CHƯƠNG 4: MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG CHÍNH SÁCH BÀNH TRƯỚNG THẾ LỰC CỦA MỸ (từ giữa năm 1954 đến cuối
4.3. MỸ PHÁ HOẠI HIỆP ĐỊNH GENÈVE, NHEN LẠI NGỌN LỬA CHIẾN TRANH Ở VIỆT NAM
4.3.1. MỸ PHÁ HOẠI TỔNG TUYÊN CỬ ĐỂ TÁI THÔNG NHẤT VIỆT NAM
Một trong nhữns điểm mà tổng thống Mỹ không ưa là cuộc tổng tuyển cử dự kiến tổ chức vào tháng 7-1956 để tái thống nhất hai miền Nam Bắc Việt Nam.
Từ lâu, Mỹ đã thấy uy tín to lớn của nhà cách mạng Hồ Chí Minh và tin chắc rằng nếu có một cuộc bầu cử hay trưng cầu ý dân thì vị lãnh tụ này chắc chắn sẽ đắc cử:
"Một cuộc trưng cầu ý dân thực sự tiếu biểu sẽ dẫn tới việc mất [Việt Nam] vào tay kiểm soát của Cộng sản" (Giác thư ngày 17-3-1954 của Hội đồng an ninh quốc gia) [101,47].
130
"[Tôi] thừa nhận khả năng rằng Hồ [Chí Minh] có thể thắng trong một cuộc trưng cầu ý dân, nếu như nó được tổ chức hôm nay ở Việt Nam" . (Livingston Merchant, 31-5-1954) [102, I, 146].
"Hồ Chí Minh đang điều khiển 75% đất nước; trong một cuộc bầu cử tổ chức nay mai, ông sẽ được 80% số phiếu" (thứ trưởng ngoại giao Bedell W. Smith, 23-6-1954) [101,46].
"Một sự- thật không còn nghi ngờ gì nữa, bầu cử cuối cùng có nghĩa là thống nhất Việt Nam dưới quyền Hồ Chí Minh" (Dulles, 7-7-1954) [101,46].
"Hồ [Chí Minh] có thể thu 80% số phiếu" (Eisenhower viết trong hồi ký) [64, 449].
"Nếu cuộc tổng tuyển cử trong cả nước dự định tổ chức vào tháng 7-1956, (...) Việt Minh hầu như chắc chắn sẽ thắng" (Bản ước lượng tình báo của CIA, 3-8-1954) [102, II, 12].
v.v...
Tại Hội nghị Genève, Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam dân chủ cộnơ hoa đề nghị tổ chức tổng tuyển cử 6 tháng kể từ ngày ký Hiệp định đình chiến. Hay tin ấy, ngày 7-7-1954, Dulles gửi bức điện mật số 77 cho trưởng Phái đoàn Mỹ Walter B. Smith: "Điều quan trọng hơn cả là phải trì hoãn cuộc tuyển cử càng lâu càng tốt sau khi ký Hiệp định đình chiến"
[101, 46].
Thấy biện pháp "trì hoãn" không làm thay đổi kết quả cuộc tuyển cử, ngày 3-8-1954, Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ đưa ra chủ trương không tổ chức tuyển cử nhằm "ngăn chặn một thắng lợi của Cộng sản thông qua cuộc tuyển cử trên toàn thể nước Việt Nam" để "duy trì một Miền Nam Việt Nam thân hữu [với Mỹ], không Cộng sản" [101, 1].
Theo điều 7 của Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève, chính quyền của hai miền Nam Bắc Việt Nam sẽ gặp nhau vào ngày 20-7-1955 để hiệp thương về việc tổ chức cuộc tổng tuyển cử.
Tháng 5-1955, tức hai tháng trước ngày hiệp thương, Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ soạn một tài liệu nhan đề Chính sách của Mỹ đối với tuyển cử ở Việt Nam vạch ra những việc cần làm "để không gây ra ấn tượng [Mỹ] ngăn cản cuộc tuyển cử". Một trong những việc đó là "cần phải nhấn mạnh tới việc tuyển cử tự do, bằng phiếu kín, với sự giám sát nghiêm ngặt" [101, 22), xem đó như là những điều kiện tiên quyết cho việc tổ chức tổng tuyển cử.
131
Ngày 28-6-1955. Dulles tuyên bố: "Không thể tổ chức tuyển cử nếu không có những điều kiện tiên quyết thích đáng" [81,81].
Ngày 1-6-1956, trong bài diễn văn đọc trước Hội những người Mỹ bạn của Việt Nam (The American friends of Vietnam), trợ lý ngoại trưởng Walter S. Robertson tuyên bố: "Điều khoản về tuyển cử trong Hiệp định Genève là vô nghĩa, trừ phi bảo đảm trước được những điều kiện loại bỏ sự đe dọa hay sự ép buộc đối với cử tri" [182].
Việc Mỹ đặt ra những điều kiện tiên quyết chẳng qua nhằm đánh lừa dư luận, muốn mọi người tin rằng sở dĩ Mỹ chống tuyển cử không phải vì sợ Hồ Chí Minh đắc cử, mà chỉ vì sợ tuyển cử thiếu tự do. Trong thâm tâm, Mỹ sợ cả tuyển cử tự do. Chẳng hạn, trong giác thư ngày 12-3-1954 gửi bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ viết: "Tin tình báo đang phổ biến hiện nay khiến Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân tin rằng một sự giải quyết dựa trên bầu cử tự do hầu như chắc chắn sẽ dẫn tới việc mất các Quốc gia liên kết [Đông Dương] vào tay Cộng sản kiểm soát" [103, II, 12].
Báo cáo ngày 1-2-1955 của Ban nghiên cứu thuộc Bộ ngoại giao cũng viết: "Trên cơ sở những chiều hướng hiện nay, hầu như bất cứ loại hình bầu cử nào mà người ta có thể tổ chức ở Việt Nam vào năm 1956, sẽ đem lại cho những người Cộng sản một lợi thế rất có ý nghĩa nếu không phải là mang tính quyết định". Thậm chí, việc lập ra "những điều kiện về tự do bầu cử có thể làm cho những người Cộng sản được thuận lợi nhiều hơn là đối thủ của họ" [80,89].
Các nhà sử học Mỹ nhận định:
"Bởi vì trong những điều kiện hiện nay, chế độ ở Miền Nam không thể sống sót sau cuộc tổng tuyển cử, do đó có thể đoán trước rằng họ sẽ chống đối việc tổ chức một cuộc tổng tuyển cử như thế" (Joseph Buttinser) [46, II, 843].
"Họ sợ Việt Minh sẽ đạt được thắng lợi trong cuộc tuyển cử, bất kể là cuộc tuyển cử đó được chuẩn bị và giám sát cẩn thận như thế nào" (Marvin E. Gettleman) [69, 162].
"Diệm không thể không thấy rõ rằng trong những điều kiện bầu cử tự do, những cơ may của ông ta sẽ giảm đi một cách mạnh mẽ và rằng cuộc bầu cử được Uỷ ban quốc tế giám sát rất có thể tạo ra những điều kiện đủ tự do để bảo đảm rằng, ngay tại Miền Nam, ôns ta cũng sẽ thất bại" (George McT. Kahin và Min W. Lewis) [83, 81-82].
132
Do chủ trương của Mỹ phá hoại cuộc tổng tuyển cử, nên các cuộc hiệp thương (dự kiến thán2 7-1955) và cuộc tổng tuyển cử (dự kiến tháng 7-1956) đã không diễn ra. Nước Việt Nam lê ra đã được tái thống nhất hai năm sau Hiệp định Genève, trong thực tế tiếp tục bị chia cắt trong 21 năm.