các hệ thống tài nguyên số giữa các đơn vị và bạn đọc thư viện.
Ngoài việc tự tạo các bộ sưu tập số, xây dựng các bộ sưu tập số nội sinh của các thư viện đại học và thư viện công cộng, các thư viện cũng đã chú trọng việc phát triển thêm các nguồn tài nguyên điện tử từ nhiều nguồn/phương pháp khác nhau - nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng thư viện. Một số hình thức được các thư viện đại học và TVCC triển khai:
- Bổ sung sách điện tử từ nhà xuất bản sách điện tử trong nước như: nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM, nhà xuất bản Trẻ, nhà xuất bản Xây dựng...
- Bổ sung các CSDL từ các nhà xuất bản nước ngoài: ProQuest, SAGE, IG Publishing, Science- Direct,...
- Đặc biệt, các thư viện cũng đã thực hiện liên kết sử dụng chung nguồn lực thông tin số thơng qua chương trình Consortium – phối hợp bổ sung nguồn tài liệu điện tử (do Cục Thông tin và Khoa học Cơng nghệ Quốc gia chủ trì), chương trình có các ưu điểm như sau: tăng cường thêm các CSDL, tài liệu nghiên cứu cho bạn đọc giúp họ có khả năng vươn tới nhiều nguồn tin phong phú, đa dạng; tiết kiệm nhất các chi phí bổ sung tài liệu điện tử (Loan, 2010). Năm 2020, tình hình khai thác CSDL dùng chung của Liên hợp tăng mạnh, với tổng số 385.137 bài trong 8 tháng đầu năm, trung bình mỗi tháng tải về 48 ngàn bài, cao hơn trung bình một tháng năm 2017 (khoảng 47 ngàn bài/tháng) và năm 2018 (trung bình khoảng 37,6 ngàn bài/tháng). Nhờ khai thác hiệu quả nên giá thành trung bình mỗi bài tải về của Liên hợp giảm qua các năm, hiện chỉ còn 0,2 USD/bài. Các đơn vị sử dụng hiệu quả nhất là Cục Thông tin KH&CN Quốc gia, Trung tâm thơng tin KH&CN TP. Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Thư viện tỉnh Bình Định, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Lâm nghiệp, Đại học Trà Vinh, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, Đại học Nguyễn Tất Thành, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội (Cục Thông tin và KHCN Quốc gia, 2020),...
- Các thư viện đại học và TVCC khai thác các nguồn tài nguyên số miễn phí hữu ích, các nguồn tài liệu giáo dục mở (VOER: Việt Nam Open Educational Resources).
- Hợp tác phát triển các cổng liên kết tài nguyên số tập trung:
+ Thư viện KHTH TP.HCM và nhiều thư viện Đại học phía Nam đã tham gia Mạng STINET (Mạng thông tin khoa học và công nghệ TP.HCM, http://stinet.gov.vn/): Mạng liên kết nguồn lực thông tin khoa học và cơng nghệ Thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức thực hiện theo Quyết định số 6770/QĐ-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2016 do Ủy ban Nhân dân Thành phố phê duyệt. Hiện nay, hệ thống có 39 đơn vị thành viên tham gia, hệ thống được tạo lập do sự liên kết giữa các thành viên trên tinh thần hợp tác, tự nguyện bao gồm thông tin về kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN, sách, giáo trình nội bộ, luận văn, luận án, tạp chí chuyên ngành KH&CN, tài liệu hội thảo,... Hệ thống cho phép tra cứu, truy cập đến các tài liệu toàn văn được chia sẻ tại các đơn vị thành viên theo cơ chế mở và khơng thu phí.
+ Dự án VietBiblio (http://vietbiblio.nlv.vn/), do Thư viện Bình Định triển khai sử dụng phần mềm mã nguồn mở Open Biblio - là một hệ thống quản trị thư viện dùng chung dành cho các thư viện có quy mơ nhỏ như thư viện cấp huyện-xã và thư viện trường học. Với mơ hình triển khai do VietBiblio cung cấp, các thư viện dễ dàng và nhanh chóng thực hiện tự động hóa hoạt động chuyên mơn của mình trong điều kiện cịn khó khăn kinh phí và nguồn nhân lực, số lượng thư viện tham gia: 327 (thư viện công cộng: 195; thư viện trường học: 128; thư viện khác: 4).
- Đề án Hệ Tri thức Việt số hóa (https://itrithuc.vn/): được phê duyệt theo Quyết định số 677/ QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ. Mục tiêu của Đề án là nhằm xây dựng nền tảng hạ tầng dữ liệu và tri thức trong các lĩnh vực, đặc biệt là những lĩnh vực liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân như giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe, nơng nghiệp, văn hóa… nhằm tạo điều kiện cho học tập, làm chủ tri thức, nghiên cứu và phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin trên nền tảng AI và BigData phục vụ cho cộng đồng và xã hội.
- CNTT&TT giúp cho chúng ta có các tài nguyên chia sẻ, hợp tác cùng xây dựng và phục vụ, giao lưu văn hóa thế giới, khuyến khích phát triển văn hóa đọc cho mỗi quốc gia. Một dự án tiêu biểu về việc kết nối, chia sẻ tạo nguồn tài nguyên số hữu ích phục vụ việc phát triển văn hóa đọc các quốc gia, trong đó có Việt Nam - StoryWeaver khởi đầu từ một tổ chức phi chính phủ có tên Pratham Books có trụ sở tại Ấn Độ, với mục tiêu đem đến khả năng đọc - viết - dịch miễn phí câu truyện cho bất kỳ ai tham gia.
StoryWeaver là nền tảng trực tuyến mở, kết nối người đọc, tác giả, các nhà thiết kế đồ họa và người chuyển ngữ để tạo ra những câu chuyện miễn phí cho trẻ em trên tồn thế giới. Các câu chuyện trên StoryWeaver đều thuộc dạng bản quyền mở, giúp mọi người có thể tự do chuyển ngữ, kết hợp hay tạo ra các phiên bản mới. https://storyweaver.org.in/