MAAG "

[147, 137].

Dưới sức ép của O'Daniel, Navarre "phải đồng ý để cho Mỹ đặt các sĩ quan liên .lạc tại Tổng hành dinh của Navarre và bộ chỉ huy huấn luyện" [97, 34].

3.2. MỸ VỚI CHIẾN CUỘC ĐIỆN BIÊN PHỦ.

Dựa vào đô-la, vũ khí và trang bị quân sự Mỹ, Navarre quyết định chiếm Điện Biên Phủ với ý định lôi kéo bộ đội chủ lực Việt Nam đến đó để "nghiền nát". Mỹ tán thành quyết định đó.

Vào lúc 10g30 sáng 20-11-1953, 64 máy bay vận tải quân sự C.47 do Mỹ chế tạo thả dù 800 lính thuộc Tiểu đoàn dù thuộc địa số I (lPerP BPC) xuống cánh đồng Mường Thanh.

Điện Biên Phủ được xây dựng thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương với hơn 16.000 quân đồn trú.

Chính phủ Mỹ cử đến Điện Biên Phủ "một ủy ban thanh tra, gồm nhiều chuyên viên có đầy kinh nghiệm trong chiến tranh Triều Tiên, tự xưng là biết những khả năng chiến thuật của súng đại bác phòng không của Nga". Sau khi kiểm tra toàn bộ tập đoàn cứ điểm, uỷ ban Mỹ "khẳng định rằng các vị trí của Pháp cùng những liên lạc bằng đường không sẽ không bị phòng không đối phương quấy rối nghiêm trọng. Uỷ ban Mỹ tuyên bố rằng, dù thế nào đi nữa, pháo binh và máy bay bắn trả, cùng toàn bộ những; nơi thả dù được lựa chọn một cách chính xác, tất cả sẽ cho phép duy trì việc tiếp tế tập đoàn cứ điểm mà không phải sợ bị tổn thất quá nghiêm trọng (...) Trong trường hợp xấu nhất, luôn luôn có thể tiếp tế tập đoàn cứ điểm bằng cách thả dù vào ban đêm" [136,331].

Nhiều tướng lãnh Mỹ - như trung tướng John O'Daniel, tư lệnh quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương, thiếu tướng Thomas J.H. Trapnell, chỉ huy MAAG v.v... - nhiều lần đến tận Điện Biên Phủ để kiểm tra tính chất kiên cố của "pháo đài bất khả xâm phạm" này. Ba sĩ quan Mỹ - trung tá Richard F. Hen, trung tá John M. VVohncr và dại uy Robcrl M. Lloyd - được cử ở lại Điện Biên Phủ để giúp bộ chỉ huy của tập đoàn cứ điểm. Theo lời khai của thiếu uy Pháp Jacques (bị bộ đội Việt Nam bắt trước khi trận đánh bắt đầu), trung tâm đề

89

kháng Him Lam "do một cố vấn Mỹ ở Triều Tiên sang thiết kế và trực tiếp đôn đốc thi công" [31, 33].

Ngày 20-2-1954, Mỹ viện trợ thêm cho Pháp 40 máy bay các loại, từ máy bay ném bom B.26 đến máy bay vận tải C.47, C.119 ... Cũng trong tháng 2, Mỹ gửi sang Việt Nam 200 lính kỹ thuật thuộc Đơn vị phục vụ không quân số 81 (81PstP Air Service Unit) để giúp Pháp bảo trì và sửa chữa các loại máy bay mà Mỹ đã cung cấp. "Năm trong số những người này bị tuyên bố là mất tích ngày 18-6-1954" [182, 307].

Ngày 13-3-1954, bộ đội Việt Nam bắt đầu nổ súng tiến công Điện Biên Phủ. Chỉ trong 4 ngày (13 - 17-3), hệ thống phòng ngự của Phân khu Bắc và một trung tâm đề kháng của Phân khu trung tâm sụp đổ, hai tiểu đoàn tinh nhuệ của Pháp bị diệt gọn, một tiểu đoàn khác tan rã. Nhà sử học Mỹ Joseph Buttinger nhận định: "Sau ngày 18-3, Pháp hiểu rằng Việt Minh có đủ sức mạnh để giành được chiến thắng ở Điện Biên Phủ mà không cần có sự can thiệp trực tiếp của Trung Quốc" [46, II, 818]. Ngay cả thủ tướng Pháp Joseph Lanicl, chỉ vài tuần trước còn lạc quan tin tưởng ở (hắng lợi của Kế hoạch Navarre, nay cũng phải thú nhận: Bộ đội Việt Minh "đã giành được những ưu thế có tính chất quyết định đến mức không còn ai tin vào khả năng phòng thủ vị trí cũng như kết quả cuối cùng của trận đánh"

[145, 170].

Ở Washington, những người câm đâu nước Mỹ theo dõi tình hình Điện Biên Phủ với nỗi lo âu sâu sắc. Không đánh giá quá thấp bộ đội Việt Nam như trước nữa, họ thú nhận:

Điện Biên Phủ có thể thất thủ, "có khả năng Pháp sẽ thương lượng tại Genève để thoát khỏi một cuộc chiến tranh thất nhân tâm" [198], Việt Minh sẽ thắng và Mỹ sợ mãi mãi mất ảnh hưởng tại Việt Nam.

Trước mắt, Mỹ khẩn cấp viện trợ thêm cho Pháp gần 100 máy bay ném bom và chiến đấu, gần 50 máy bay vận tải. Mỹ còn cho Pháp mượn 29 máy bay vận tải cỡ lớn C.119

"Flying Boxcar" do các phi công Mỹ lái, để lập cầu hàng không giữa Hà Nội và Điện Biên Phủ. "Mỗi ngày, gần 100 máy bay vận tải DC.3 đã hạ cánh xuống sân bay trong tầm súng cối của Cộng sản, vận chuyển từ 200 đến 300 tấn hàng tiếp tế. Thêm vào đó là 30 máy bay vận tải cỡ lớn C.J 19 mỗi sáng thả dù từ 100 đến 150 tấn hàn", tiếp tế khác. Tất cả các máy bay của cầu hàng không đều do Mỹ giúp" [202bis]. Không chỉ cung cấp máy bay, Mỹ còn cung cấp cả người lái. Một số phi công Mỹ tham gia cầu hàng không này thừa nhận "hỏa lực phòng không của Việt Minh dày đặc giống như ở vùng Ruhr trong Thế chiến thứ hai" [171,

90

37]. Chính trong một phi vụ chở vũ khí đạn dược cho Điện Biên Phủ ngày 6-5-1954, một chiếc máy bay "Packet" của Mỹ bị súng phòng không Việt Nam bắn và nổ tung. Đại úy James B. McGovern và phi công Wallace Buford chết [133, 167].

Nhưng chỉ tăng viện không thôi thì không cứu được Điện Biên Phủ đang bị bao vây ngày càng chặt, nên "chính quyền Eisenhower cảm thấy sự can thiệp [của Mỹ] là cần thiết"

[198]. Do đó, trong nửa cuối tháng 3-1954, "khả năng Mỹ can thiệp [ở Điện Biên Phủ] trở thành đồ tài bàn cãi nghiêm chỉnh trong chính phủ" [55, 262].

Kế hoạch can thiệp quân sư trực tiếp vào Việt Nam mang mật danh "Cuộc hành quân Chim kên kên" (Operation Vulture) do chính đô đốc Arthur w. Radford, chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, soạn thảo và được Eisenhower chấp thuận [165, 139], theo đó: 60 máy bay B.29 "Superfort" - loại máy bay ném bom lớn nhất của Mỹ lúc đó, mỗi chiếc có thể chở 8 tấn bom [109,302] - cất cánh từ hai căn cứ không quân của Mỹ Clark Field (ở Philippines) và Okinawa (ở Nhật Bản) - được hộ tống bởi 150 máy bay chiến đấu của các hàng không mẫu hạm thuộc Hạm đội số 7 của Mỹ hoạt động trong vịnh Bắc Bộ - sẽ ném bom rải thảm, mỗi đợt khoảng 450 tấn bom, xuống các trận địa pháo, các nơi đóng quân của Việt Minh và các con đường tiếp tế dẫn tới Điện Biên Phủ.

Để không bị nhân dân Mỹ phản đối và dư luận thế giới lên án, những cuộc ném bom ấy sẽ diễn ra vào ban đêm, phù hiệu của Không quân Mỹ trên các máy bay sẽ bị xóa đi (theo lời Radford, làm như vậy để "không ai biết máy bay đó là của ai và từ đâu đến" [81,447]) hoặc thay bằng phù hiệu của Không quân Pháp [129, 320]. Để che dấu bàn tay can thiệp của Mỹ, Radford còn đề nghị lập một Phi đoàn tình nguyện quốc tế (International Volunteer Air Corps) gồm phi công nhiều quốc tịch khác nhau [197, 13].

Ngoài loại bom thông thường (mỗi quả nặng 2 tấn [147, 50]), Radford còn đề nghị sử dụng 3 quả bom nguyên tử chiến thuật loại nhỏ (smali tactical atomic bombs) [100, 30].

Tuy sợi là "nhỏ" song bom nguyên tử chiến thuật đó "lớn hơn nhiều so với những quả bom đã ném xuống Nhật Bản" [40, 149]. Một nhóm nghiên cứu của Lầu Năm Góc cho rằng "chỉ cần 3 quả bom nguyên tử chiến thuật cũng đủ nghiền nát các lực lượng Việt Minh ở Điện Biên Phủ" [133, 114]. Tướng Nathan F. Twining, tham mưu trưởng Không quân Mỹ, đoán chắc rằng 3 quả bom nguyên tử chiến thuật "sẽ xóa sạch quân Cộng sản ở đó, dàn nhạc có thể chơi bài Marseillaise và quân Pháp [bị bao vây ở Điện Biên Phủ] có thể diễu hành ra khỏi nơi ấy một cách chỉnh tề" [40, 143]. Ngày 23-4-1954, gặp ngoại trưởng Pháp Bidault

91

tại Paris, Dulles gợi ý: "Và nếu chúng tôi cho các anh hai quả bom nguyên tử để cứu Điện Biên Phủ thì sao?" [147, 48]. Ngoài hai quả bom nguyên tử ném xuống Điện Biên Phủ, Dulles còn đề nghị với Bidault "dùng một hay nhiều bom hạt nhân khác ném xuống các đường tiếp tế gần biên giới Trung Hoa" [57, 26j.

Nixon đồng ý với kế hoạch của Radford, nhưng cho rằng chỉ ném bom không thôi là chưa đủ. Ngày 16-4, trước Hội nghị các chủ báo Mỹ, Nixon tuyên bố: "Nếu để ngăn Cộng sản bành trướng rộng hơn nữa ở châu Á và Đông Dương, chúng ta phải mạo hiểm gửi thanh niên chúng ta sang đó bây giờ [64, 427] ". Theo chuẩn tướng James M. Gavin, tham mưu phó Lục quân Mỹ phụ trách kế hoạch, Mỹ có thể đưa sang Bắc Bộ "8 sư đoàn chiến đấu, 35 tiểu đoàn công binh cùng với pháo binh và yểm trợ hậu cần" [163, 285].

Ý kiến của Eisenhower như thế nào?

Với tư cách là tổng thống kiêm tổng tư lệnh Quân đội Mỹ, ông ta tán thành kế hoạch

"Cuộc hành quân Chim kên kên" vì, theo ông ta, "hiệu quả tâm lý của một cuộc ném bom bằng không quân sẽ nâng cao tinh thần của Pháp và Việt Nam [tức Bảo Đại] và sẽ cải thiện toàn bộ tình hình, ít ra là tạm thời" [64, 428]. về ý kiến của Nixon gửi bộ binh Mỹ sang trực tiếp tham chiến ở Việt Nam, Eisenhower không bác bỏ ngay mà cho rằng: "Lẽ dĩ nhiên, đó luôn luôn là một khả năng; vấn đề đó lúc nào cũng được nghiên cứu đến" [64, 427]

Ngày 20-3-1954, đại tướng Paul Ély, tổng tham mứu trưởng Quân đội Pháp, bay thẳng từ Việt Nam sang Mỹ cầu cứu. Sau khi tiếp Ély, đô đốc Radford báo cáo với Eisenhower:

Thất bại của Pháp ở Việt Nam có thể "dẫn đến việc toàn bộ Đông Nam Á mất vào tay Cộng sản thống trị", do đó Mỹ "phải chuẩn bị hành động nhanh chóng và mạnh mẽ theo lời Pháp yêu cầu Mỹ can thiệp" [80, 448].

Tình hình quân sự của Pháp ở Việt Nam ngày càng xấu đi không phải là nguyên nhân duy nhất thúc đẩy chính quyền Eisenhower muốn can thiệp vào cuộc chiến tranh ở đó. Bất chấp sự phản đối quyết liệt của Mỹ, ngày 18-2-1954, chính phủ Pháp dồng ý sẽ ngồi vào bàn Hội nghị Gcnòve để bàn bạc với chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoa về vấn đề kết thúc chiến tranh và lập lại hoa bình ở Việt Nam. Do đó, Mỹ can thiệp quân sự vào Việt Nam trước khi Hội nghị Genève khai mạc chính là "nhằm tránh việc Pháp bán rẻ (sell out)" Việt Nam [102, I, 35] bằng con đường thương thuyết, thậm chí còn làm cho Hội nghị thất bại ngay trước khi nó bắt đầu.

92

Một phần của tài liệu việt nam trong chính sách của mỹ từ 1940 đến 1956 (Trang 86 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(212 trang)