Công tác thu thậ p quản lý tài liệu âm thanh hình ảnh về âm nhạc của thư viện

Một phần của tài liệu Tuyển tập thông tin và thư viện phía nam 2021 (Trang 77 - 78)

I. Quá trình hình thành, xây dựng và phát triển

2. Công tác thu thậ p quản lý tài liệu âm thanh hình ảnh về âm nhạc của thư viện

Dễ dàng nhận thấy đặc điểm của thư viện chuyên ngành âm nhạc là phải có thu thập tài liệu âm thanh. Mỗi tác phẩm âm nhạc kinh viện phương Tây hầu như đều được thu âm bởi những nghệ sĩ nổi tiếng trên thế giới biểu diễn. Tuy nhiên, mỗi nghệ sĩ sẽ có cách thể hiện khác nhau. Từ đó, người thầy có thể giới thiệu, phân tích để người học hiểu hơn tác phẩm âm nhạc (nhất là do các tác phẩm được sáng tác ở những thời kỳ khác nhau, hoặc phong cách khác nhau...) và người học có thể lựa chọn cho mình cách thể hiện hoặc có những sáng tạo mới mẻ. Tuy nhiên, những phần thu âm - băng đĩa này phải được chọn lọc để thu thập, tránh trường hợp trùng lắp, phải được chọn lọc với các tiêu chí khác nhau: bản thu của nghệ sĩ nào, nhà xuất bản nào, đàn với bản in của nhà xuất bản nào... Chưa kể, bản thu âm phải có bản ký âm (bản phổ) tương ứng và cần phải hoàn toàn song hành. Điều này thật vơ cùng khó với cả những người chuyên “sưu tầm”, “chơi sách”, am hiểu vì... những bản ghi âm trên thế giới rất đắt giá và được xuất bản hạn chế, hầu như bán hết ngay sau khi xuất bản khơng lâu. Để tìm một bản ký âm tương ứng với một bản ghi âm phù hợp hầu như rất khó khăn...

Đó cũng là điều bất cập của thư viện nhạc viện hiện nay, song, trong chừng mực nào đó, với điều kiện Việt Nam, việc tìm được những bản thu âm của một nhà xuất bản đáng tin cậy (không phải đĩa in lậu, đĩa in chất lượng kém nên cần tìm nhà xuất bản tốt), do nghệ sĩ nổi tiếng thế giới diễn tấu... đã là điều tốt nhất có thể để phục vụ người truy cập thơng tin, việc có bản thu âm tương ứng với bản phổ như nêu trên ở thư viện Nhạc viện hiện nay hầu như chỉ đạt 10%.

Một phần của tài liệu Tuyển tập thông tin và thư viện phía nam 2021 (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)