CHƯƠNG 4: MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG CHÍNH SÁCH BÀNH TRƯỚNG THẾ LỰC CỦA MỸ (từ giữa năm 1954 đến cuối
4.1. MỸ THAY ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁP BANG THẾ LỰC CỦA MỸ
4.1.1. MỸ GẠT PHÁP RA KHỎI MIỀN NAM VIỆT NAM
4.1.1.1. MỸ THAY THẾ DẦN CÁC TAY CHÂN CỦA PHÁP BẰNG NHỮNG PHẦN TỬ THÂN MỸ
Muốn gạt Pháp ra khỏi Miền Nam Việt Nam, trước hết phải thay thế dần tay chân của Pháp bằng những phần tử thân Mỹ.
109
Vị trí đầu tiên mà Mỹ muốn đưa người của mình vào là chức thủ tướng Chính phủ Quốc gia Việt Nam. Để thay thế Bửu Lộc, Mỹ chọn Ngô Đình Diệm, một chính khách hội đủ những điều kiện cần thiết để trở thành một con cờ của Mỹ: chống Cộng, ghét Pháp và thân Mỹ.
Không phải đến lúc đó Ngô Đình Diệm mới chống Cộng, mà đã từng chống Cộng từ giữa những năm 20, khi tổ chức tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam mới ra đời. Khi ấy ông ta phục vụ trong bộ máy quan lại Nam triều dưới sự bảo hộ của thực dân Pháp. "Năm 1925, ông ta bắt đầu nhận thấy Cộng sản hoạt động trong vùng của ông ta và cho đến 1929, ông ta tìm cách chống lại ảnh hưởng của những hoạt động đó. Năm 1929, ông ta bắt những lãnh tụ Cộng sản và gửi một báo cáo lên cấp trôn người Pháp" [46,11,1254]. Theo lời ông ta kể, "công việc chính [của ông ta lúc đó] là cùng với trưởng đồn người Pháp đi thanh sát ở làng quê, hoặc khám phá và lùng bắt những tổ Cộng sản thời 1929-30" [18, 25]. Từ tháng 4- 1930 đến tháng 4-1933, lúc làm quản đạo Ninh Thuận rồi tuần vũ Bình Thuận, "ông đã giúp Pháp đè bẹp những cuộc nổi dậy đầu tiên của nông dân do Đảng [cộng sản] phát động trong những năm ấy” [28, 235].
Nhờ tích cực đàn áp phong trào yêu nước và cách mạng chống thực dân Pháp, Diệm tiến rất nhanh trên con đường làm quan. Chỉ sau 12 năm (1921-1933), ông ta được bổ làm thượng thư Bộ lại, sung Cơ mật viện đại thần khi mới 32 tuổi.
Leo tới đỉnh cao nhất trong hệ thống quan lại Nam Triều chẳng được bao lâu, trong cuộc tranh giành quyền lực với Phạm Quỳnh, ông không được Pháp ủng hộ. Bất mãn, ông từ chức. "Pháp lấy lại các tước vị và huy chương đã ban cho ông" [140, 122]. Vì vậy, theo nhà ngoại giao Mỹ ở Sài Gòn, Diệm "thù ghét Pháp một cách mù quáng" [80, 78], còn Tài liệu Lầu Năm Góc gọi Diệm là "một người ghét Pháp hạng nhất" [102, I, 210]. "Diệm quay sang Nhật Bản khi Nhật chiếm Việt Nam năm 1940" [110, 14]. Pháp thường xuyên theo dõi Diệm [140, 122]. Năm 1942, Pháp cách chức Ngô Đình Khôi (anh cả của Diệm, làm tổng đốc Quảng Nam) "về tội âm mưu câu kết với Nhật chống lại họ" [28, 229]. Tháng 7-1944, Pháp định bắt Diệm, ông ta phải nhờ Tổng hành dinh Quân đội Nhật ở Sài Gòn che chở [137, 276]. Sau đó, Nhật đưa Diệm sang lánh tại Bangkok và Singapore.
Nhật đầu hàng, Pháp trở lại tái chiếm Việt Nam, Diệm "cố thử một lần nữa với Pháp, và khi thấy điều đó tỏ ra ít hứa hẹn, ông ta quay sang Mỹ" [105, 14].
110
Tháng 8-1950, Diệm sang Mỹ. Hồng y Francis Joseph Spellman - người nổi tiếng chống Cộng, từng "công khai ủng hộ thượng nghị sĩ Joseph McCarthy" [81, 36] -nhận đỡ đầu Diệm, cho Diệm ăn ở trong các tu viện Maryknoll của dòng Tên ở Lakewood (bang New Jersey) và ở Ossining (bang New York). Một viên chức cao cấp của Cục tình báo trung ương OA, Wesley Fishel (giáo sư Khoa chính trị Trường đại học bang Michigan) ra sức đào tạo Diệm thành một con cờ trong tương lai của Mỹ và giới thiệu Diệm với nhiều nhân vật có thế lực trong chính ííiới Mỹ, của Đảng dân chủ lẫn Đảng Cộng hòa, như chánh án Tòa án tối cao William O. Douglas, các nghị sĩ Mike Mansfielđ, John F. Kennedy, Hubert H.
Humphrey, Richard M. Nixon, William F. Knowland, Walter H. Juđđ ... Nhà sử học Mỹ Stanley Karnow nhận định: "Diệm là công cụ của Mỹ ở Việt Nam, thông qua ông ta mà Mỹ tiến sâu hơn vào Đông Nam Á" [86,21].
Tháng 5-1954, khi các bên tham dự Hội nghị Genève đang thương lượng một giải pháp cho chiến tranh Việt Nam (tạm thời chia đôi lãnh thổ trong khi chờ đợi một cuộc tổng tuyển cử để tái thống nhất đất nước), Mỹ chọn Ngô Đình Diệm vì "rõ ràng Diệm rất thích hợp với mục tiêu của chính quyền [Mỹ] muốn ngăn ngừa khả năng tái thống nhất Miền Nam với Miền Bắc cộng sản" [80, 82].
Dulles bay sang Paris gặp Bảo Đại, khuyên Bảo Đại chọn Diệm làm thủ tướng chính phủ Quốc gia Việt Nam [53, 127], nhưng bị chính phủ Laniel phản đối vì họ không tin ở lòng trung thành của một người đã từng theo Nhật và nay thân Mỹ. Nhân khi chính phủ Laniel bị đổ từ 12-6, nhưng mãi đến 19-6 P.-M. France mới lập được chính phủ mới, Mỹ lợi dụng cuộc khủng hoảng nội các này, gây sức ép để Pháp và Bảo Đại cử Ngô Đinh Diệm làm thủ tướng thay hoàng thân Bửu Lộc, giao cho Diệm toàn quyền về quân sự lẫn dân sự (sắc lệnh số 38-QT ngày 16-6-1954 của Bảo Đại).
Ngày 7-7, chính phủ Ngô Đình Diệm được thành lập, chỉ gồm 9 bộ, do những phần tử chống Cộng và thân Mỹ đứng đầu, riêng Diệm cùng một lúc giữ ba chức vụ chủ chốt: thủ tướng kiêm tổng trưởng quốc phòng kiêm tổng trưởng nội vụ. Những chính khách thân Pháp đều bị loại khỏi nội các.
Tuy nhiên, nhóm tướng tá thân Pháp vẫn còn nắm quân đội (với trung tướng Nguyễn Văn Hình làm tổng tham mưu trưởng) và cảnh sát (với Lại Văn Sang làm tổng giám đốc).
Ngày 10-9, Diệm cử Nguyễn Văn Hình sang Pháp công tác trong sáu tháng. Thấy được thâm ý của Diệm muôn "điệu hổ ly sơn", Hình không chịu đi, viện cớ thủ tướng không
111
có quyền điều động tổng tham mưu trưởng. Một tháng sau, ngày 9-10, lấy cớ Hình có quốc tịch Pháp, Diệm cách chức của Hình. Hình không tuân lệnh Diệm vì cho rằng chức tổng tham mưu trưởng của Hình do quốc trưởng phong nên chỉ có Bảo Đại mới đủ thẩm quyền cách chức Hình. Hình cùng một nhóm tướng tá thân Pháp chuẩn bị lật đổ Diệm. Theo đại sứ Mỹ ở Sài Gòn Donald Heath, nhóm của Hình được Pháp - ở Sài Gòn cũng như ở Paris -
"kín đáo khuyến khích, nếu không phải là ủng hộ một cách không chính thức" [102, I, 219].
Đại tá tình báo Mỹ Edward G. Lansdale, chỉ huy Phái bộ quân sự Sài Gòn (Saigon Mllitary Mission, SMM) được cử đến gặp Hinh, nói thẳng với Hinh rằng Mỹ sẽ ngửng ủng hộ Quân đội nếu Quân đội chống lại Diệm [101, 59]. Ngày 15-10, trước Uỷ ban đối ngoại của Thượng viện Mỹ, thượng nghị sĩ Mike Mansfield đề nghị: trong trường hợp Pháp giúp Hinh lật đổ Diệm, "chính phủ Mỹ sẽ xem xét việc ngưng ngay tức khắc mọi viện trợ cho các lực lượng [vũ trang] Việt Nam và Liên hiệp Pháp ở đó" [83, 68]. Ngày 23-10, tại Paris, Dulles nói với P.-M. Prance: "Nếu Pháp không ủng hộ Diệm, Mỹ sẽ xét lại vấn đồ viện trợ cho Pháp".
Ngày 24-10, Eisenhower gửi thư cho Diệm, hứa sẽ viện trợ trực tiếp cho Diệm, không qua trung gian của Pháp nữa, nhằm xây dựng ở Miền Nam Việt Nam một chính phủ mạnh và ổn định. "Lá thư này có tầm quan trọng to lớn đối với Diệm, vì nó báo cho các đối thủ hiện nay của Diệm ở Miền Nam Việt Nam biết rằng Diệm đã được chọn làm công cụ của chính sách của Mỹ" [25, 60].
Ngày 8-11, Eisenhower cử tướng J. Lawton Collins, nguyên tham mưu trưởng Lục quân Mỹ, làm đại sứ đặc biệt của Mỹ ở Miền Nam Việt Nam, đồng thời là đại diện riêng của Eisenhower bên cạnh chính phủ Diệm. Vừa đặt chân tới Sài Gòn, Collins đã nhấn mạnh:
Mỹ sẽ cung cấp "mọi viện trợ có thể có được cho chính phủ Diệm và chỉ cho chính phủ Diệm mà thôi", rồi răn đe nhóm tướng tá thân Pháp rằng Mỹ sẽ ngưng "huấn luyện và viện trợ cho quân đội Việt Nam nếu quân đội đó không tuân lệnh thủ tướng một cách hoàn toàn và tuyệt đối" [81, 68].
Trước sức ép của Mỹ, Pháp - Bảo Đại phải nhượng bộ. Ngày 20-11, Hình bị trục xuất sang Pháp. Sau đó, một loạt sĩ quan thân Pháp cũng bị sa thải khỏi quân đội, một số bị buộc phải rời khỏi Miền Nam Việt Nam (như thiếu tướng Nguyễn Văn Vỹ, thiếu tướng Nguyễn Văn Vận, trung tá Trần Đình Lan, thiếu tá Quách Sến...).
112
Ngày 1-12, Diệm chọn thiếu tướng Lê Văn Tỵ, một sĩ quan do Phấp đào tạo nhưng đã ngã theo Mỹ, làm tổng tham mưu trưởng thay Hình.
vSau quân dội, Mỹ - Diệm cố giành quyền kiếm soát ngành cảnh sát đang còn nằm trong tay tổ chức Bình Xuyên thân Pháp.
Ngày 26-3-1955, Diệm lập sở cảnh sát đô thành Sài Gòn trực thuộc đô trưởng Sài Gòn, chứ không thuộc tổng giám đốc cảnh sát Lại Văn Sang (một nhân vật có thế lực của nhóm Bình Xuyên thân Pháp). Rạng sáng 28-3, Diệm cho một đại đội lính dù tấn công tổng hành dinh cảnh sát của Lại Văn Sang.
Quân Bình Xuyên trả đũa, nã pháo vào Dinh Độc Lập (nơi Diệm ở và làm việc), nổ súng vào trụ sở Sở cảnh sát đô thành Sài Gòn, Bộ tổng tham mưu Quân đội của Diệm. Đêm 29 rạng 30-3, quân của Diệm mở cuộc tấn công thứ hai vào quân Bình Xuyên, nhưng "các sĩ quan Pháp đã cắt nguồn tiếp tế khí đốt và vũ khí trong một lúc nhằm giữ Quân đội quốc gia ở thế phòng vệ" [102, I, 231]. "Tướng Ély phản đối một cuộc tấn công của quân đội quốc gia vào tổng hành dinh cảnh sát [của Bình Xuyên]" [102, 1, 231]. Theo lời kể của Lansdale,
"Pháp nói với Diệm rằng nếu ông ta cố chiếm tổng hành dinh Cảnh sát - lúc dó nằm trong khu vực của Pháp, lính Pháp sẽ nổ súng vào quân đội Việt Nam [của Diệm]" [102, I, 232].
Một tháng sau, ngày 25-4, Diệm tiến thêm một bước nữa, cách chức Lại Văn Sang, cử đại tá Nguyễn Ngọc Lễ làm tổng giám đốc Cảnh sát.
Ngay ngày hôm sau, tướng Lê Văn Viễn, thủ lĩnh Bình Xuyên, ra lệnh cho quân Bình Xuyên nả súng vào Dinh Độc Lập, vào trụ sở Tổng nha cảnh sát của Nguyễn Ngọc Lễ và Bộ tổng tham mưu của Lô Ván Tỵ.
"Pháp công khai ủng hộ Bình Xuyên, cung cấp tin tức cho Bình Xuyên và chặn đường quân đội của Diệm" [140, 127]. Trong khi đó, "cùng với quyền giám đốc CIA [tại Miền Nam Việt Nam], đại tá Lansdale thành lập một toán giúp tiến hành các hoạt động chống lại Binh Xuyên" [101, 20].
Được Mỹ giúp phương liên "đầy đủ, quân của Diệm đánh sang tổng hành dinh Bình Xuyên ở bên kia cầu Chữ Y. Núng thế, quân Bình Xuyên phải rút ra Rừng Sác. Từ 21-9 đến 21-10, Diệm mở Chiến dịch Hoàng Diệu tấn công vào Rừng Sác. Quân Bình Xuyên tan rã.
Lê Văn Viễn, Lại Văn Sang và Lại Hữu Tài lánh sang Pháp, bị Diệm truy tố vắng mặt trước
113
tòa án quân sự (21-5) và tuyên án tử hình, tịch thu tài sản. Một số thủ lĩnh khác của Bình Xuyên bị đày ra Côn Đảo.
Tham dự Hội nghị ngoại trưởng ba nước Mỹ-Anh-Pháp tại Paris đầu tháng 5-1955, Dulles bình luận: "Chúng tôi không xem Bình Xuyên là một giáo phái và chúng tôi tin rằng Bình Xuyên phải bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, rằng chính phủ Diệm cần phải được sự ủng hộ đầy đủ để nắm lấy quyền kiểm soát ngành cảnh sát quốc gia" [127, 183].
Ở Miền Nam Việt Nam lúc đó, ngoài Bình Xuyên, còn hai nhóm thân Pháp khác là Cao Đài Tây Ninh và Hoa Hảo.
Bản thân các nhóm này không thuần nhất (Cao Đài Tây Ninh có các nhóm Phạm Công Tắc, Nguyễn Thành Phương, Trình Minh Thế Hòa Hảo có các nhóm Trần Văn Soái, Lê Quang Vinh, Lâm Thành Nguyên, Nguyễn Giác Ngộ ...) nên Mỹ dùng đô-la và địa vị để lối kéo người cầm đầu mỗi nhóm về với Mỹ. Theo nhà sử học Bernard B.Pall, Mỹ đã chi 3,6 triệu đô-la để mua Nguyễn Thành Phương (Cao Đài) và 3 triệu đô-la để mua Trần Văn Soái (Hoa Hảo) [130, 282], cho hai nhân vật này giữ chức quốc vụ khanh kiêm ủy viên Quốc phòng trong chính phủ cải tổ ngày 24-9-1954; chi 2 triệu đô-la để mua Trình Minh Thế [63, 145], phong cho Thế hàm thiếu tướng (13-2-1955); chi hơn 12 triệu đô-la trong hai tháng 3 và 4-1955 để mua các tướng tá Cao Đài và Hòa Hảo khác [81, 70], phong hàm thiếu tướng cho Nguyễn Giác Ngộ (Hòa Hảo, 13-8-1954), Lâm Thành Nguyên (Hòa Hảo, 24-9-1954), Văn Thành Cao (Cao Đài, 13-5-1955) v.v..., cho 6 nhân vật (3 Hòa Hảo và 3 Cao Đài) giữ các chức vụ tổng trưởng, bộ trưởng, thứ trưởng trong chính phủ cải tổ ngày 24-9-1954 v.v...
Với những nhóm Bình Xuyên, Cao Đài Tây Ninh, Hòa Hảo khác không theo Mỹ, Ngô Đình Diệm tìm cách cô lập và đàn áp. Vì vậy, ngày 22-2-1955, các nhóm này tập họp lại thành Mặt trận thống nhất toàn lực quốc gia. Được Mỹ giúp đỡ, Diệm thẳng tay tiêu diệt các nhóm này. Lê Quang Vinh (Hòa Hảo) bị bắt (13-4-1956) và bị chém đầu (13-7-1956);
Nguyễn Văn Thành (Cao Đài) cũng bị bắt và bị kết án tử hình (13-8-1957) v.v... Trước đó, Phạm Công Tắc (hộ pháp Tòa thánh Cao Đài Tây Ninh) phải trốn sang Căm-pu-chia (16-2- 1956) và chết ở đó (17-5-1959).
Trước Uỷ ban đối ngoại của Thượng viện Mỹ, Dulles tổng kết việc loại bỏ các phe nhóm chính trị - quân sự thân Pháp ở Miền Nam Việt Nam: "Diệm đã làm được một chuyện kỳ diệu trong việc quét sạch quân đội các phe nhóm, lẽ dĩ nhiên là với sự giúp đỡ của chúng ta (...) Giờ đây, tất cả bọn chúng đều đã bị thanh toán, ít ra là trong chừng mực có liên quan
114
đến quân đội hay cảnh sát riêng của chúng, chỉ còn phải tiến hành những cuộc hành quân càn quét nhỏ nữa thôi (...) Bây giờ, uy quyền của Diệm trên cả khu vực đã được thừa nhận.
Như tôi đã nói, điều ấy được thực hiện với sự giúp đỡ to lớn của Mỹ trong việc huấn luyện và trang bị cho các lực lượng quốc gia" [115, 159-160].
Pháp bất bình thấy những phe nhóm thân Pháp ở Miền Nam Việt Nam bị loại dần.
Ngày 29-4-1955, thủ tướng mới của Pháp Edgar Faure lên tiếng đả kích Diệm đã "tập trung sự thù địch của mọi người vào Pháp" [102, I, 237], cho rằng Diệm "không chỉ không có năng lực mà còn điên rồ nữa" [133, 125] và kết luận: "Diệm không còn phù hợp để lãnh đạo Miền Nam Việt Nam" [25, 66]. Ngày 11-5, Faure yêu cầu Dulles rằng "việc tuyên truyền chống Pháp phải chấm dứt, Bảo Đại phải được giữ ở cương vị quốc trưởng"; những người làm mất sự hoa thuận giữa Pháp và Mỹ (như Lansdale chẳng hạn) phải đưa ra khỏi Việt Nam [102, I, 238].
Ngày 21-4, tại lâu đài Thorenc ở Cannes (miền nam nước Pháp), Bảo Đại tuyên bố ông có ý định cách chức Ngô Đình Diệm và cử Phan Huy Quát làm thủ tướng. Một tuần sau, ngày 28-4, Bảo Đại gửi về Sài Gòn hai bức điện: bức thứ nhất cử thiếu tướng Nguyễn Văn Vỹ làm tổng tham mưu trưởng Quân đội quốc gia Việt Nam và cử tướng Nguyễn Văn Hĩnh về nước điều tra tình hình; bức thứ hai triệu tập Diệm và tướng Lê Văn Tỵ sang Pháp gặp Bảo Đại.
Rõ ràng Pháp - Bảo Đại muốn thực hiện một cuộc đảo chính mà không cần nổ súng.
Đến đây, như nhận định của Tài liệu Lầu Năm Góc, "mối bất đồng giữa hai nước [Mỹ và Pháp] trở nên cơ bản hơn bất cứ lúc nào trong quá khứ" [102, I, 236], nên Mỹ thấy đã đến lúc thực hiện điều mà Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ đã quyết định từ 20-8-1954 trong bị vong lục số 5429/2: "truất phế Bảo Đại bằng con đường hợp pháp" (legaliy dethrone Bao Dai) [102, I, 204].
Tại Washington, thượng nghị sĩ Hubert H. Humphrey tuyên bố: "Thủ tướng Diệm là niềm hy vọng tốt đẹp nhất mà chúng ta có được ở Miền Nam Việt Nam. Ông ta là vị lãnh tụ của dân tộc. Ông ta xứng đáng và phải được sự ủng hộ toàn tâm toàn ý của chính phủ và chính sách đối ngoại của Mỹ. Đây không phải là lúc để có những biện pháp nửa vời hay do dự ... Trên chân trời chính trị của Việt Nam, ông ta là người duy nhất có thể tập hợp được ở một mức độ quan trọng sự ủng hộ của nhân dân ... Nếu như chúng ta có điều chỉ trích nào về sự lãnh đạo ở Việt Nam thì người bị chỉ trích chính là Bảo Đại. Đã đến lúc chúng ta cắt đứt
115
mọi quan hệ với Bảo Đại, chứ không phải với Diệm. Nếu chính phủ Miền Nam Việt Nam không đủ chỗ cho cả hai người này thì chính Bảo Đại phải ra đi" [81, 71]. Thượng nghị sĩ Mike Mansíield khẳng định: "Quốc hội [Mỹ] không sẵn lòng dành kinh phí cho một nước Việt Nam không có Diệm" [102,1, 232]. Chính phủ Mỹ cũng cảnh báo: "Diệm phải được giữ lại làm thủ tướng, nếu không Mỹ sẽ chấm dứt việc ủng hộ tài chính" [80, 82].
Tại Paris, Dulles công khai bày tỏ lập trường của chính phủ Mỹ: "Chúng tôi tin rằng Diệm tượng trưng cho niềm hy vọng tốt đẹp nhất của một sự tiến triển ôn hoa, có thể chịu được và chống Cộng sản (...) Chúng tôi tin rằng cơ may tốt nhất và có lẽ duy nhất, đó là ủng hộ Diệm một cách vô điều kiện". Đề cập đến số phận của Bảo Đại trong những ngày sắp tới, Dulles nói: "Chúng tôi tin rằng mối quan hệ giữa Bảo Đại với Việt Nam phải được giải quyết bởi chính người Việt Nam" [127, 183].
Ở Sài Gòn, nghe theo lời khuyên của cố vấn Lansdale, Diệm không thi hành những mệnh lệnh của Bảo Đại: Diệm và Ty sẽ không qua Pháp; không cho phép Hình về lại Việt Nam; không công nhận Vỹ là tổng tham mưu trưởng. Hơn thế nữa, để làm bẽ mặt Bảo Đại, ngày 21-5-1955, Diệm truy tố Vỹ ra Tòa án quân sự: Vỹ bị tuyên án tử hình, tước binh quyền và tịch thu gia sản (13-1-1956).
Để tiến hành việc "truất phế Bảo Đại một cách hợp pháp" theo chủ trương của Washington, Lansdale bày mứu tính kế với Diệm: "Cách duy nhất để ông có thể ở lại [chức vụ thủ tướng] là để cho nhân dân yêu cầu ông ở lại qua một cuộc trưng cầu ý dân" [91,71].
Dưới sự sắp đặt của Lansdale, một tổ chức mang tên Hội đồng nhân dân cách mạng được thành lập ngày 29-4 và ra tuyên bố đòi truất phế Bảo Đại trong buổi họp ngày hôm sau tại Tòa đô chính Sài Gòn. Bộ trưởng Pháp La Forest đã phản đối với Dulles (đang có mặt tại Paris trong tháng 5-1955) về hoạt động của Hội đồng này: "Có một chiến dịch dữ dội chống lại người Pháp và đạo quân viễn chinh Pháp" và cảnh báo Mỹ: "Cán bộ Việt Minh lợi dụng Hội đồng này" [102, I, 237].
Sau hơn 5 tháng chuẩn bị, ngày 6-10, Ngô Đình Diệm loan báo giao cho Bộ nội vụ tổ chức cuộc trưng cầu ý dân mà Lansdale gợi ý.
Ngày 18-10, Bảo Đại phản ứng bằng cách cách chức thủ tướng của Ngô Đình Diệm.
Nhưng đã quá muộn: nhờ Mỹ, Diệm đã nắm chắc trong tay chính phủ, quân đội và cảnh sát.
116