I. Quá trình hình thành, xây dựng và phát triển
1. Lịch sử Bộ SearsList
Bà Minnie Earl Sears soạn ấn bản đầu tiên của tài liệu này nhằm đáp ứng yêu cầu về danh mục tiêu đề chủ đề, phù hợp tốt hơn cho nhu cầu của các thư viện nhỏ. Được xuất bản năm 1923, cuốn
List of Subject Headings for Small Libraries dựa trên các tiêu đề được sử dụng ở 9 thư viện nhỏ. Bà
Minnie Sears chỉ dùng các mục từ tham khảo “See” và “Refer from” trong ấn bản đầu tiên. Trong ấn bản thứ hai (1926), bà thêm “See also” theo yêu cầu của các giáo viên biên mục. Nhằm làm cho danh mục này hữu dụng hơn, bà đã viết chương “Practical Suggestions for the Beginner in Subject Heading Work” trong ấn thứ ba (1933).
Isabel Stevenson Monro biên soạn ấn bản lần thứ tư (1939) và thứ năm (1944). Nét đặc biệt của ấn bản lần thứ tư là bao gồm số phân loại Thập phân Dewey, áp dụng trong cuốn Standard Catalog
for Public Libraries. Các chủ đề mới được thêm vào trong danh mục dựa trên nội dung sử dụng trong
cuốn Standard Catalog Series và trên thẻ biên mục do cơng ty H.W. Wilson phát hành. Do đó, phụ đề gốc “Compiled from Lists used in Nine Representative Small Libraries” được lược bỏ.
Bertha M. Frick biên soạn ấn bản 6 (1950), 7 (1954), 8 (1959). Để cơng nhận đóng góp tiên phong và căn bản của bà Minnie Sears, nhan đề này thay đổi thành Sears List of Subject Headings cho ấn bản 6. Từ khi bộ List được thư viện quy mô nhỏ và vừa sử dụng, cụm từ “for Small Libraries” được xóa khỏi nhan đề. Biểu tượng x và xx được thay thế cho cụm từ “Refer from (see ref.)” và Refer
from (see also ref.) để phù hợp với định dạng được áp dụng trong Thư viện Quốc hội.
Ấn bản 9 (1965), ấn bản đầu tiên trong số 4 ấn bản do bà Barbara M. Westby biên soạn, tiếp tục qui tắc của các trước đó. Với ấn bản 11, cuốn “Practical Suggestions for the Beginner in Subject Heading Work” thay đổi thành “Principles of The Sears List of Subject Headings” để nhấn mạnh chữ “principles” và bổ sung một phần xử lý với những tài liệu không phải sách.
Ấn bản 13 (1986), bà Carmen Rovira và Caroline Reyes biên soạn lần đầu tiên sử dụng khả năng máy tính. Nó cũng đáp ứng thay đổi lý thuyết phân tích chủ đề bằng sự phát triển truy cập mục lục công cộng trực tuyến. Nỗ lực này được tiếp tục trong ấn bản 14 (1991) dưới quyền biên tập của Martha T. Mooney, bà rút gọn bớt số lượng các thuật ngữ ghép, đơn giản hóa nhiều đề mục phụ và phát triển cơng trình các tiêu đề khơng đảo ngược và đảo ngược.
Phù hợp với đề xuất của Ủy ban Biên mục tài liệu Thiếu nhi của Hiệp hội Thư viện Hoa Kỳ, nhiều tiêu đề trong bộ Subject Headings for Children’s Literature (Thư viện Quốc hội) đã được kết