I. Quá trình hình thành, xây dựng và phát triển
5. Công tác “thanh lý” tài liệu
Hơn phân nửa số lượng tài liệu của thư viện là những sách xuất bản trước 1980, có thể đối với các thư viện khác, các sách đó được đưa vào danh sách cần thanh lý thì đối với thư viện Nhạc viện lại phải cố tìm cách bảo quản để tài liệu được trong tình trạng tốt nhất có thể bởi các bản phổ đó có khi được ghi chép đầy đủ hoặc trung thực - chính xác với nội dung âm nhạc của tác giả hơn cả các bản phổ được phát hành sau này, hoặc của các nhà xuất bản mới. Chính vì lẽ đó, diện tích kệ, tủ nói riêng và diện tích kho nói chung khơng được giảm tải mà cịn càng ngày càng thiếu khơng gian. Hơn nữa, với tình hình tài chính hiện nay của trường, việc đầu tư vào trang thiết bị chuyên dụng để bảo quản nguồn sách quý hiếm đó là điều khó thực hiện.
Trong thời đại giao lưu và hội nhập quốc tế ngày nay người dân ngày càng được nâng cao tri thức và càng có nhu cầu cao hơn về nhiều chuyên ngành, trong đó có nhu cầu hiểu biết về âm nhạc. Mặt khác, đối tượng phục vụ của thư viện Nhạc viện dần được mở rộng, không những phục vụ trong chuyên nghiệp mà cả cho khơng chun (đại chúng). Do đó, nguồn tài liệu cũng đang cần mở rộng cho bạn đọc không chuyên. Tài liệu cho hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực âm nhạc không phải là thông tin được bạn đọc khơng chun tìm kiếm, tuy nhiên do đặc thù của âm nhạc chuyên nghiệp, giảng viên có kiến thức chun mơn cao ít khi viết sách cho đọc giả là những người không chuyên trong âm nhạc. Bởi thế nguồn sách cung cấp cho bạn đọc không chuyên cũng là một trong những khó khăn của người quản lý thư viện âm nhạc.
74 THÔNG TIN & THƯ VIỆN PHÍA NAM - 2021
Tóm lại, những đặc điểm riêng do nội dung và yêu cầu đào tạo của chuyên ngành âm nhạc tác động rất lớn, tạo thành một hình thức quản lý, tổ chức cũng như điều hành hoạt động riêng cho thư viện chuyên ngành âm nhạc. Điều này khơng chỉ tác động đến mơ hình hoạt động của thư viện mà đồng thời cũng mở ra những hướng mở rộng, phát triển cho thư viện chuyên ngành âm nhạc, song, những điều này trên thực tế chỉ đạt ở mức độ tối thiểu.
Kết luận
Theo tài liệu khảo cổ học, Thư viện đã được hình thành từ giữa thiên niên kỷ thứ III trước Công nguyên ở vùng Lưỡng Hà (Pesometamin). Trải qua hàng ngàn năm, thư viện là thiết chế luôn đồng hành với các hệ thống chính quyền, của nhiều triều đại, là thành tựu vĩ đại của các nền văn minh. Cho đến ngày nay, khi khoa học kỹ thuật phát triển, công nghệ thông tin trở thành phương tiện lưu giữ, truyền bá, phổ biến thơng tin, vốn tri thức của nhân loại thì... thư viện truyền thống vẫn giữ nguyên giá trị, vẫn là nơi lưu giữ, “là bất cứ bộ sưu tập có tổ chức nào của sách, ấn phẩm định kỳ hoặc các tài liệu khác, kể cả đồ hoạ, nghe nhìn và nhân viên phục vụ có trách nhiệm tổ chức cho bạn đọc sử dụng các tài liệu đó nhằm mục đích thơng tin, nghiên cứu khoa học, giáo dục và giải trí”...
Đối với hoạt động đào tạo của trường Đại học, Thư viện cũng là nơi cung cấp kiến thức, nơi làm việc, trao đổi - học tập của người học, là nơi cung cấp tài liệu, mở rộng bài giảng của người thầy, nơi nghiên cứu của các nhà khoa học... Thư viện là “thiết chế”, là một bộ phận không thể thiếu của trường Đại học. Với sự tồn tại rất lâu đời và gắn bó với trường Đại học, cho thấy vai trị quan trọng của Thư viện trong giáo dục đại học.
Đối với các dạng thư viện chuyên ngành, như thư viện chun ngành âm nhạc là một ví dụ, có vốn tài liệu riêng biệt đối với một chuyên ngành âm nhạc, thư viện cịn phục vụ vượt ra ngồi khn khổ của trường đại học. Nó mang đến cho mọi người, cho đời sống xã hội những tri thức chuyên ngành mà ai cũng có thể có lúc cần đến. Vai trị của thư viện chuyên ngành luôn cần thiết, có giá trị trong đời sống xã hội, vượt qua ranh giới phục vụ cho riêng đối tượng trong trường đại học. Tuy vậy, thư viện Nhạc viện có những đặc thù riêng do yêu cầu đào tạo chuyên ngành, đó là tính chuẩn xác của bản phổ, sự tương thích của bản phổ và âm thanh (băng đĩa), tính chất chọn lọc đối với băng đĩa là vốn tài liệu thư viện, là cách sắp xếp - quản lý - tổ chức phục vụ và kể cả những yêu cầu thông thường của thư viện như: thanh lý, thu thập tài liệu, bổ sung vốn tài liệu... Có thể nói, chính những u cầu tổ chức hoạt động của thư viện trường đại học chuyên ngành âm nhạc đòi hỏi quản lý - tổ chức hoạt động thư viện khá phức tạp và chuyên biệt.
Thư viện đã đi vào đời sống và ln đóng một vai trị quan trọng, nhưng để cho thư viện trở thành một thiết chế văn hóa - gắn liền với đời sống và phát huy tác dụng của nó, cần có những hoạt động tích cực hơn. Cần khảo sát thực trạng hoạt động, đánh giá những yếu tố đã đạt được, tích cực của thư viện cũng như những giới hạn, chưa đạt được để từ đó có phương hướng cho tương lai./.