Với việc ứng dụng phần mềm quản trị thư viện tích hợp cho thư viện và thiết lập được website, các thư viện triển khai các dich vụ trực tuyến phục vụ bạn đọc. Tổng kết 10 năm ứng dụng CNTT vào hoạt động thư viện 2006-2016, cho thấy đã có 88% thư viện cấp tỉnh có website và triển khai các dịch vụ quan trọng, tra cứu trực tuyến (OPAC) (79%), đọc toàn văn trực tuyến (52%).
Dịch vụ trực tuyến ngày càng được cập nhật cải tiến theo hướng dịch vụ cơng cấp độ 3, 4 đối với nhóm chức năng đăng ký dịch vụ/sự kiện, làm thẻ, thanh toán và gia hạn thẻ, gia hạn sách mượn trực tuyến.
Bạn đọc sử dụng các dịch vụ trực tuyến của thư viện tỉnh, thư viện trường đại học, thư viện bộ ngành chủ yếu tập trung vào CSDL, sách, tạp chí điện tử (thư viện tỉnh 23%, thư viện trường đại học, viện nghiên cứu 39%) và website của thư viện (thư viện tỉnh 25%, thư viện trường đại học,
46 THƠNG TIN & THƯ VIỆN PHÍA NAM - 2021
viện nghiên cứu 40%). Song tỷ lệ bạn đọc không sử dụng các dịch vụ trên của thư viện cũng chiếm tỷ lệ cao 22% đối với cả thư viện cấp tỉnh, thư viện đa ngành, chuyên ngành. (Vụ Thư viện, 2018), (Hình 4 a, b)
Cùng với đó, kết quả dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập internet công cộng tại Việt Nam: do quỹ Bill&Melida Gates tài trợ tác động đến hoạt động hệ thống TVCC ở Việt Nam. Sau 05 năm chính thức triển khai trên toàn quốc (2011 - 2016), dự án đã đạt được các kết quả và thành tựu to lớn, đạt được mục tiêu đề ra của dự án. Các dữ liệu thống kê đến cuối năm 2016 cho thấy tổng số giờ sử dụng máy tính tại 1.900 điểm trên tồn quốc là 20.792.312 giờ; số giờ sử dụng Internet đạt 15.140.538 giờ; hơn 8.720.336 lượt người đến sử dụng các dịch vụ của các điểm dự án; 16,5% người mới lần đầu sử dụng máy tính và Internet tại TVCC & BĐVHX; 14.718 lượt cán bộ, bao gồm 450 lượt cán bộ quản lý cấp trung ương và địa phương cùng với 14.268 lượt cán bộ chuyên môn tại các điểm đã được đào tạo (Trúc, 2017). Với các hợp phần của dự án đã góp phần thúc đẩy hệ thống TVCC từ cấp xã, huyện tỉnh của 40 tỉnh ứng dụng CNTT hiệu quả và đúng cách. Việc đọc, khai thác thông tin của người dân qua internet sẽ hiệu quả hơn nhờ vào các nhân viên thư viện và bưu điện (đã được đào tạo) đào tạo lại các kiến thức, kỹ năng về CNTT - góp phần nâng cao phát triển văn hóa đọc và học tập suốt đời của người dân vùng sâu vùng xa.