- Ths Nguyễn Hữu Giới Để giải quyết những khó khăn, bất cập nêu trên, theo tôi ngành thư viện
20 THÔNG TIN & THƯ VIỆN PHÍA NAM-
Theo dự đoán của các chuyên gia, hệ thống IoT sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong những thập niên tới và trở thành trái tim của rất nhiều hệ thống thông minh thế hệ mới. Sẽ có hàng nghìn tỉ thiết bị, đồ vật, đối tượng tham gia kết nối vào mạng Internet, đưa IoT thành một kiến trúc mạng khổng lồ kết nối tất cả mọi thứ trên thế giới. Đến lúc đó, khơng chỉ có kết nối giữa thiết bị và con người mà còn bao gồm cả những dạng kết nối khác như giữa con người và con người, thiết bị và thiết bị, thậm chí những kết nối này khơng chỉ đến từ các phiên bản số trên không gian ảo mà cịn có sự tương tác một cách hiệu quả giữa thế giới thực và thế giới ảo.
Trong bối cảnh công nghệ thông tin và truyền thông đang ngày càng phát triển mạnh mẽ như hiện nay, cùng với sự ra đời của các hệ thống thư viện hiện đại như: thư viện điện tử, thư viện số và đặc biệt là thư viện thông minh, đã tạo ra những nền tảng quan trọng giúp cho việc ứng dụng công nghệ IoT vào các hệ thống thư viện hiện đại được thuận lợi hơn rất nhiều. Có thể nhận thấy một số hướng ứng dụng nổi bật của công nghệ IoT trong các thư viện hiện đại như: giúp quản lý hệ thống thư viện và người dùng hiệu quả hơn, giúp cho việc tìm kiếm và định vị các tài liệu trong thư viện nhanh và chính xác hơn, giúp cho người làm công tác thông tin thư viện thực hiện tốt hơn cơng việc của mình, giúp thư viện tiết kiệm năng lượng, nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như cơng tác quản lý.
1.2. Các tính chất của cơng nghệ IoT
Hạt nhân của công nghệ IoT là khả năng kết nối chính xác, hiệu quả cao của nhiều dạng thiết bị và đối tượng khác nhau, dựa trên nền tảng trí tuệ nhân tạo và phân tích dữ liệu lớn để đưa ra những quyết định thông minh hơn. Việc xử lý một khối lượng lớn dữ liệu được thu thập và truyền tải trong hệ thống đòi hỏi hạ tầng mạng phải rất hiện đại và có khả năng xử lý hiệu quả một khối lượng lớn dữ liệu trong khoảng thời gian giới hạn.
Dữ liệu trong hệ thống thường đến từ các cảm biến theo dõi hoạt động của tất cả phiên bản số của các thực thể. Việc phát sinh và luân chuyển dữ liệu trong hệ thống được thực hiện với tốc độ rất nhanh và đạt hiệu suất cực kỳ cao, gần như ngay tức thì. Một hệ thống IoT thường sẽ có các tính chất đặc trưng sau:
a) Thơng minh
Khi nói đến IoT, khơng thể khơng nhắc đến tính thơng minh, một tính chất đặc biệt quan trọng của cơng nghệ này. Trong hệ thống IoT, các thiết bị và đối tượng được cấp phát một phương thức định danh duy nhất và tất cả đều có khả năng kết nối liên thông (interconnectivity) với nhau. Khả năng kết nối liên thông là khả năng liên lạc và hiểu được nhau của các đối tượng nằm trong hệ thống IoT. Khả năng này cho phép các thiết bị và đối tượng có thể phối hợp hoạt động nhằm thu thập và phân tích các dữ liệu về hành vi của tất cả thực thể nhằm rút ra được các tri thức mới. Trên cơ sở đó giúp cho hệ thống phát triển linh hoạt, ra các quyết định chính xác và đạt hiệu quả tương tác ngày càng cao và phù hợp hơn trên không gian số.
b) Quy mô và kích thước lớn
Hệ thống IoT thường bao gồm một số lượng rất lớn các thiết bị được kết nối và tương tác với nhau. Do vậy, dung lượng các dữ liệu được truyền tải và lưu trữ bởi thiết bị sẽ rất lớn, hầu hết sẽ là dữ liệu lớn. Một hệ thống IoT có thể chứa đến hàng trăm nghìn tỉ thiết bị và đối tượng được liên kết với nhau trong đó mỗi thiết bị, đối tượng sẽ được cấp phát một con số định danh duy nhất.
Ngoài ra, hệ thống IoT cịn có khả năng theo dõi sự thay đổi trạng thái của từng thiết bị hay đối tượng. Hệ thống sẽ ngày càng được mở rộng hơn, hoạt động hiệu quả hơn theo thời gian thực,
đáp ứng một khối lượng lớn tương tác đến từ tất cả các thiết bị và thực thể tham gia vào môi trường IoT. Điều này tất yếu dẫn đến quy mơ và kích thước của hệ thống IoT là rất lớn và ln phát triển khơng ngừng.
c) Tính phức tạp và khơng đồng nhất
Một mạng IoT bao gồm rất nhiều loại thiết bị tham gia kết nối trên các phần khác nhau của hệ thống. Do vậy, hệ thống IoT mang tính chất phức tạp vì nó bao gồm nhiều thiết bị cùng kết nối vào một chỉnh thể thống nhất.
Bản thân các thiết bị này cũng đa dạng, với cấu trúc vật lý và các cảm biến, phần mềm tương ứng khác nhau. Công nghệ mạng được sử dụng cũng gồm nhiều phương thức cấu hình phức tạp và khơng đồng nhất, có tùy chỉnh tính riêng tư, khả năng chia sẻ khác nhau nhằm đảm bảo một sự hoạt động kết hợp hiệu quả trên toàn hệ thống.
d) Kiến trúc dựa trên sự kiện
Các thiết bị trong hệ thống IoT có khả năng kết nối và phản hồi nhanh dựa trên các sự kiện đang diễn ra trong thời gian thực. Điều này dựa trên cơ sở là hệ thống IoT bao gồm mạng lưới rất nhiều cảm biến có khả năng thay đổi linh hoạt, và trạng thái của các thiết bị sẽ tự động thay đổi cho phù hợp với ngữ cảnh hoạt động của mình. Tất cả những thay đổi trong hệ thống đều sẽ được giám sát kỹ lưỡng và lưu lại phục vụ cho việc phân tích và xử lý.
e) Tính khơng gian và thời gian
Một hệ thống IoT cần thu thập rất nhiều dạng dữ liệu khác nhau, và các dữ liệu này cần được xử lý trong thời gian ngắn đủ để đáp ứng cho yêu cầu hoạt động của các đối tượng. Do vậy, yếu tố thời gian và khơng gian có ảnh hưởng quan trọng trong q trình vận hành và phát triển của một hệ thống IoT. Ngồi ra, khơng gian hệ thống IoT cũng có đủ loại, từ những văn phòng, tòa nhà thư viện thông minh cho đến các đại học thông minh, hệ thống thành phố và đô thị thông minh.