Giác thư ngày 24-1-1944 của Franklin D. Roosevelt gửi ngoại trưởng Cordell Hull.
Tôi gặp HalifaxP1F*P tuần qua và nói với ông ta một cách hoàn toàn thẳng thắn rằng thật sự trong hơn một năm qua, tôi đã bày tỏ ý định rằng Đông Dương sẽ không bị giao lại cho Pháp và sẽ được cai trị bằng một sự ủy trị quốc tế (...)
Tôi thấy không có lý do nào để bàn bạc với Bộ ngoại giao Anh trong vấn đề này. Lý do duy nhất mà họ có vẻ chống đối lại điều đó là họ sợ hậu quả có thể có đối với những thuộc địa của chính họ và của Hà Lan. Họ không bao giờ thích ý nghĩ về ủy trị bởi vì, trong một số trường hợp, ủy trị nhằm tới độc lập trong tương lai. Điều đó là có thật trong trường hợp Đông Dương.
Nguồn: Bộ ngoại giao Mỹ, foreign Relations of the united States 1944, Government Printins Office, Washington, D.C., 1965, tập III, tr. 773.
Tuyên bố của Franklin D. Roosevelt trong cuộc họp báo ngày 23-2-1945.
Trong hai năm trời nay tôi bận tâm kinh khủng về Đông Dương (...). Người Đông Dương không giống người Trung Hoa (...) sẽ cần một thời gian dài để dạy cho họ tự quản ơi lấy họ (...). Với ngươi Đông Dương, có cảm tưởng rằng họ phải được độc lập, nhưng họ không sẵn sàng được như vậy. Lúc đó, tôi gợi ý với Tưởng [Giới Thạch] rằng Đông Dương phải được đặt dưới chế độ ủy trị (...) để dạy cho họ tự quản trị lấy họ. Chúng ta cần tới năm mươi năm để làm việc đó ở Philippines.
(...) Trung Hoa thích ý kiến đó. Người Amh lại không thích ý kiến đó. Ý kiến đó có thể làm phá sản đế quốc của họ, bởi vì nếu người Đông Dương hợp tác với nhau và đạt được độc lập thì người Miến Điện cũng có thể làm như vậy đối với Anh. Nsười Pháp đã nói về việc họ mong muốn chiếm lại Đông Dương, nhưng họ không có tàu bè để làm được điều đó (...)
Nguồn: William A. Williams và nnk (biên tập), America in Vietnam - A Documentary History, NXB Anchor Press / Doubleday, New York, 1985.
* Lord Halifax, đại sứ Anh tại Mỹ
178
Ghi chép của Charles TaussigP2F*P về buổi hội đàm ngày 15-3-1945 với Franklin D.
Roosevelt.
Tôi hỏi tổng thống rằng ông có thay đổi ý kiến hay không về Đông Dương thuộc Pháp khi ông phát biểu với chúng tôi tại bữa ăn trưa với Stanley** (...). Ông do dự một lát rồi nói: nếu chửng ta có thể có được lời cam kết từ phía Pháp rằng họ đảm nhận các nghĩa vụ của uy trị, tôi sẽ đồng ý cho Pháp giữ các thuộc địa này với điều kiện độc lập sẽ là mục tiêu cuối cùng.
Nguồn: Bộ ngoại giao Mỹ, Foreign Relations of the united States 1945, Government Printing Office, Washington, D.C., 1967, tập 1, tr. 124.
Điện ngày 8-5-1945 của ngoại trưởng Echvard R. stettinius, Jr.
Vấn đề Đông Dương được bàn đến trong buổi hội đàm mới đây giữa tôi với Bidault*** và Bonnet**** . Ồng Bonnet lưu ý rằng rnặc dù chính phủ Pháp hiểu tuyên bố năm 1942 của ông Welles***** liên quan tới việc lập lại chủ quyền của Pháp tại Đế quốc Pháp là bao gồm cả Đông Dương, nhưng báo chí cứ tiếp tục hàm ý rằng một quan hệ đặc biệt sẽ dành cho thuộc địa này. Đã nói rõ với Bidault rằns hoàn toàn không có tuyên bố chính thức nào của chính phủ này đặt thành vân đề - ngay cả bằng cách ngụ ý - chủ quyền của Pháp đối với Đông Dương. Bidault có vẻ an tâm và chắc chắn đã đánh điện cho Paris rằng ông ta đã nhận được lời đảm bảo mới về việc chúng ta công nhận chủ quyền của Pháp đối với khu vực đó.
Nguồn: Bộ ngoại giao Mỹ, Foreign Relations of the United States 1949, Government Printing Office, Washington, D.C., 1967, tập VI, tr. 307.
Điện số 657 ngày 30-8-1945 của ngoại trưởng Mỹ James F. Byrnes gửi Max w.
Bishop, thư ký của Ưỷ ban Mỹ tại New Delhi, Ấn Độ.
Mỹ không có ý phản đối việc Pháp lập lại sự kiểm soát của họ ở Đông -Dương và không có tuyên bố chính thức nào của chính phủ Mỹ đặt thành vấn đề - ngay cả bằng cách ngụ ý - chủ quyền của Pháp ở Đông Dương (...)
* Charles Taussig, cố vấn về những vấn đề Caribbean
** Đại tá Oliver Stanley, bộ trưởng Bộ thuộc địa của Anh. Stanley ăn trưa với Roosevelt và Taussig ngày 16-1-1945
*** Georges Bidault, ngoại trưởng Pháp
**** Henri Bonnet, đại sứ Pháp tại Mỹ
***** Trong thư ngày 13-4-1942 gửi đại sứ Pháp Gaston Henry-Haye, quyền ngoại trưởng Mỹ Sumner Welles viết:
"Chính phủ Mỹ công nhận chủ quyền pháp lý của nhân dân Pháp đối với lãnh thổ Pháp và các thuộc địa của Pháp ở hải ngoại"
179
Nguồn: Allan W. Cameron (biên tập), Viet-Nam Crisis - A Documentary History, Cornell Press, Ithaca, 1971, tập I, tr. 51.
Diễn văn ngày 27-6-1950 của Harry S. Truman
(...) Cuộc tấn công Triều Tiên khiến cho rõ ràng không còn nghi ngờ gì nữa rằng Cộng sản đã vượt qua việc dùng lật đổ để chinh phục cấc nước độc lập và nay dùng xâm lăng vũ trang và chiến tranh. Họ đã thách thức các mệnh lệnh mà Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc đưa ra để bảo đảm hoa bình và an ninh quốc tế. Trong trường hợp đó việc các lực lượng Cộng sản chiếm Đài Loan sẽ là một de doa trực tiếp đến an ninh của vùng Thái Bình Dương và đến lực lượng Mỹ đang thi hành những chức năng hợp pháp và cần thiết ở vùng đó.
Vì vậy tôi đã ra lệnh cho hạm đội số 7 ngăn ngừa mọi cuộc tấn công Đài Loan (...).
Tôi cũng chỉ thị củng cố lực lượng Mỹ ở Philippines và tăng nhanh hơn viện trợ quân sự cho chính phủ Philippines.
Tương tự tôi đã chỉ thị đẩy nhanh việc cung cấp viện trợ quân sự cho lực lượng của Pháp và Các quốc gia liên kết ở Đông Dương và gửi một phái bộ quân sự [sang Đông Dương] để có những liên lạc công tác mật thiết với những lực lượng này.
Nguồn: Allan B. Cole (biên tập), Conflict in Indochina and International Repercussions - A Documentary History 1945-1955, Cornell University Press xuất bản, New York. 1956.
Thư đề ngày 4-4-1954 của Dwight D. Eisenhower gửi thủ tướng Anh Winston Churchill.
Tôi tin chắc rằng ngài đang theo dõi với mối quan tâm và lo lắng sâu sắc những báo cáo hàng ngày về cuộc chiến đấu dũng cảm mà người Pháp đang tiến hành ở Điện Biên Phủ.
Hôm nay tình hình ở đó chưa có vẻ tuyệt vọng.
Nhưng bất chấp kết quả của trận đánh đặc biệt đó, tôi e rằng người Pháp không thể một mình thấy rõ bản chất của sự việc, mặc dù chúng tôi đã cho họ một sự giúp đỡ rất quan trọng về tiền bạc và chiến cụ. Chỉ yêu cầu họ tăng cường nỗ lực không thôi thì không giải quyết được vấn đề. Nếu họ không thấy rỡ bản chất của sự việc và Đông Dương rơi vào tay của Cộng sản thì hậu quả cuối cùng đối với thế chiến lược toàn cầu của chúng tôi và của các ngài với sự thay đổi từ đó trong tương quan quyền lực của châu Á và Thái Bình Dương có thể là thảm khốc và tôi biết, ngài và tôi không thể chấp nhận ... Điều đó dẫn chúng tôi đến
180
kết luận rõ ràng rằng tình hình ở Đông Nam Á đòi hỏi chúng tôi phải khẩn trương có những quyết định nghiêm trọng và có ảnh hưởng sâu rộng.
Chưa đầy bốn tuần nữa thì đến [Hội nghị] Genève. Căn cứ vào tâm trạng ở Pháp thì ở Genève Cộng sản có khả năng chia rẽ chúng ta lớn hơn rất nhiều so với ở Berlin. Tôi có thể hiểu được khát vọng rất tự nhiên của người Pháp là tìm cách kết thúc cuộc chiến tranh này, cuộc chiến mà đã làm cho họ phải đổ máu trong tám năm. Nhưng việc tìm lối thoát khỏi thế bế tắc này buộc chúng ta phải đi đến kết luận rằng không có giải pháp đàm phán nào cho vấn đề Đông Dương mà trong bản chất lại không phải là một cách giữ thể diện nhằm che đậy sự đầu hàng của Pháp hay sự rút lui của Cộng sản. Khả năng thứ nhất quá nghiêm trọng trong các mối quan hệ chiến lược rộng rãi của nó nên chúng tôi không thể chấp nhận được.
Bằng cách nào đó chúng ta phải tính toán để dẫn tới khả năng thứ hai. Những dòng suy nghĩ sơ khởi của chúng tôi được [John] Foster [Dulles] phát thảo trong bài diễn văn của ông ấy vào tối thứ hai vừa qua [29-3-1954] khi ông ấy nói rằng trong những điều kiện hiện nay việc áp đặt hệ thống chính trị của Nga Cộng và đồng minh Trung Cộng của họ lên Đông Nam Á bằng bất cứ phương tiện nào cũng sẽ là một mối đe d ọa nghiêm trọng đối với toàn bộ cộng đồng tự do, và rằng, theo quan điểm của chúng tôi, khả năng này cần phải được đáp ứng bằng hành động thống nhất (united actiorì) chứ không phải được chấp nhận một cách thụ động...
Tôi tin rằng cách tốt nhất để làm cho khái niệm này thực sự có giá trị và mang lại nguồn yểm trợ lớn hơn về tinh thần và vật chất cho nỗ lực của Pháp là thông qua việc thiết lập một nhóm hay một liên minh mới, đặc biệt, bao gồm các nước có quan tâm sống còn đến việc ngăn chặn sự bành trướng của Cộng sản ở khu vực này. Tôi nghĩ rằng, ngoài hai nước chúng ta, còn có Pháp, Các quốc gia liên kết, Australia, New Zealand, Thái Lan, Philippines. Chính phủ Mỹ mong sẽ làm tròn phần việc của mình trong một liên minh như thế...
Điều quan trọng là liên minh phải mạnh và phải sẵn lòng tham gia chiến đấu khi cần.
Tôi không dự tính cần có lực lượng trên bộ đáng kể về phía các ngài cũng như về phía chúng tôi.
Cho tôi nhắc lại lịch sử: chúng ta đã không thể ngăn chặn Hirohito, Mussolini và Hitler vì đã không hành động một cách đoàn kết nhất trí và đúng lúc. Điều đó đánh dấu sự
181
bắt đầu của nhiều năm bi kịch nặng nề và thảm hoa tuyệt vọng. Chẳng lẽ các nước chúng ta chẳng học được điều gì từ bài học đó sao?...
Trân trọng.
Ike.
Nguồn: Dwight D. Eienhower, The White House Years: Mandate for Change, NXB The New American Library, New York, 1965, tr. 419-420.
182