THư Viện nHạc Viện tHànH PHố Hồ cHí minH

Một phần của tài liệu Tuyển tập thông tin và thư viện phía nam 2021 (Trang 72 - 74)

I. Quá trình hình thành, xây dựng và phát triển

tHư Viện nHạc Viện tHànH PHố Hồ cHí minH

I. Quá trình hình thành, xây dựng và phát triển

“Thư viện, Âm-thanh-viện” - tiền thân của Trung tâm thông tin - Thư viện Nhạc viện TP.HCM ngày nay, được thành lập từ 1956 thuộc trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn. Đây là nơi lưu trữ các tài liệu, sách, tạp chí, bản phổ, băng - đĩa âm nhạc... và phục vụ cho giảng dạy, nghiên cứu, biểu diễn, sáng tác âm nhạc của nhà trường. Năm 1976, kế thừa từ cơ sở vật chất của “Thư viện, Âm - thanh - viện”, Phòng “Tư liệu và Thư viện” ra đời với nhiều chức năng: lưu giữ các tư liệu truyền thống, băng đĩa âm nhạc cùng những hình ảnh ghi lại các hoạt động nổi bật của nhà trường (có nhiệm vụ thu thập, lưu trữ tư liệu về các hoạt động của Nhạc viện); lưu giữ sách báo, tạp chí chuyên ngành âm nhạc, và đặc biệt là có nhiệm vụ phụ trách - điều chỉnh âm thanh trong hoạt động biểu diễn, hội họp... Như vậy, thư viện âm nhạc của Nhạc viện (lúc đó là trường Quốc gia Âm nhạc TP.HCM - đến năm 1977 đổi tên là Nhạc viện TP.HCM như ngày nay) chỉ là một bộ phận của Phòng “Tư liệu và Thư viện”.

Năm 1999, lãnh đạo Nhạc viện mở rộng chức năng quản lý của phòng “Tư liệu và Thư viện”, đổi tên thành Phòng Quản lý khoa học. Phòng được giao nhiệm vụ quản lý và tổ chức thực hiện nhiều mảng công tác khác nhau, bao gồm các bộ phận: thư viện, tư liệu, quản lý tài liệu nghe nhìn, quản lý công tác đào tạo Sau Đại học (Cao học), quản lý các hoạt động khoa học và phục vụ công tác nghiên cứu khoa học trong nhà trường... Ngồi ra, Phịng cịn tổ chức nghiệm thu các cơng trình khoa học, các tác phẩm âm nhạc, các chương trình, giáo trình và quản lý các tài liệu đang được giảng dạy tại Nhạc viện (sách, bản phổ, Chương trình đào tạo, đề cương mơn học, giáo trình...). Điều này cho thấy, quy mô hoạt động của nhà trường đã phát triển - có đào tạo Sau đại học (từ 1992), và thư viện cũng chỉ là một bộ phận trực thuộc sự quản lý của Phòng Quản lý Khoa học.

Năm 2004, Phòng được đổi tên là Phòng Quản lý Khoa học - Thơng tin Thư viện, trong đó, Thư viện cũng vẫn chỉ là một bộ phận của Phòng. Năm 2008, phòng được đổi tên là Phòng Quản lý Khoa học và Sau Đại học, có nhiều bộ phận: Sau đại học, Thư viện, tư liệu, phịng máy tính, Quản lý khoa học v.v... Phịng được lãnh đạo nhà trường giao cho chức năng, nhiệm vụ mới, tựu trung, gồm 5 mảng công tác: quản lý đào tạo Sau Đại học, quản lý công tác tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học, Thư viện, phịng máy tính và Tư liệu. Ngồi cơng tác quản lý đào tạo Sau đại học với nội dung cơng việc như một phịng đào tạo (cho trình độ Sau đại học), hoạt động của phòng còn kiêm nhiệm rất nhiều chức năng: quản lý và tổ chức phục vụ thông tin (website, cập nhật phát

68 THƠNG TIN & THƯ VIỆN PHÍA NAM - 2021

hành - phổ biến tin tức về hoạt động của Nhạc viện...); xây dựng phương hướng, kế hoạch nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực âm nhạc; quản lý và tổ chức nghiệm thu các cơng trình khoa học, các chương trình, giáo trình; quản lý, tổ chức thu thập, lưu trữ tư liệu; phục vụ cho nghiên cứu khoa học, sáng tác, giảng dạy ở các hình thức nghe - nhìn - đọc (thư viện, phịng máy...).

Phịng cũng từng bước hiện đại hóa cơng tác quản lý tư liệu, thư viện, phòng máy... nhằm phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học tốt hơn như: mua và đưa vào sử dụng 15 máy tính, 15 tai nghe cùng hệ thống máy chủ với cấu hình mạnh tương thích với phần mềm hỗ trợ nghe - nhìn bản phổ và âm thanh cùng lúc. Xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử (kho lưu trữ âm thanh và sách điện tử có nội dung là các tác phẩm nổi tiếng của các GV, GS đang giảng dạy tại Nhạc viện... Đây là cơng trình được nhà nước đầu tư và do các chuyên gia âm thanh tại Mỹ và chuyên viên thư viện xây dựng - thực hiện). Cơng trình bước đầu cập nhật phương pháp xây dựng hệ thống thư viện theo chuẩn quốc tế - Multibibliothèque, Thư viện đa phương tiện1. Tuy nhiên chỉ ở mức độ kết hợp giữa nghe và nhìn bản phổ - chưa có thể kết hợp với nhìn ảnh động biểu diễn trực tiếp - tức là nghe - nhìn biểu diễn và đối chiếu với xem bản nhạc được ghi chép trên bản phổ. Tuy nhiên, cơng trình này chỉ thực hiện đối với một số tác phẩm âm nhạc kinh viện nhưng khá phổ biến, tác phẩm mang tính học thuật trong nhà trường.

Đến năm 2014 Trung tâm Thông tin - Thư viện được thành lập từ việc chia tách khỏi Phòng Quản lý Khoa học & Sau Đại học và chính thức đi vào hoạt động độc lập. Trung tâm Thông tin - Thư viện hiện là nơi lưu trữ lớn tài liệu chuyên ngành âm nhạc của miền Nam; là nơi tra cứu, học tập, làm việc của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên học sinh... các chuyên ngành âm nhạc, văn hóa âm nhạc, giáo dục âm nhạc...; phân phối và phát hành sách, giáo trình, tài liệu tham khảo... chuyên ngành âm nhạc của Nhạc viện TP.HCM. Trung tâm Thông tin - Thư viện bao gồm các bộ phận: thư viện sách, thư viện âm thanh và thư viện hình ảnh, phịng máy và bộ phận quản lý website. Bộ phận thư viện sách với hơn 7.225 đầu sách, bản phổ âm nhạc, tự điển, tạp chí, tài liệu khoa học chuyên ngành âm nhạc trong và ngoài nước, các cơng trình nghiên cứu của giảng viên, học viên Sau Đại học (Thạc sĩ và Nghiên cứu sinh)...

Bộ phận thư viện âm thanh tư liệu, hình ảnh hiện có hơn 1.540 hộp băng CD âm nhạc, đồng thời lưu giữ hơn 150 băng video nhạc cổ điển và nhạc kịch. Ngồi ra, trung tâm cịn lưu trữ một số băng, CD, VCD, DVD với hơn 40 đĩa nhạc thuộc thể loại âm nhạc dân gian. Hệ thống tư liệu trên được bảo quản và đưa vào sử dụng thường xuyên bởi hệ thống phòng đọc, mượn (gồm kho sách mở và kho sách tư liệu q), phịng nghe nhìn (lưu trữ và thu sang băng đĩa) và phòng máy (phục vụ giảng dạy ngoại ngữ và vi tính chuyên ngành âm nhạc).

Bộ phận phụ trách trang thông tin điện tử (website) của Nhạc viện TP.HCM cập nhật, viết bài thông tin liên tục về các chương trình diễn, chương trình tuyển sinh, đào tạo, thông tin về kết quả học tập của HS-SV và cơng bố các cơng trình nghiên cứu, hội thảo khoa học... diễn ra tại Nhạc viện TP.HCM.

Trung tâm hiện có một số các dịch vụ (miễn phí và có thu phí) phục vụ bạn đọc như sau: nghe và xem tại chỗ, đọc tại chỗ, mượn - trả tài liệu, giới thiệu - trưng bày tài liệu, hỏi - đáp, dịch tài liệu, chép nhạc, sao chép tài liệu, phát hành sách, giáo trình, cung cấp thông tin theo yêu cầu (các thể

1. Dạng thư viện đa phương tiện Médiathèque (Bibliothèque – Phonothèque – Vidéothèque) mà chúng tôi sẽ giới thiệu tiếp ở mục 1.3.2 “Đặc thù của thư viện chuyên ngành âm nhạc”

loại sách, ghi đĩa, nối file, chuyển file...), quay phim, chụp ảnh các chương trình tốt nghiệp, biểu diễn âm nhạc...

60 năm qua, Phòng Thư viện - Âm thanh viện ngày trước và Trung tâm Thông tin-Thư viện ngày nay đã tích cực hoạt động, phối hợp với các bộ phận trong Nhạc viện hoàn thành nhiệm vụ được giao và nhận được nhiều Bằng khen của Bộ, Giấy khen của Nhạc viện, được công nhận là “Tổ lao động xã hội chủ nghĩa” và liên tục nhiều năm liền là “Tập thể lao động xuất sắc”.

II. Hoạt động Thư viện Nhạc viện TP.HCM

Thư viện chuyên ngành âm nhạc nói chung và thư viện chuyên ngành âm nhạc tại TP.HCM nói riêng, có hoạt động chủ yếu là thu thập, lưu trữ tất cả các tài liệu chuyên ngành âm nhạc: sách, bản phổ, luận văn, luận án, đề tài nghiên cứu, tạp chí chun ngành âm nhạc và các thơng tin bằng âm thanh - hình ảnh v.v... Tuy nhiên, đối với công việc phục vụ chuyên ngành âm nhạc, thư viện chuyên ngành này có một số đặc điểm riêng (đặc thù chuyên ngành sâu - liên quan đến đặc thù của các loại hình âm nhạc) sẽ có nhiều tác động đối với cơng việc quản lý, hình thức tổ chức, hoạt động phục vụ cũng như những nội dung, cách thức thu thập - lưu trữ của thư viện. Mặt khác, đối với chuyên ngành âm nhạc, thư viện trong một nhà trường đào tạo âm nhạc cần hướng đến việc xây dựng “thư viện đa phương tiện” (Médiathèque - Bibliothèque - Phonothèque - Vidéothèque). Đây là loại hình thư viện đã được tổ chức hoạt động ở rất nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, dưới đây là những đặc điểm “riêng” tạo nên đặc thù của thư viện chuyên ngành âm nhạc tại Nhạc viện TP.HCM. Đây cũng là những yêu cầu mang tính chuyên ngành đối với thư viện mà qua thực tế tổ chức, quản lý hoạt động, điều hành và nghiên cứu, chúng tơi có thể nêu cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu Tuyển tập thông tin và thư viện phía nam 2021 (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)