- Ứng dụng cơng nghệ nghe nhìn, mạng xã hội, các hoạt động Liên hoan phim khoa học quốc tế
Thư viện KHTH TP Hồ Chí Minh
Sự kỳ diệu của Kamishibai bắt nguồn từ niềm vui của việc chia sẻ cảm xúc, được người biểu diễn và khán giả trải nghiệm khi họ khám phá thế giới của một câu chuyện.
Kamishibai còn được biết đến với tên gọi “kịch giấy”, là loại hình nghệ thuật văn hóa dân gian nổi tiếng của Nhật Bản. Kami trong tiếng Nhật có nghĩa là “giấy”, cịn Shibai là “diễn kịch hoặc kể chuyện”. Người nghệ sĩ đặt từng bức tranh ở phía sau một khung hình trống và thay đổi chúng dựa theo diễn biến của câu chuyện mà mình đang kể.
Kamishibai ra đời tại Nhật Bản từ rất lâu đời, nhiều tài liệu lý giải Kamishibai có nguồn gốc từ tranh cuốn thời Heian, chính thức ra đời vào cuối thời đại Edo và tồn tại cho đến hết thời Minh Trị, với hình thức tranh chiếu và tranh ống nhòm. Sau này, Tranh chiếu đã phát triển thành thể loại
Tranh đứng, tiền thân trực tiếp của Kamishibai ngày nay. Trải qua hơn 100 năm, Kamishibai đã
phát triển như một hình thức xuất bản cho trẻ em, trở thành một phần của văn hóa trẻ em Nhật Bản và bắt đầu lan rộng khắp thế giới. Tại Việt Nam, Kamishibai được chính thức biết đến từ năm 1991. Theo lời họa sĩ Bùi Đức Liễn, (cựu họa sĩ NXB Kim Đồng) vào tháng 9 năm 1991, Hiệp hội Văn hóa Kamishibai Nhật Bản qua Việt Nam mở lớp dạy diễn và vẽ kịch giấy đầu tiên. Họa sĩ Bùi Đức Liễn là người được tham gia lớp học, sau đó một số tác phẩm do họa sĩ Việt Nam phác họa như Thằng Bờm, Đám Cưới Chuột, Chiếc Lược Ngà, Chú mèo đi câu... được chọn để xuất bản thành các tập truyện để diễn kịch. Điều thú vị là đến nay một số tác phẩm này vẫn được biểu diễn