- Ths Nguyễn Hữu Giới Để giải quyết những khó khăn, bất cập nêu trên, theo tôi ngành thư viện
Thư viện Khoa học Tổng hợp TP Hồ Chí Minh
Tóm tắt
Cuộc Cách mạng Cơng nghiệp lần thứ tư (CMCN4.0), nhất là công nghệ số phát triển mạnh mẽ, tạo đột phá trên nhiều lĩnh vực, tạo ra cả thời cơ và thách thức đối với mọi quốc gia, dân tộc.
Sự phát triển của Khoa học và Cơng nghệ nói chung đã tác động tích cực đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đến sự phát triển đất nước. Bài viết tập trung đề cập đến các tác động của công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT) đến sự phát triển của thư viện, tác động đến kể cả nhận thức và hành vi liên quan đến đọc, viết và sử dụng thông tin của người sử dụng thư viện. Văn hóa đọc trong kỷ nguyên số có những thay đổi quan trọng là tất yếu bởi sự phát triển nhanh chóng cơng nghệ mới thuận tiện cho người sử dụng, các thư viện, các nhà xuất bản điện tử, các nhà tạo nội dung số như các công nghệ: internet, thiết bị kỹ thuật số, công nghệ mạng không dây, công nghệ web, công nghệ phần mềm, cơng nghệ lưu trữ,... Trên cơ sở đó, các thư viện thực hiện việc chuyển đổi số nhanh, mạnh và hiệu quả nhằm thực hiện thành công đề án Phát triển Văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (ban hành theo Quyết định 329/ QĐ-TTg ngày 15/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
Đặt vấn đề
Văn hóa đọc có vai trị quan trọng đối với sự phát triển của quốc gia và sự hình thành nên thế hệ cơng dân có trí tuệ, có khả năng sáng tạo, có đạo đức, lối sống lành mạnh. Chính vì điều đó, ngày 15 tháng 3 năm 2017 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển Văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (ban hành theo Quyết định 329/QĐ-TTg ngày 15/3/2017). Mục tiêu của đề án được xác định là: “Xây dựng và phát triển thói quen, nhu cầu,
kỹ năng và phong trào đọc (xuất bản phẩm in và điện tử) trong mọi tầng lớp nhân dân, nhất là trong thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên và chú trọng tới người dân ở vùng nơng thơn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; cải thiện mơi trường đọc; góp phần nâng cao dân trí, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn, tăng cường ý thức chấp hành pháp luật, hình thành lối sống lành mạnh trong con người, xã hội Việt Nam, đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập.”