Nhìn nhận về việc đầu tư công nghệ thông tin tại các thư viện Quận huyện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Tuyển tập thông tin và thư viện phía nam 2021 (Trang 68 - 69)

- Ứng dụng cơng nghệ nghe nhìn, mạng xã hội, các hoạt động Liên hoan phim khoa học quốc tế

2. Nhìn nhận về việc đầu tư công nghệ thông tin tại các thư viện Quận huyện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

đến năm 2025”.

Thứ ba, ứng dụng CNTT vào cơng tác nghiệp vụ thư viện sẽ góp phần nâng cao được chất lượng và số lượng các dịch vụ thông tin; tăng cường khả năng chia sẻ thông tin giữa hệ thống TVCC, bởi nhu cầu chia sẻ thông tin, tài liệu là việc làm rất hữu ích cũng như tăng cường việc trao đổi thơng tin góp phần thúc đẩy hợp tác với các thư viện khác trong nước và quốc tế. Hệ thống thơng tin đã góp phần rất lớn trong nâng cao hiệu suất cơng tác thư viện, nhờ tự động hố một phần công tác nghiệp vụ. Đồng thời, nâng cao kỹ năng và nghiệp vụ cho cán bộ thư viện trong việc sử dụng và khai thác thông tin hiệu quả qua nguồn lực được quản lý tập trung trong hệ thống TVCC tại Quận huyện trên địa bàn TP.HCM. Mặt khác, còn cải thiện đáng kể chất lượng dịch vụ cung cấp cho độc giả và có thể truy cập từ xa rất thuận lợi.

Ngồi ra, việc ứng dụng CNTT sẽ giúp bạn đọc có thể tra tìm thơng tin thuận tiện vốn tài liệu tồn bộ của hệ thống TVCC, thơng qua mục lục liên hợp bằng cách tiếp cận với nhiều nguồn thông tin đa dạng nội dung, phong phú hình thức tuyên truyền, quảng bá trên các trang điện tử của TVCC; Tạo ra môi trường nghiên cứu, học tập tốt cho mọi đối tượng trong cộng đồng. Ngoài phục vụ cho các em học sinh, sinh viên... thì giới trí thức, các nhà nghiên cứu sẽ thuận tiện trong việc sử dụng tài liệu được chia sẻ qua hệ thống, phục vụ cho các nghiên cứu của mình một cách có định hướng, chọn lọc kỹ lưỡng nhờ hệ thống CNTT.

2. Nhìn nhận về việc đầu tư cơng nghệ thơng tin tại các thư viện Quận huyện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh

Mặc dù, trong những năm gần đây hệ thống TVCC tại các Quận huyện trên địa bàn TP.HCM nói riêng và trên phạm vi cả nước nói chung, ln được sự quan tâm của các cấp từ Trung ương đến địa phương. Nhất là lãnh đạo Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM, luôn quan tâm, kịp thời đưa ra nhiều hướng tiếp cận và từng bước ứng dụng CNTT vào hệ thống mạng lưới TVCC trên địa bàn TP.HCM. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu xã hội, cũng như đòi hỏi phải tương xứng với sự phát triển của CNTT hiện nay, thì trên địa bàn TP.HCM chỉ có Thư viện Khoa học Tổng hợp là đáp ứng hầu như đầy đủ các dịch vụ của một thư viện hiện đại. Còn đối với hệ thống TVCC tại các Quận huyện vẫn chưa đáp ứng một cách toàn diện để thỏa mãn nhu cầu tin của xã hội ngày nay.

64 THƠNG TIN & THƯ VIỆN PHÍA NAM - 2021

Đây chính là thực trạng chung của hệ thống TVCC tại các quận huyện trên địa bàn TP.HCM, cũng như vấn đề mà bản thân trăn trở bấy lâu nay.

Tại sao? Ngày nay với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, cùng với “Cuộc cách mạng cơng nghệ 4.0 đã phủ sóng trên khắp các lĩnh vực trong đời sống hiện đại của chúng ta”. Nhưng với các hoạt động trong hệ thống TVCC tại các quận huyện trên địa bàn TP.HCM vẫn “cầm chừng” về đầu tư CNTT đến thế?

Thiết nghĩ, nếu các cấp lãnh đạo, nhất là lãnh đạo địa phương quan tâm lĩnh vực văn hóa, giáo dục thế hệ tương lai chính là hướng đến các thư viện để đầu tư như lĩnh vực kinh tế... thì quá tốt. Như đã trình bày ở trên, những năm gần đây hệ thống TVCC trên phạm vị cả nước được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước với nhiều chính sách, đề án, văn bản, luật... được ban hành thực thi. Các hoạt động thúc đẩy phát triển “Văn hóa đọc” có đi vào chiều sâu, đã lan tỏa ra cộng đồng với những hiệu ứng tích cực... nhưng vẫn chỉ dừng lại ở số ít địa phương trên cả nước, điển hình có TP.HCM.

Việc quan tâm đầu tư CNTT vào hệ thống TVCC như đã đề cập ở trên, hệ thống TVCC tại các quận huyện ở TP.HCM đã và đang từng bước ứng dụng, nhưng để lãnh đạo từng địa phương quan tâm thực sự thì mới chỉ dừng lại ở một số ít Thư viện tiêu biểu (như: Thư viện quận Tân Bình được lãnh đạo quan tâm cho xây dựng Đề án “Thư viện thơng minh tích hợp trong trường học” (2020-2025); Thư viện quận Quận 10, Quận 6, Thành phố Thủ Đức được lãnh đạo quan tâm đầu tư về trang thiết bị máy tính, đầu tư phần mềm CNTT...).

Bên cạnh, nguồn kinh phí cấp hàng năm cịn hạn chế đối với các đơn vị thư viện quận huyện, thì sự chỉ đạo lãnh đạo quan tâm trực tiếp dành cho hoạt động thư viện còn bỏ ngỏ nhiều vấn đề, ít được quan tâm cả về cơ sở vật chất đến chế độ đãi ngộ đối với người làm cơng tác thư viện.

Nhìn chung, cơng tác quản lý của các cấp lãnh đạo tại các quận huyện vẫn mang tính chung chung, cào bằng cịn nặng về hình thức hơn là nội dung. Đặc biệt, chưa thực sự cọ xát với hoạt động thực tế của thư viện, thậm chí có một số nơi lãnh đạo đánh đồng phó mặc về chỉ tiêu của thư viện “Có cũng được khơng có cũng khơng sao”. Đây là một trong những lý do làm cho một số cán bộ thư viện mất ý chí phấn đấu, thụ động hơn với nghề... Cho nên việc quan tâm đầu tư CNTT ở các thư viện quận huyện trên địa bàn TP.HCM chỉ dừng lại ở mức “vừa phải” chưa đáp ứng hay tương xứng với vị thế của một Thành phố đô thị thơng minh theo tiêu chí Đề án đưa ra đến tầm nhìn năm 2025.

Một phần của tài liệu Tuyển tập thông tin và thư viện phía nam 2021 (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)